Công nghệ xử lý nước thải nuôi tôm

Xử lý nước thải nuôi tôm

CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI NUÔI TÔM TỐI ƯU NHẤT

Tôm là một trong những loại hải sản được sử dụng nhiều và ưa chuộng nhất. Không chỉ bởi chế biến được nhiều món ăn ngon miệng, phong phú mà giá trị dinh dưỡng của tôm mang lại vô cùng to lớn

Tuy nhiên, phần lớn là hình thức nuôi tôm nhỏ lẻ theo hộ gia đình, không có hệ thống xử lý nước thải, gây ra các hệ lụy về ô nhiễm nguồn nước, dịch bệnh tràn lan khó có thể kiểm soát được. Với các phương pháp xử lý nước thải nuôi tôm công nghiệp sẽ giúp người nuôi giải quyết được những vấn đề này.

Công ty TNHH Công nghệ Môi trường Hòa Bình Xanh đã và đang liên tục đầu tư công nghệ hiện đại nhằm đáp ứng yêu cầu xử lý cũng như các điều kiện về mặt bằng, công suất, giá thành và mỹ quan công trình.

Hãy gọi ngay qua hotline 0943.466.579 để nhận được sự hỗ trợ nhanh nhất và tận tình nhất.

I.Tổng quan về nghề nuôi tôm

Trong những năm gần đây, nuôi tôm ở Việt Nam đã phát triển mạnh và trở thành ngành kinh tế quan trọng, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho hàng triệu người dân ven biển và tạo nguồn thu ngoại tệ đáng kể cho đất nước thông qua xuất khẩu. Diện tích nuôi tôm đã tăng từ 250.000 ha năm 2000 lên đến 478.000 ha năm 2001 và 540.000 ha năm 2003. Năm 2002, giá trị xuất khẩu thuỷ sản đạt hơn 2 tỷ USD, trong đó xuất khẩu tôm đông lạnh chiếm 47%, đứng thứ 2 sau xuất khẩu dầu khí.

Năm 2004, xuất khẩu thuỷ sản đạt giá trị 2,4 tỷ USD, chiếm 8,9% tổng giá trị xuất khẩu cả nước trong đó tôm đông lạnh chiếm 53% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản. Tuy vậy, nghề nuôi tôm ở Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức, ảnh hưởng đến tính bền vững của ngành.

Vấn đề giá cả, thị trường đầu ra và yêu cầu chất lượng nghiêm ngặt của thị trường xuất khẩu đã khiến cho ngành nuôi tôm điêu đứng.

Nghề nuôi tôm đã xuất hiện từ rất lâu trên thế giới, nhưng từ 1930 nuôi tôm hiện đại mới phát triển từ khi Nhật Bản lai tạo được giống tôm he Nhật Bản. Đông Nam Á cũng là một trong những khu vực nuôi tôm nhiều nhất trên thế giới.

Tổng quan về nghề nuôi tôm - Xử lý nước thải nuôi tôm
Tổng quan về nghề nuôi tôm – Xử lý nước thải nuôi tôm

Mặt khác, việc phát triển nuôi tôm ồ ạt ở Việt Nam gây ô nhiễm môi trường nước nhanh chóng. Cụ thể các hộ nuôi tôm ven biển thường không có hệ thống xử lý nước thải nuôi tôm mà dẫn nước xả thẳng ra vùng biển gần bờ, lượng chất ô nhiễm vượt quá khả năng tự làm sạch của môi trường nước, làm cho nước biển bị ô nhiễm.

Hơn thế, người nuôi lại lấy chính nguồn nước biển đó để bơm vào nuôi tôm dẫn đến tôm dễ bị bệnh dịch gây tốn kém, thua lỗ cho người nuôi.

Bản chất nước thải từ hoạt động nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh chủ yếu chứa hàm lượng rất cao chất dinh dưỡng ở dạng hòa tan (chủ yếu là nitơ và photpho), chất hữu cơ lơ lửng và có thể tồn dư kháng sinh, hóa chất diệt khuẩn hoặc các loại vi khuẩn gây bệnh nên hầu hết các phương pháp xử lý nước thải trong nuôi tôm dựa trên nguyên lý loại bỏ các chất dinh dưỡng và chất rắn lơ lửng và khử trùng để giảm tác động của chúng đến môi trường.

>>>> Xem thêm Công nghệ xử lý nước thải chế biến thủy hải sản

II. Các nguồn gây ô nhiễm từ việc nuôi tôm sản xuất

Thức ăn thừa, phân tôm và quá trình chuyển hoá dinh dưỡng là nguồn gốc chủ yếu của các chất gây ô nhiễm ở các trại nuôi tôm quản lý kém. Có tới 15% tổng lượng thức ăn hao hụt do không ăn hết và thất thoát. 

Ô nhiễm nitơ chiếm tỷ lệ lớn (30 – 40%) từ thức ăn thừa. Người ta ước lượng rằng, có khoảng 63 – 78% nitơ và 76 – 80% phospho cho tôm ăn bị thất thoát vào môi trường. Nitơ dưới dạng protein được tôm hấp thu và bài tiết dưới dạng ammoniac.

Tổng khối lượng nitơ và phospho sản sinh trên 1 ha trại nuôi tôm bán thâm canh có sản lượng 2 tấn, tương ứng khoảng 113 kg và 43 kg. Ðương nhiên, trong hệ thống nuôi thâm canh thì khối lượng này tăng gấp từ 7 – 31 lần.

Sự có mặt của các chất dinh dưỡng làm môi trường nước trở nên siêu dinh dưỡng và là môi trường cho vi khuẩn phát triển. Sự có mặt của các hợp chất carbonic và chất hữu cơ sẽ làm giảm ôxy hoà tan và tăng BOD, COD, sulfit hydrrogen, ammoniac vàhàm lượng methan trong vực nước tự nhiên.

Nước lấy vào hồ nuôi tôm có chứa các mảnh vụn thực vật, tảo sợi và các chất hữu cơ lắng đọng… Cộng với thức ăn thừa của tôm, phân tôm… sẽ lắng động dưới đáy hồ , lớp bùn đáy ao này rất độc, thiếu ôxy và chứa nhiều chất gây hại như ammonia, nitrite,hydrogen sulfide. Nước thải nuôi tôm có chứa dư lượng kháng sinh, thuốc điều trị, kích thích tố.

Sự rò rỉ nước thải nuôi tôm cũng như nước ao nuôi làm mặn hoá đất nông nghiệp quanh vùng và nước ngầm (sinh hoạt, ăn uống).

>>>> Xem thêm Công nghệ xử lý nước thải thủy sản

III.Công nghệ xử lý nước thải nuôi tôm mới nhất – xử lý nước thải Hòa Bình Xanh

Quy trình công nghệ xử lý nước thải nuôi tôm
Quy trình công nghệ xử lý nước thải nuôi tôm

Nước thay và nước xi phông từ hồ nuôi tôm được đưa đến trạm xử lý tập trung. Nước thải nuôi tôm được dẫn vào hố thu có song chắn rác để loại bỏ các cặn thô (lá cây, bao bì…).

Sau đó nước được dẫn qua bể điều hòa nhằm điều chỉnh lưu lượng và nồng độ nước thải. Tiếp đó nước thải nuôi tôm được dẫn qua cụm bể  (UASB- Anoxic-Oxic).Sau khi qua cụm bể trên, nước thải được cho qua bể keo tụ tạo bông có châm hóa chất nhằm tạo kết tủa và liên kết các bông cặn nhỏ lại với nhau.

Nước sau bể keo tụ tạo bông được dẫn qua bể lắng để nhờ trọng lực giữ các cặn lại và lắng xuống đáy bể. Bùn ở bể lắng một phần sẽ được đưa tuần hoàn về bể Oxic, một phần được đưa qua bể chứa bùn chờ xử lý định kỳ.

Nước sau khi xử lý qua bể lắng sẽ chảy tràn sang bể khử trùng. Tại đây, Chlorine được châm vào với liều lượng và thời gian thích hợp nhằm loại bỏ các vi khuẩn trong nước thải. Nước đầu ra đạt QCVN 08-MT:2015/BTNMT.

  • Công nghệ xử lý nước thải AAO

AAO là viết tắt của Anaerobic (kỵ khí) – Anoxic (yếm khí) – Oxic (hiếu khí). AAO là quá trình xử lý sinh học liên tục sử dụng các hệ vi sinh vật kị khí, yếm khí và hiếu khí để phân hủy các chất ô nhiễm trong nước thải. Dưới tác dụng phân giải các chất ô nhiễm của hệ vi sinh vật mà chất ô nhiễm được xử lý nước thải khu dân cư trước khi thải ra môi trường.

Nước thải được xử lý qua các giai đoạn:

  • Xử lý kị khí (bể Anaerobic) : Xử lý các chất hữu cơ, kim loại nặng, Các chất clo hoạt động
  • Xử lý thiếu khí (bể Anoxic) : Giai đoạn chủ yếu xử lý Nitơ, photpho, và  COD, BOD
  • Xử lý hiếu khí (bể Aerotank) : Khử COD, BOD về ngưỡng giá trị cho phép.
    Công nghệ AAO - xử lý nước thải nuôi tôm
    Công nghệ AAO – xử lý nước thải nuôi tôm

Ưu điểm công nghệ AAO – Xử lý nước thải 

  • Với xử lý thiếu khí anoxic nên có khả năng xử lý Ni tơ và phốt pho rất hiệu quả, phù hợp với nước thải có độ ô nhiễm cao;
  • Công nghệ AAO có khả năng chịu được tải tại chất hữu cơ cao;
  • Xử lý triệt để các chất ô nhiễm có trong nước thải như: COD, BOD, Ni tơ, Phốt pho..
  • Công nghệ AAO giúp giảm các chất hữu cơ cũng như các chất dinh dưỡng dư thừa.
  • Sử dụng công nghệ kị khí ở giai đoạn đầu sẽ giúp tiết kiệm năng lượng cho toàn bộ hệ thống cũng như có khả năng sử lý được COD cao.
  • Chi phí đầu tư xây dựng hệ thống AAO tương đối thấp.
  • Lượng bùn thải phát sinh ít hơn so với sử dụng phương pháp kị khí;
  • Chất lượng nước có thể đạt chuẩn A theo thiết kế;
  • Tiêu thụ ít năng lượng

IV. DỊCH VỤ XỬ LÝ NƯỚC THẢI TẠI MỚI NHẤT – CÔNG TY HÒA BÌNH XANH

Bạn đang muốn xây dựng hệ thống xử lý nước thải nuôi tôm? Bạn đang muốn tìm kiếm một nhà thầu chuyên nghiệp và uy tín ?

Đừng lo ngại, Hòa Bình Xanh sẽ giúp bạn tận tình với những dịch vụ chuyên nghiệp nhất.

Công ty TNHH Công nghệ Môi trường Hòa Bình Xanh chuyên cung cấp những dịch vụ về nước thải như sau

  • Tư vấn thiết kế thi công xây dựng hệ thống xử lý nước thải trên toàn quốc
  • Cung cấp các vật tư, thiết bị, hóa chất xử lý nước thải, nước cấp
  • Doanh nghiệp đã có hệ thống xử lý nước thải, nhưng nước thải sau xử lý chưa đạt quy chuẩn hoặc thay đổi lưu lượng nước thải=> Công ty chúng tôi chuyên tư vấn, cung cấp các giải pháp cải tạo nâng cấp công suất của hệ thống xử lý nước thải.
  • Doanh nghiệp có hệ thống xử lý nước thải nhưng ít vận hành hoặc không có người đúng chuyên môn vận hành, dẫn đến thiết bị máy móc bị hư hỏng, vi sinh nuôi cấy trong bể sinh học bị sự cố cần tư vấn sửa chữa, nuôi cấy vi sinh, vận hành hệ thống xử lý nước thải hay liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh nhất đảm bảo hệ thống xử lý đạt yêu cầu khi có cơ quan kiểm tra.
Liên hệ công ty Hòa Bình Xanh
Liên hệ công ty Hòa Bình Xanh

Nhận xét bài viết!