Top 5 vật liệu chế tạo hệ thống xử lý khí thải phổ biến nhất

Top 5 vật liệu chế tạo hệ thống xử lý khí thải phổ biến nhất

I. Giới thiệu về tầm quan trọng xác định đúng vật liệu

Nhiều chuyên gia trong lĩnh vực VLXD đề khẳng định tầm quan trọng của VLXD trong một công trình, với tỉ trong chiếm từ 60-80% trong bất kỳ một công trình xây dựng nào, các nội dung liên quan đến VLXD xứng đáng được dành một chương trong Luật Xây Dựng.

Xác định vai trò, tầm quan trọng của vật liệu xây dựng (VLXD) đối với công trình xây dựng (chiếm tỷ lệ chi phí lớn trong tổng giá trị công trình, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công trình); tại Luật Xây dựng năm 2014 và các Nghị định liên quan (Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2015 về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 07 năm 2015; Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 06 năm 2015 về quản lý dự án đầu tư xây dựng có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05 tháng 08 năm 2015) đã điều chỉnh, bổ sung nhiều nội dung quy định cụ thể về VLXD.

Luật Xây dựng và các văn bản dưới Luật quy định về sản xuất VLXD phải đảm bảo sức khỏe cộng đồng, bảo vệ môi trường, việc sử dụng VLXD ngoài việc phải đảm bảo chất lượng còn yêu cầu phải tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy định của pháp luật về sử dụng VLXD trong hoạt động đầu tư xây dựng (từ khâu thẩm định dự án đầu tư xây dựng, thiết kế xây dựng, thi công xây dựng, giám sát thi công đến nghiệm thu công trình). Việc kiểm soát chất lượng VLXD sử dụng trong công trình xây dựng được quy định cụ thể về trách nhiệm của chủ đầu tư và các nhà thầy có liên quan như quản lý dự án, thiết kế giám sát, thi công, đặc biệt là trách nhiệm của nhà thầy thiết kế chế tạo, sản xuất, cung cấp VLXD phải thực hiện công bố tiêu chuẩn áp dụng và công bố hợp quy của sản phẩm, hàng hóa VLXD theo quy định và cung cấp các tài liệu chất lượng cho người mua. Ngoài ra, quy định mới chú trọng việc khuyến khích và tạo điều kiện cho các tổ chức , cá nhân nghiên cứu áp dụng khoa học và công nghệ xây dựng tiên tiến, sử dụng VLXD mới, tiết kiệm năng lượng, tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu, mở rộng hợp tác quốc tế trong hoạt động đầu tư xây dựng, thực hiện chuyển giao công nghệ, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý và sử dụng vật liệu mới

Vật liệu xây dựng có vai trò rất quan trọng và cần thiết trong các công trình xây dựng, nó quyết định chất lượng, tuổi thọ, mỹ thuật và giá thành của công trình. Chất lượng của vật liệu ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công trình, nên ngành vật liệu xây dựng luôn được đầu tư và chú trọng phát triển. Nhờ vậy, cho đến nay nhiều thiết bị sản xuất vật liệu xây dựng được cải tiến và thay đổi, công nghệ mới được đưa vào hoạt động tạo ra nhiều sản phẩm mới làm thay đổi sau sắc bộ mặt của ngành vật liệu xây dựng.

Về chi phí vật liệu xây dựng trong công trình chiếm một tỷ lệ tương đối lớn trong tổng giá thành xây dựng. Cụ thể, đối với các công trình dân dụng và công nghiệp chi phí có thể chiếm đến 80%, đối với các công trình giao thông đến 75%.

II. Các vật liệu phổ biến được áp dụng làm vật liệu

1. Vật liệu Inox

1.1 Inox là gì?

Vật liệu inox là gì?
Vật liệu inox là gì?

Inox là một trong các vật liệu chế tạo hệ thống xử lý khí thải phố biến nhất hiện nay. Inox là một trong các vật liệu Inox (hay còn gọi là thép không gỉ, thép trắng) là một dạng hợp kim của sắt với độ bền vượt trội, ít bị ăn mòn, ít bị biến màu hơn so với các loại thép bởi trong thành phần hóa học Crom chứa ít nhất 10,5%, Khi hàm lượng CR này càng tăng thì khả năng chống ăn mòn, chống lại sự tấn công rỗ trong dung dịch Clorua càng cao. Ngoài ra sự kết hợp các thành phần như Crom (Cr), Niken (Ni), Nito (N) đã tạo nên những tính chất cơ lý khác nhau của Inox. Chính vì thế mà Inox ngày càng được nhiều nhà sản xuất chế tạo ra nhiều vật dụng cần thiết cho cuộc sống chúng ta.

1.2 Thành phần inox

Là một hợp kim của Sắt nên có chứa nhiều loại nguyên tố hóa học khác nhau. Trong đó mỗi loại nguyên tố này sẽ đảm nhận một vai trò cũng như chức năng để cấu tạo nên những đặc tính sản phẩm. Dưới đây, Hòa Bình Xanh sẽ liệt kê một vài nguyên tố chính tham gia vào thành phần cấu tạo của Inox như sau:

Sắt – Fe

Sắt là nguyên tố đầu tiên cấu tạo nên inox. Bản chất inox là một dạng hợp kim của sắt với đặc tính tốt về độ chịu lực, độ dẻo, độ cứng mà rất ít kim loại nào có thể thay thế được.

Carbon – C

Carbon là thành phần quan trọng của inox với tác dụng chính là chống sự ăn mòn. Nó có mặt ở nhiều nhóm, nhiều loại Inox thép không gỉ khác nhau và hàm lượng C trong inox thường ở mức thấp.

Crom – Cr

Như đã nói ở trên thì Cr là thành phần không thể thiếu của bất kỳ loại Inox nào vì CR là nguyên tố phản ứng cao, chúng tạo nên sự “trơ” cho hợp kim này. Crom chứa tối thiểu 10,5% ngăn chặn sự ăn mòn vì gỉ sét thường xảy ra đối với các loại thép Carbon không có tấm bảo vệ bên ngoài.

Niken – Ni

Thành phần cấu tạo nên Inox tiếp theo là Niken – hợp kim chính của nhóm théo không gỉ Austenitic (Nhóm 3XX). Niken mang lại sự dẻo dai cao, độ bền tốt cho Inox ngay cả ở nhiệt độ hỗn hợp làm nguội. Niken còn là chất không có từ tính nên góp phần lớn vào tính chất của thép không là tác dụng từ rất kém

Mangan – Mn

Mangan thuộc nhóm 2XX là nguyên tố thay thế cho Niken ở các mác thép 2XX. Tác dụng chính của Mangan là giúp thép không gỉ khử oxy hóa và làm ổn định mác théo Austenitic.

Molypden – Mo

Thành phần Molypden là chất phụ gia được thêm vào các nhóm Inox có chứa các nguyên tố Cr – Fe – Ni để chống ăn mòn cục bộ và chống kẽ nứt, ăn mòn kẽ nứt. Molypden còn chống nhiệt Clorua nên ở tấm inox 316 được cho là tốt hơn các loại tấm Inox 304 khác khi sử dụng ở môi trường vùng biển (có chứa 2% Molypden). Lượng Molypden càng cao thì sức chống chịu clorua càng cao

1.3 Ống inox màu có 2 loại chính

  • Ống inox màu trơn: có đường kính, độ dày và chiều dài thông dụng như ống inox trắng. Có nhiều màu như vàng, màu đồng, đen, vàng hồng.
  • Ống inox hoa văn: làm từ ống trơn có đường kính, độ dày và chiều dài như ống trơn, chỉ khác ở hoa văn chạy theo chiều dài của ống sau đó mới mạ màu. Ống inox hoa văn có hoa văn thông dụng như: ống inox hoa văn nguyên bản và ống inox hoa văn hình chữ nhật. Có nhiều màu như vàng, màu đồng, đen, vàng đồng. Ngoài ra có thêm ống tạo hình có hoa văn 2 mặt như tay vịn cầu thang, ống hình tam giác làm nẹp, chỉ…

1.4 Inox được chia làm 3 loại chính

Inox 430

– Là loại có giá thành rẻ hơn loại 304, tuy nhiên thì loại này có inox như dễ bị gỉ sét nên được ứng dụng vào những nơi ít tiếp xúc nước. Nó thường được sử dụng để làm nồi, chảo nấu ăn, hoặc được dùng để làm lớp phủ ngoài cùng đáy nồi

  • Thành phần: Có chứa 18% Crom, Sắt và các hợp chất khác. Không chứa Niken.
  • Ưu điểm: Có vẻ ngoài sáng bóng, trọng lượng nhẹ nên rất dễ di chuyển, giá thành rẻ.
  • Nhược điểm: Dễ xỉn màu sau một thời gian sử dụng. Dễ bị hoen rỉ nếu tiếp xúc thường xuyên với nước. Độ bền thấp.
  • Ứng dụng: Được sử dụng để làm các vật dụng ít phải tiếp xúc với nước.
  • Cách nhận biết: Dùng nam châm. Vì có từ tính mạnh nên inox 430 dễ bị hút bởi nam châm.

Inox 304

– Là loại khả năng chống gỉ và chống ăn mòn cực tốt lại dễ gia công, tạo hình SUS 304 là một vật liệu được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Là vật liệu được nhiều nhà sản xuất lựa chọn để có thể làm các vật dụng hằng ngày. Và nó còn thuận tiện cho việc lau bàn ghế được chế tạo bằng inox.

– Ngoài ra, nó còn được ứng dụng nhiều trong các ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, sản xuất thiết bị y tế, đồ dùng trang trí… mà khả năng chống được sự ăn mòn, chống gỉ.

  • Thành phần: Inox 304 có chứa 18% Crom, 10% Niken, Sắt và các thành phần khác.
  • Ưu điểm: Có độ sáng bóng, không bị hoen rỉ và rất bền.
  • Nhược điểm: Khối lượng riêng tương đối nặng và giá thành cao.
  • Ứng dụng: Inox 304 thường được dùng để làm muỗng, nĩa, bếp, nồi
  • Cách nhận biết: Inox 304 không hút nam châm hoặc lực hút rất nhẹ. Dùng axit để thử, inox 304 sẽ biến thành màu xám.

Inox 201

– Loại này có khả năng chống gỉ tốt nhưng nó vẫn kém hơn so với SUS 304, nên giá thành của nó cũng thấp hơn. Nó thường được ứng dụng phong phú như sản xuất cả thiết bị gia dụng như: bồn rửa, cửa cổng… hoặc là những đồ trang trí để ô tô, kẹp…

  • Thành phần: Inox 201 có chứa 18% Crom, 3% Niken, 7% Mangan và Sắt cùng các thành phần khác.
  • Ưu điểm: Có vẻ ngoài thương đối sáng, khối lượng riêng nhẹ, giá thành tương đối rẻ.
  • Nhược điểm: Dễ bị ăn mòn và rỗ bề mặt.
  • Ứng dụng: Inox 201 thường được sử dụng để làm nồi, chảo và các đồ dùng trang trí ngoại thất.
  • Cách nhận biết: Rất khó phân biệt inox 201 và inox 304 vì chúng đều không hút nam châm hoặc hút rất nhẹ. Tuy nhiên, bạn có thể thử bằng axit. Inox 201 sẽ đổi thành màu đỏ gạch khi tiếp xúc với axit.

Inox 310S

– Là loại có khả năng chịu nhiệt vô cùng tốt và khả năng kháng lại Nito trong những không khí. Loại này thì thường được sử dụng rộng rãi trong những lĩnh vực: chế biến thực phẩm, lọc dầu, nhà máy sản xuất xi măng…

Inox 316

– Nó thuộc dòng Austenitic, là loại được sử dụng phổ biến thứ hai. Vì nó có khả năng chịu ăn mòn tốt SUS 304, được sử dụng nhiều trong việc xây dựng công nghiệp, dân dụng và quốc phòng, các đường ống cho tàu chở hóa chất..

1.5 Ứng dụng của inox

Trong đời sống hiện nay thì inox được ứng dụng rất nhiều và đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Và tính ứng dụng của nó như sau:

  • Trong ngành xây dựng: Khi sử dụng trong ngành này thì nó có thể chống được ăn mòn cao, có độ bền và dễ uốn nắn tạo hình. Tạo hình theo nhu cầu của người dùng để phục vụ cho những công trình xây dựng, làm tường, làm mái…và có độ bền rất tốt trong quá trình sử dụng.
  • Trong ngành chế biến và bảo quản thực phẩm: Trong ngành này thì nó đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Vì nó là loại không bị hoen gỉ, chống được sự xâm hại của các vi khuẩn khi bảo quản thực phẩm. Ngoài ra, nó còn giúp giữ được màu thực phẩm tốt và làm sạch vi khuẩn, khử trùng cao.
  • Đối với ngành công nghiệp: Thì chất liệu này dùng để chế tạo tàu cao tốc. Khi sử dụng chất liệu này thì nó khả năng kết cấu cao và khẳ năng chống va chạm tốt. Vì vậy, chất liệu này đóng một vai trò quan trọng trong các ngành công nghiệp hóa dầu và những ngành công nghiệp chế tạo máy.
  • Trong ngành y tế: Nó dùng để chế tạo các thiết bị, dụng cụ như: giường tủ, dao, kéo…để có thể đảm bảo được độ bề và an toàn cao, thuận tiện cho việc khử trùng vệ sinh dụng cụ dễ dàng.
  • Trong đời sống hằng ngày: Được chế tạo để làm các vật liệu như: đồ dùng nấu ăn, các loại máy móc gia dụng trong gia đình…
  • Trong chế tạo hệ thống xử lý khí thải: Được lựa chọn để thiết các hệ thống xử lý khí thải có tính ăn mòn, trong khí thải có thành phần hơi – hóa chất ăn mòn, nồng độ thấp…

1.6 Cách nhận biết Inox giả và thật

Hiện nay thì có nhiều cơ sở chế tạo inox nhưng kém chất lượng. Vì vậy để có thể mua được những sản phẩm được chế tạo từ inox thật thì ta cần dựa vào những đặc điểm sau:

  • Màu sắc của inox: Nếu inox thật thì bóng sáng, hơi đục, nhẵn mịn. Còn inox giả thì bề mặt sáng của nó mờ, ít nhẵn hơn.
  • Tính từ: Với inox tốt thì nó sẽ không có tính từ hoặc là sẽ ít. Vì vậy, khi đưa nam châm gần nó sẽ không hút hoặc hút rất nhẹ. Còn đối với inox giả thì nó sẽ dễ hút nam châm hơn thì thường được pha từ nhiều tạp chất.
  • Bề mặt inox: Mặt inox thật ít khi bị đen. Hoặc có thể dùng axit nóng 70 độ để thử, inox thật thì sẽ không xảy ra hiện tượng gì, màu sắc của nó vẫn được giữ nguyên. Còn ngược lại, với inox giả thì bề mặt của nó sẽ nhanh chóng bị gỉ đen đi.

2. Vật liệu thép

2.1 Thép là gì?

Vật liệu thép - vật liệu chế tạo hệ thống xử lý khí thải
Vật liệu thép – vật liệu chế tạo hệ thống xử lý khí thải

Thép là hợp kim có thành phần chính là sắt (Fe), cùng với Cacbon (C) có hàm lượng từ 0,02% đến 2,14% theo trọng lượng, và hàm lượng nhỏ một số các nguyên tố khác như Si, Mn, P, S, Cr, Ni, Mo, Mg, Cu… để tăng độ cứng, hạn chế sự di chuyển của nguyên tử sắt trong cấu trúc tinh thể dưới tác động của các nguyên nhân khác nhau.

Số lượng khác nhau của các nguyên tố và tỷ lệ của chúng trong thép nhằm kiểm soát các mục tiêu chất lượng như độ cứng, độ đàn hồi, tính dễ uốn và sức bền kéo đứt. Những tính chất quan trong nhất của thép là khả năng biến dạng và độ cao, độ bền kéo tốt và dẫn nhiệt tốt. Đặc tính quan trọng nhất của thép không gỉ (inox) là khả năng chống ăn mòn của nó.

2.2 Phân loại thép dùng trong cơ khí?

Dựa theo thành phần hóa học của các nguyên tố trong thép thì chia thành hai nhóm là thép carbonthép hợp kim.

Thép carbon

Thành phần hóa học trong thép cacbon ngoài sắt và cacbon thì còn một số nguyên tố khác gọi là các tạp chất trong thành phần của thép như Mn, Si, P, S… Tùy theo phần trăm cacbon trong thép mà thép cacbon được chia thành 4 nhóm:

  • Thép cacbon thấp (hàm lượng C không quá 0,25%): thép có độ dẻo, dai nhất định nhưng độ bền và độ cứng thấp.
  • Thép cacbon trung bình (hàm lượng C từ 0,3% đến 0,5%): thép có thể chịu tải trọng tĩnh và chịu sức va đập cao.
  • Thép cacbon tương đối (hàm lượng C từ 0,55% đến 0,65%): thép có tính đàn hồi cao, độ bền lớn.
  • Thép cacbon cao (hàm lượng C>0,7%): thép có độ cứng, độ bền cao.

Thép hợp kim

Đối với loại thép này thì ngoài sắt và cacbon và các tạp chất như trên thì người ta còn đưa thêm vào các nguyên tố đặc biệt (như Cr, Ni, Mn, W, V, Mo, Ti, Cu, Ta, B, N…) với một hàm lượng nhất định để làm thay đổi tính chất của thép phù hợp với yêu sử dụng.

Dựa vào thành phần các nguyên tố hợp kim trong thép thì thép hợp kim được chia thành 3 loại:

  • Thép hợp kim thấp: Nguyên tố hợp kim ≤ 2,5%
  • Thép hợp kim trung bình: Nguyên tố hợp kim chiếm 2,510%
  • Thép hợp kim cao: Nguyên tố hợp kim ≥ 10%

Phân loại theo các nguyên tố hợp kim chúng ta có các loại thép có chứa hàm lượng silic gọi là thép silic, thép có hàm lượng phốt pho gọi là thép phốt pho, thép có hàm lượng crom gọi là thép crom..

Phân loại thép hợp kim theo công dụng thì ta có:

  • Thép hợp kim kết cấu: là loại thép có chứa khoảng 0,1 – 0,85% cacbon và hàm lượng nguyên tố hợp kim thấp. Thép có độ cứng cao, khả năng chống mài mòn tốt và khả năng chịu tải trọng lớn. Một số mác thép C20, C45, C65…
  • Thép hợp kim dụng cụ: có độ chống mài mòn, độ cứng cao sau khi được nhiệt luyện. Hàm lượng cacbon trong thép hợp kim dụng cụ khoảng 0,71,4%, hàm lượng tạp chất lưu huỳnh và phốt pho không đáng kể (<0,025%). Một số mac thép CD70, CD80, CD100
  • Thép gió: loại thép này có các thành phần nguyên tố sắt, cacbon, vonfram, coban… có độ cứng, độ bền cao, chống chịu mài mòn tốt và chịu nhiệt lên đến 650oC. Thép gió được ứng dụng nhiều để làm các dụng cụ cắt gọt hay các chi tiết máy phức tạp. Một số mác théo 90W9V2, 75W18V, 140W9V5, 90W18V2.
  • Thép không gỉ: hay còn gọi là inox, có khả năng chống ăn mòn cực tốt với hàm lượng crom khá cao (>12%), thép không gỉ được chia thành 4 loại chính gồm austenit, ferit, austenit-ferit, mactenxit. Một số mác thép 304, 304H, 304L, 316, 201…

2.3 Các loại kết câu thép hay gặp?

Kết cấu thép là kết cấu để chịu lực của thép. Mỗi lại kết cấu có công năng và ứng dụng khác nhau. Vì vậy cần biết rõ để lựa chọn loại thép phù hợp và kết cấu thép cho phù hợp.

  • Thép lá
  • Thép hình H, I, U
  • Thép hộp
  • Thép tròn rỗng (thép ống)
  • Thép tấm (thép cuộn)
  • Thép xây dựng (théo tròn đặc)
  • Thép thanh tròn trơn
  • Théo thanh tròn có vân
  • Thép thanh cuộn

2.4 Ứng dụng của thép

ứng dụng của thép trong xây dựng
Ứng dụng của thép trong xây dựng

 

Với kết cấu chắc chắn, độ bền cao, thép hiện nay được ứng dụng rộng rãi trong công nghiệp.

Ngành xây dựng

  • Thép là loại vật liệu không thể thiếu trong môi công trình xây dựng nhằm gia tăng tính kiên cố, bền bỉ cho công trình. Ứng dụng quan trọng của thép trong xây dựng chính là sử dụng để làm bê tông cốt thép, làm móng nhà, mang đến sự vững chắc cho mỗi công trình. Bên cạnh đó thép còn được xây dựng hạ tầng cơ sở, đường xá, công trình công cộng, giao thông phụ vụ nhu cầu sử dụng của cộng đồng.

Ngành công nghiệp đóng tàu

  • Chúng ta đều biết tàu thuyền là loại phương tiện mang những tính chất và yêu cầu đặc thù. Do thường xuyên hoạt động dưới nước nên tàu cần độ bền cao, chống ăn mòn, bền bỉ ngay cả khi đối diện với những trận bão lớn. Bởi vậy, thép trở thành một vật liệu không thể thiếu trong công nghệ đóng tàu, thép không gỉ có khả năng chịu nhiệt, chống ăn mòn tốt vừa dễ dát mỏng nên được ứng dụng nhiều để làm phần vỏ tàu, gia tăng tuổi thọ của tàu thuyền. 

Sản xuất thép ống, thép hộp

  • Thép ống và ống hộp mạ kẽm đều có thành phần chính là thép mạ kẽm có độ bền bỉ, tuổi thọ cao và ứng dụng thiết thực vào các công trình xây dựng. Hiện nay, cả théo ống và théo hộp đều được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất ống cấp thoát nước, ống khí gas, ống dẫn dầu, phụ tùng xe ô tô. Trong đó, có thể kể đến loại thép ống tròn Vitek được ưa chuộng hơn cả do khả năng chống ăn mòn, chống gỉ sét và độ kiên cố vượt trội.

Sản xuất sản phẩm dân dụng

  • Bên cạnh những ứng dụng phổ biến trong xây dựng, théo còn được dùng để làm một số vật dụng trong cuộc sống như thùng phi, hòm sắt, xô nước…Những vật dụng này được làm từ thép mạ kẽm nhằm tăng độ bền, chống ăn mòn, oxy hóa, giữ được độ mới cao cho sản phẩm.

Sản xuất ống thông gió

  • Thép ống mạ kẽm là vật liệu được sử dụng chính trong chế tạo ống thông gió. Lớp mạ kẽm chắc chắn được phủ ở bên ngoài giúp gia tăng khả năng chống ăn mòn, bảo vệ ống thông gió khỏi những tác nhân gây hại của môi trường. Đồng thời, với lớp mạ kẽm sáng bóng còn khiến ống thông gió gia tăng giá trị thẩm mỹ, bởi vậy hiện nay ống thông gió mạ kẽm được ứng dụng chủ yếu tại các trung tâm thương mại, nhà chung cư, khu văn phòng cao cấp…

Chế tạo các hệ thống xử lý khí thải: Thi công các hệ thống xử lý khí thải, trong khí có hơi không ăn mòn, các thành phần mùi – dung môi không có thành phần oxit.

3. Vật liệu Composite (FRP)

3.1 Composite là gì?

Vật liệu Composite - vật liệu chế tạo hệ thống xử lý khí thải
Vật liệu Composite – vật liệu chế tạo hệ thống xử lý khí thải

Vật liệu composite hay còn có tên gọi khác là composite, vật liệu compozit, vật liệu tổng hợp. Đây là một loại nguyên vật liệu được tổng hợp từ 2 hay nhiều vật liệu khác nhau tạo thành một loại vật liệu mới. Mang tính chất và những công dụng vượt trội hơn hẳn so với những vật liệu ban đầu. 

Những vật liệu tổng hợp đã được con người sử dụng từ rất lâu trước đây. Khi con người biết trộn những viên sỏi nhỏ vào đất để làm gạch. Hay trộn bùn với rơm băm nhỏ để làm vách nhà… Mặc dù vậy nhưng ngành khoa học về vật liệu composite chỉ mới hình thành khi xuất hiện công nghệ chế tạo tên lửa (Mỹ) ở những năm 50. Từ đó đến nay khoa học công nghệ của loại vật liệu này đã phát triển trên toàn thế giới với tên gọi là “vật liệu composite”.

3.2 Cấu tạo của Composite?

Composite thực chất là một loại nhựa tổng hợp. Nhưng nó khác hẳn các loại nhựa khác trên thị trường hiện nay. Bởi nó có thể có nhiều đặc tính khác nhau của rất nhiều các vật liệu khác. Vật liệu Composite thường gồm hai thành phần chính: Vật liệu nền và vật liệu gia cường,

  • Vật liệu nền hay còn gọi là pha nhựa có chức năng đảm bảo các thành phần cốt bên trong composite được liên kết với nhau nhằm tạo ra tính nguyên khối và thống nhất cho composite. Vật liệu nền bao gồm polymer (polyester, PE, PP, PVC, Epoxy, cao su…), kim loại, ceramic (xi măng…)
  • Vật liệu gia cường (phần cốt): Thành phần này giúp composite có các đặc điểm cơ lý tính cần thiết. Về cơ bản có hai kiểu vật liệu cốt là dạng sợ (ngắn hoặc dài) và dạng cốt hạt.  Vật liệu gia cường gồm các loại sợ (thủy tinh, cellulose, cacbon, acramic…), hạt (hạt kim loại, hạt đất sét, bột gỗ, bột đá…), hoặc các hình dạng đặc biệt khác.

3.3 Tính chất của các thành phần vật liệu Composite là gì?

Vật liệu nền:

  • Là chất kết dính và tạo môi trường phân tán
  • Truyền ứng suất sang pha gia cường khi có ngoại lực tác dụng
  • Bảo vệ pha gia cường không bị hư hỏng do tấn công của môi trường
  • Bền, dẻo dai (chống lại sự phát triển của vết nứt)
  • Ngoài ra còn đóng góp các tính chất cần thiết khác như: cách điện, độ dẻo dai, màu sắc.

Vật liệu gia cường ( phần cốt):

  • Đóng vai trò là điểm chịu ứng suất tập trung
  • Tính kháng hóa chất môi trường và nhiệt độ
  • Phân tán tốt vào vật liệu nền
  • Thuận lợi cho quá trình gia công
  • Truyền nhiệt và giải nhiệt tốt
  • Thân thiện với môi trường
  • Hạ thấp giá thành mà đem lại tính chất vượt trội

3.4 Lợi ích ứng dụng của vật liệu composite?

Lợi ích (đặc trưng)

  • Nhẹ nhưng cứng vững, chịu va đập, uốn, kéo…Tốt hơn các vật liệu truyền thống khác (thủy tinh, gốm, gỗ…) rất nhiều.
  • Độ bền cao: Chịu môi trường, kháng hóa chất cao, không tốn kém trong bảo quản và chống ăn mòn, không cần sơn bảo quản như các loại vật liệu kim loại, gỗ…
  • Cách điện và cách nhiệt tốt
  • Chịu nhiệt, chịu lạnh, chống cháy…
  • Không thấm nước, không độc hại
  • Thời gian sử dụng lâu hơn (thời gian sử dụng kéo dài). Chịu thời tiết, chống tia tử ngoại, chống lão hóa nên rất bền.
  • Gia công chế tạo đơn giản, nhanh, đa dạng, dễ tạo hình, thay đổi và sử chữa dễ
  • Chi phí đầu tư thấp: Bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa dễ dàng, chi phí thấp
  • Màu sắc đa dạng, đẹp bền vì được pha ngay trong nguyên liệu
  • Giá thành thấp mà tính chất vươt trội. Thiết kế, tạo dáng thuận lợi, đa dạng, có nhiều công nghệ để lựa chọn

Một số ứng dụng trong đời sống và sản xuất

Vật liệu composite được ứng dụng trong nhiều ngành công nghệ và sản xuất:

  • Ống dẫn nước sạch, nước thô, nước nguồn composite (hay còn gọi là ống nhựa sợi thủy tinh)
  • Ống dẫn xử lý nước thải, dẫn hóa chất composite
  • Ống thủy nông, ống dẫn nước nguồn qua vùng chứa ngậm mặn, nhiễm phèn
  • Vỏ bọc các loại bồn bể, thùng chứa hàng, mặt bàn ghế, trang trí nội thất, tấm panell composite
  • Phủ cho các loại bể tẩy axit, bể tẩy dầu mỡ, bể trung hòa, bể phốt phát hóa, bể chứa axit, bazo, bể muối….Trong dây chuyền mạ, phốt phát hóa, sơn tĩnh điện…
  • Lớp phủ các hệ thống thông gió hút độc với các khí ăn mòn hóa chất
  • Phủ sàn tầu hàng chở thực phẩm, hóa chất
  • Phủ đường ống, ống khói chịu ăn mòn hóa chất
  • Làm lớp phủ nền nhà xưởng, mương, rãnh trong các xưởng mạ, phốt phát hóa. Hoặc dây chuyền sản xuất hóa chất, nhà máy thực phẩm, dược phẩm.
  • Chống thấm nền, tường, mái các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp.
  • Phủ đường ống, ống khói chịu ăn mòn hóa chất
  • Hệ thống ống thoát rác nhà cao tầng
  • Hệ thống sứ cách điện, sứ polymer, sứ cilicon, sứ expoxy các loại sứ chuỗi, sứ đỡm, sứ cầu giao, sứ trong các bộ thiết bị điện, chống sét, cầu chì
  • Lốp xe ô tô, xe máy, xe đạp
  • Vỏ tàu thuyền composite…
  • Thùng rác công cộng
  • Mô hình đồ chơi trẻ em
  • Vỏ động cơ tên lửa
  • Vỏ tên lửa, máy bay, tàu vũ trụ
  • Bình chịu áp lực cao
  • Ống dẫn xăng dầu composite cao cấp 3 lớp (sử dụng công nghệ cuốn ướt của Nga và các tiêu chuẩn sản xuất ống dẫn xăng, dầu).
Ứng dụng vật liệu Composite
Ứng dụng vật liệu Composite

4. Vật liệu nhựa PP

Ô nhiễm khí thải được phát sinh ra từ nhiều nguồn khác nhau. Trong đó từ quá trình sản xuất nhúng mạ kim loại, tẩy rửa bằng hóa chất, axit là nguồn gây ô nhiễm nghiêm trọng. Để xử lý triệt để nguồn ô nhiễm này, vừa tiết kiệm chi phí đầu tư, và độ bền của thiết bị trong quá trình vận hành. Vật liệt tối ưu được lựa chọn để gia công Tháp xử lý khí thải bằng vật liệu nhựa PP. Vật liệu nhựa PP chịu được độ ăn mòn cao của hóa chất nói chung và axit nói riêng.

4.1 Nguyên liệu gia công sản xuất tháp xử lý khí thải bằng nhựa PP:

  • Tháp hấp thụ khí thải được sản xuất từ nhiều vật liệu khác nhau: có thể bằng thép SS 400 bọc FRP, hoặc Inox hoặc Nhựa PP
  • Trong đó nhựa PP được lựa chọn hàng đầu vì giá thành hợp lý, độ bền cao, chịu được ăn mòn tốt.

4.2 Tại sao nên chọn nhựa PP là vật liệu làm tháp hấp thụ xử lý khí thải, bể mạ?

  • Nhựa PP hay tên hóa học Polypropylene. Là 1 hợp chất Polymer có tính độ bền kéo đứt, độ dãn, độ uốn cao.
  • Nhựa PP được làm từ hạt nhựa PP với các phụ gia chịu được hóa chất chống được ăn mòn, chịu được nhiệt độ 100oC.
  • Nhựa PP có dạng tấm có nhiều màu sắc khác nhau như: màu trắng, màu ngà, màu xám…Có nhiều ứng dụng trong quá trình sản xuất: như sản xuất Tháp hấp thụ xử lý khí thải, bể mạ, bể tẩy axit.
  • Nhựa PP được sử dụng rộng rãi, được sử dùng làm nguyên liệu cho các hệ thống xử lý khí thải, chịu hơi axit không có nhiệt độ chịu được ăn mòn, chịu được hóa chất ăn mòn cao nhưng không chịu được nhiệt độ cao.

5. Vật liệu bê tông

Đối với các công ty có công suất lớn, khí thải không có tính ăn mòn cao sẽ xây dựng hệ thống xử lý lò hơi công suất lớn bằng bê tông. Nguyên liệu chính sẽ là củi, chi phí mềm, giá trị sẽ tốt hơn.

Dịch vụ xử lý khí thải  – Công ty Hòa Bình Xanh

Bạn đang cảm thấy lo lắng vì chưa tìm được nhà thầu uy tín và chuyên nghiệp? Bạn đang cần xây dựng hệ thống xử lý khí thải? Đừng lo ngại, hãy liên hệ ngay với công ty chúng tôi. Hòa Bình Xanh sẽ giúp bạn tận tình với những dịch vụ chuyên nghiệp nhất, sử dụng các vật liệu chế tạo hệ thống xử lý khí thải phổ biến nhất hiện nay.

Qúy doanh nghiệp hãy liên hệ với Công ty TNHH Công nghệ Môi trường Hòa Bình Xanh, Công ty chúng tôi với đội ngũ thạc sỹ, kỹ sư giàu kinh nghiệm đã đầu tư nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng các công nghệ xử lý và tìm các phương án xử lý chất lượng tốt nhất, chi phí hợp lý và thời gian nhanh nhất.

  • Với phương châm: “Uy tín, chất lượng là hàng đầuHòa Bình Xanh mang đến cho quý khách hàng sản phẩm và dịch vụ tốt nhất. đáp ứng nhu cầu cần thiết của quý khách.
  • Quý khách hàng có công trình, dự án cần tư vấn, hãy gọi ngay qua hotline 0943.466.579 để nhận được sự hỗ trợ nhanh nhất và tận tình nhất.
Vật liệu Composite - vật liệu chế tạo hệ thống xử lý khí thải
Vật liệu Composite – vật liệu chế tạo hệ thống xử lý khí thải

Nhận xét bài viết!