Đề án bảo vệ môi trường

Đề án bảo vệ môi trường có 2 dạng:

Lập Đề án bảo vệ môi trường chi tiết đối với các cơ sở có quy mô, tính chất tương đương với đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường quy định tại Nghị định số 18/2015/NĐ-CP gửi cơ quan có thẩm quyền quy định tại Khoản 1 Điều 14 để tổ chức thẩm định, phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết.

Lập Đề án bảo vệ môi trường đơn giản đối với các cơ sở có quy mô, tính chất tương đương với đối tượng phải đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường quy định tại Khoản 1, Điều 18, Nghị định số 18/2015/NĐ-CP gửi cơ quan có thẩm quyền quy định tại Khoản 1 Điều 19 để đăng ký.

Đề án bảo vệ môi trường
Đề án bảo vệ môi trường

A. Đề án bảo vệ môi trường chi tiết là gì ?

Là báo cáo thể hiện những tác động của doanh nghiệp sản xuất trong quá trình hoạt động đối với môi trường. Những tác động bao gồm: tác động đến môi trường nước, không khí, tiếng ồn, môi trường đất.

Đây là một trong hai đề án môi trường khắc phục hậu quả khi doanh nghiệp lỡ đi vào hoạt động nhưng chưa có đủ hồ sơ môi trường theo Luật định.

1. Tại sao phải lập đề án bảo vệ môi trường chi tiết?

Là hồ sơ cần thực hiện đối với các cơ sở sản xuất, tổ chức kinh doanh có quy mô thuộc đối tượng lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) đã đi vào hoạt động hoặc thi công xây dựng nhưng chưa được phê duyệt ĐTM. Nếu không lập sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật xem thêm tại đây zalo của hoabinhxanh.

2. Các hồ sơ cần thiết để lập Đề án bảo vệ môi trường chi tiết

– Giấy phép đầu tư.

– Giấy phép kinh doanh.
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất/ Hợp đồng thuê đất.
– Bản vẽ các hệ thống xử lý môi trường (nếu có).

– Sơ đồ vị trí dự án
– Các hồ sơ môi trường hiện có: Sổ chủ nguồn đăng ký chất thải nguy hại, hợp đồng thu gom chất thải nguy hại.

– 1 văn bản đề nghị thẩm định, phê duyệt đề án chi tiết theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này.
– 7 bản đề án chi tiết theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 26/2015/TT-BTNMT.
– 1 đĩa CD ghi nội dung của đề án bảo vệ môi trường chi tiết.

3. Quy trình để lập Đề án bảo vệ môi trường chi tiết

– Khảo sát, thu thập số liệu hiện trạng hoạt động và môi trường xung quanh của công ty.
– Khảo sát điều kiện tự nhiên, điều kiện KT-XH liên quan đến hoạt động của công ty.
– Xác định các nguồn gây ô nhiễm như: nước thải, khí thải , khí thải xung quanh, chất thải rắn, tiếng ồn và các vấn đề phát sinh trong quá trình hoạt động của dự án.
– Thu mẫu nước thải, mẫu khí thải tại nguồn và khí xung quanh khuôn viên dự án, sau đó phân tích tại phòng thí nghiệm.

– Đánh giá mức độ tác động của các nguồn ô nhiễm đến các yếu tố tài nguyên và môi trường.
– Xây dựng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm và dự phòng sự cố môi trường cho các hạng mục còn tồn tại.
– Đề xuất phương án xử lý nước thải, xử lý khí thải, phương án thu gom và xử lý chất thải rắn từ hoạt động của dự án.
– Xây dựng chương trình giám sát môi trường.
– Soạn thảo công văn, hồ sơ đề nghị phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết.
– Thành lập đoàn kiểm tra thực tế về việc bảo vệ môi trường tại công ty.
– Thẩm định và Quyết định phê duyệt.

4. Cơ quan thẩm quyền thẩm định, phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết

Theo điều 6 chương II Lập, thẩm định và phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết của Thông tư 26/2015/TT-BTNMT thì cơ quan thẩm định, phê duyệt được quy định như sau:

– Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức thẩm định, phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết của cơ sở có quy mô, tính chất tương đương với đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 18/2015/NĐ-CP; trừ các cơ sở thuộc bí mật an ninh, quốc phòng.
– Bộ Công an, Bộ Quốc phòng tổ chức thẩm định, phê duyệt đề án chi tiết của cơ sở khác thuộc bí mật an ninh, quốc phòng và cơ sở thuộc quyền quyết định, phê duyệt của mình; trừ trường hợp quy định tại các Khoản 1 Điều này.
– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ tổ chức thẩm định, phê duyệt đề án chi tiết của cơ sở thuộc quyền quyết định, phê duyệt của mình; trừ trường hợp quy định tại các Khoản 1, 2 và 4 Điều này.
– Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) tổ chức thẩm định, phê duyệt đề án chi tiết của cơ sở trên địa bàn của mình; trừ trường hợp quy định tại các Khoản 1, 2, 3 Điều này.

B. Thế nào là Đề án bảo vệ môi trường đơn giản ?

Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp chưa có giấy xác nhận đạt tiêu chuẩn môi trường hay bản kế hoạch bảo vệ môi trường hoặc quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động của môi trường (ĐTM) thì tùy thuộc vào quy mô, loại hình dự án mà các doanh nghiệp phải lập một trong 2 loại đề án là đề án bảo vệ môi trường chi tiết hay đề án bảo vệ môi trường đơn giản.

– Hồ sơ môi trường đề án bảo vệ môi trường đơn giản chỉ được thực hiện nếu doanh nghiệp đã đi vào hoạt động nhưng chưa tiến hành lập kế hoạch bảo vệ môi trường

1. Tại sao phải lập đề án bảo vệ môi trường đơn giản ?

Là để theo dõi diễn biến của môi trường xung quanh khu vực dự án. Đồng thời, đánh giá được mức độ tác động của nguồn ô nhiễm đối với môi trường, giúp cho doanh nghiệp ngăn chặn được những vấn đề ô nhiễm. Từ đó, đưa ra được các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm và biện pháp xử lý môi trường thích hợp.

2. Các hồ sơ cần thiết để lập Đề án bảo vệ môi trường đơn giản

Điều 11 chương III Thông tư 26/2015/TT-BTNMT có quy định rõ về các hồ sơ cần thiết để lập đề án bảo vệ môi trường đơn giản.

– 1 văn bản đăng ký đề án đơn giản của chủ cơ sở theo mẫu quy định tại Phụ lục 13 ban hành kèm theo Thông tư 26/2015/TT-BTNMT;
– 3 bản đề án bảo vệ môi trường đơn giản; trường hợp cần thiết theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền, chủ cơ sở có trách nhiệm gửi bổ sung số lượng bản đề án đơn giản theo yêu cầu. Bìa, phụ bìa, nội dung và cấu trúc của đề án đơn giản được quy định như sau:

+ Cơ sở đăng ký tại Sở Tài nguyên và Môi trường hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện theo quy định tại Phụ lục 14a ban hành kèm theo Thông tư 26/2015/TT-BTNMT;

+ Cơ sở đăng ký tại Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện theo quy định tại Phụ lục 14b ban hành kèm theo Thông tư 26/2015/TT-BTNMT.

3. Quy trình lập, đăng ký và xác nhận đăng ký Đề án bảo vệ môi trường đơn giản

Lập và xác nhận đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản được thực hiện theo quy trình tại Phụ lục kèm theo Thông tư 26/2015/TT-BTNMT, gồm các bước sau đây:
– Chủ cơ sở quy định tại Điều 10 Thông tư 2015/TT-BTNMT lập và gửi hồ sơ đề nghị đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản quy định tại Điều 17 Thông tư này đến Ủy ban nhân dân cấp huyện.

– Ủy ban nhân dân cấp huyện giao cho cơ quan thường trực đăng ký tiến hành xem xét hồ sơ. Trường hợp nội dung hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định tại Phụ lục 19a, Phụ lục 19b kèm theo Thông tư 26/2015/TT-BTNMT thì có văn bản thông báo chủ cơ sở để hoàn thiện.
– Trường hợp hồ sơ đầy đủ theo quy định, cơ quan thường trực đăng ký tiến hành xử lý hồ sơ. Trường hợp cần thiết, tiến hành kiểm tra thực tế tại cơ sở và lấy ý kiến của cơ quan, chuyên gia.
– Cơ quan thường trực đăng ký tổng hợp, xử lý và thông báo kết quả xử lý cho chủ cơ sở (nếu có).
– Chủ cơ sở thực hiện đúng các yêu cầu được thông báo (nếu có).
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp giấy xác nhận đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản.
– Cơ quan thường trực đăng ký chứng thực và gửi đề án môi trường đơn giản đã xác nhận.

4. Cơ quan tiếp nhận, thẩm định và thời hạn xác nhận đăng ký Đề án bảo vệ môi trường đơn giản.

4.1. Sở Tài nguyên và Môi trường xác nhận đăng ký đề án đơn giản trong các trường hợp sau đây:
a) Cơ sở nằm trên địa bàn 02 huyện trở lên;
b) Cơ sở nằm trên vùng biển có chất thải đưa vào địa bàn tỉnh xử lý;
c) Cơ sở có quy mô, tính chất tương đương với đối tượng thuộc thẩm quyền xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.
4.2. Ủy ban nhân dân cấp huyện xác nhận đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản, trừ các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 12, Thông tư 26/2015/TT-BTNMT.
4.3. Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận đăng ký đề án đơn giản khi được Ủy ban nhân dân huyện ủy quyền bằng văn bản.
4.4. Trong thời hạn mười (10) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị đăng ký xác nhận đề án đơn giản, cơ quan có thẩm quyền xác nhận bằng văn bản theo mẫu quy định tại Phụ lục 15 ban hành kèm theo Thông tư 26/2015/TT-BTNMT. Trường hợp chưa xác nhận, cơ quan có thẩm quyền xác nhận thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Nhận xét bài viết!