Hướng dẫn cách nuôi cấy vi sinh bể hiếu khí hiệu quả nhất

HƯỚNG DẪN CÁCH NUÔI CẤY VI SINH BỂ HIẾU KHÍ

Ngày nay, việc xử lý nước thải trước khi xả thải ra môi trường đã được quy định tại luật bảo vệ môi trường 2020. Việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải là bắt buộc đối với các doanh nghiệp có hoạt động phát sinh nước thải. Nhiều phương pháp khác nhau như vật lý, hóa học, hóa lý, sinh học (vi sinh bể hiếu khí, kỵ khí), … được ứng dụng trong xử lý nước thải.

Đặc biệt, để đáp ứng được nhu cầu xả thải nghiêm ngặt và tiêu chí thân thiện với môi trường thì các phương pháp sinh học đang là ưu tiên hàng đầu trong xử lý nước thải hiện đại. Các loại hóa chất như PAC hay Polymer được sử dụng phổ biến trong các hệ thống xử lý nước thải áp dụng phương pháp hóa học, trong khi đó ở phương pháp sinh học không sử dụng nhiều hóa chất mà ứng dụng chính hệ vi sinh có trong bùn để xử lý các thành phần ô nhiễm có trong nước thải.

Các loại vi sinh hiếu khí ngày nay đã được ứng dụng rộng rãi trong các hệ thống xử lý nước thải để xử lý các loại nước thải sản xuất và nước thải sinh hoạt. Vậy làm sao để nuôi cấy vi sinh bể hiếu khí đúng cách và đạt hiệu quả cao? Hãy cùng Hòa Bình Xanh tham khảo bài viết sau nhé!

1. Bùn vi sinh hiếu khí là gì?

Nuôi cấy vi sinh bể hiếu khí
Nuôi cấy vi sinh bể hiếu khí

Bùn vi sinh hiếu khí là quần thể các vi sinh vật hiếu khí chủ yếu là các vi khuẩn sinh trưởng, phát triển và phân hủy các chất ô nhiễm làm sạch nước thải trong điều kiện có oxy. Lượng DO cần cung cấp vào bể để các VSV hoạt động ổn định là 2 – 4 mg/L.

Hệ VSV sử dụng nguồn chất hữu cơ trong nước làm thức ăn. Đồng thời phân hủy các chất hữu cơ làm tăng sinh khối và dần dần tạo thành các hạt bông gọi là bùn hoạt tính. Bùn có đặc điểm là dạng bông cặn, màu nâu sẫm, chứa chất hữu cơ hấp thụ từ nước thải.

2. Ứng dụng bùn vi sinh hiếu khí

Bùn hoạt tính hiếu khí được ứng dụng rộng rãi trong xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học hiếu khí. Phương pháp bùn hoạt tính dựa trên sự hoạt động sống của vi sinh vật, chủ yếu là vi khuẩn dị dưỡng hoại sinh có trong nước thải. Quá trình hoạt động của chúng cho kết quả là các chất hữu cơ gây nhiễm bẩn được kháng hóa và trở thành những chất vô cơ, các chất khí đơn giản và nước.

Ngày nay, trong các công trình sinh học hiếu khí như Aerotank, SBR, MBBR, … đều đang sử dụng bùn hoạt tính hiếu khí. Chúng được ứng dụng rộng rãi trong các hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt (tòa nhà văn phòng,chưng cư, trung tâm thương mại, khách sạn, nhà hàng, …) hay sản xuất (chế biến bột cá, bún, bia rượu, …).

3. Hướng dẫn nuôi cấy bùn vi sinh bể hiếu khí

Kiểm tra điều kiện hoạt động bể vi sinh hiếu khí
Kiểm tra điều kiện hoạt động bể vi sinh hiếu khí

Trước khi nuôi cấy, cần kiểm tra kỹ hệ thống, đảm bảo đúng tiêu chuẩn để xử lý nước thải đánh giá các yếu tố có khả năng gây ảnh hưởng đến việc xử lý nước thải như:

  • Kiểm tra lưu lượng nước thải đầu vào, cần kiểm tra kỹ các thông số, đảm bảo hàm lượng và nồng độ ô nhiễm nằm trong giới hạn cho phép của công nghệ sinh học xử lý nước thải.
  • Đảm bảo các chỉ số như độ pH, nhiệt độ, nồng độ oxy hòa tan, chỉ tiêu BOD, … cần trong phạm vi cho phép trước khi đưa vào hệ thống xử lý nước thải.

Sau khi đã kiểm tra đảm bảo điều kiện hoạt động của vi sinh hiếu khí ta bắt đầu tiến hành việc nuôi cấy vi sinh. Sau đây là cách để nuôi cấy vi sinh bể hiếu khí hiệu quả tiết kiệm thời gian mà Hòa Bình Xanh giới thiệu đến quý đọc giả dựa trên những kinh nghiệm đúc kết từ quá trình hoạt động của chúng tôi.

3.1 Giai đoạn chuẩn bị nuôi cấy và đổ bùn vi sinh vào bể vi sinh

Ngày đầu tiên tiến hành bổ sung lượng bùn vi sinh đã tính toán trước vào bể (nồng độ bùn cấp vào khoảng từ 10 – 15% trên tổng nồng độ bùn cần thiết cho hệ thống). Toàn bộ thời gian nuôi cấy sẽ được kiểm soát về nồng độ nước thải đầu vào, cân đối chất dinh dưỡng cần thiết cho vi sinh vật phát triển.

  • Ban đầu cần bổ sung thêm men vi sinh vào bể xử lý.
  • Kiểm tra chỉ số DO trong nước thải.
  • Kiểm tra các thông số: pH, Nhiệt độ, SV30 (đạt từ 15 – 20%), độ màu, mùi của bùn. Ngoài ra kiểm tra khả năng tạo bông và khả năng lắng của bùn
  • Kiểm tra bùn và nếu cần phải bổ sung chất dinh dưỡng để đạt tỷ lệ BOD5:N:P = 100:5:1
  • Dẫn nước thải vào bể hiếu khí. Sau đó tiến hành giảm giảm nồng độ ô nhiễm trong nước thải để giúp vi sinh vật phát triển nhanh hơn.

3.2 Giai đoạn kiểm tra nồng độ bùn vi sinh và bổ sung thêm nước thải vào bể vi sinh hiếu khí

Men vi sinh nuôi cấy bể hiếu khí
Men vi sinh nuôi cấy bể hiếu khí

Ngày 2: Cấp từ từ thêm 30% thể tích bể vi sinh hiếu khí bằng nước thải hoặc pha loãng bằng nước sạch với các loại nước thải ô nhiễm cao.

  • Cấp thêm mật rỉ đường, metanol vào bể vi sinh hiếu khí để tăng sinh khối nhanh với lượng mật rỉ sử dụng là 0.2 kg mật rỉ/1 m3 nước thải cấp vào bể. Cấp thêm Ure – lân nếu nước thải thiếu TN, TP.
  • Sục khí liên tục trong thời gian này, cuối ngày kiểm tra nồng độ bùn vi sinh.

Ngày 3: Cấp từ từ thêm cho đầy thể tích bể vi sinh hiếu khí bằng nước thải sinh hoạt hoặc pha loãng bằng nước sạch với các loại nước thải ô nhiễm cao.

  • Cấp thêm mật rỉ đường, metanol vào bể vi sinh hiếu khí để tăng sinh khối nhanh với lượng mật rỉ sử dụng là 0.2 kg mật rỉ/1 m3 nước thải cấp vào bể. Cấp thêm Ure – lân nếu nước thải thiếu TN, TP.
  • Sục khí liên tục trong thời gian này, cuối ngày kiểm tra nồng độ bùn vi sinh.

Ngày 4 : Cấp từ từ thêm cho bể vi sinh hiếu khí tràn qua bể lắng sinh học với công suất đạt 30% công suất thiết kế, bật bơm bùn tuần hoàn từ bể lắng vi sinh về bể vi sinh hiếu khí để duy trì nồng độ.

  • Cấp thêm mật rỉ đường, metanol vào bể vi sinh hiếu khí để tăng sinh khối nhanh với lượng mật rỉ sử dụng là 0.2 kg mật rỉ/1 m3 nước thải cấp vào bể. Cấp thêm Ure – lân nếu nước thải thiếu TN, TP.
  • Sục khí liên tục trong thời gian này, cuối ngày kiểm tra nồng độ bùn vi sinh. Nồng độ bùn vi sinh cần đạt từ 10 – 30% khi tới ngày thứ 4. Nếu nồng độ bùn thấp cần tiếp tục thực hiện giai đoạn 3 thêm 2 – 3 ngày nữa.

3.3 Giai đoạn vận hành tăng công suất xử lý – vận hành hệ thống liên tục

Ngày 5 : Cấp từ từ thêm cho bể vi sinh hiếu khí tràn qua bể lắng sinh học với công suất đạt 40% công suất thiết kế, bật bơm bùn tuần hoàn từ bể lắng vi sinh về bể vi sinh hiếu khí để duy trì nồng độ.

  • Cấp thêm mật rỉ đường, metanol vào bể vi sinh hiếu khí để tăng sinh khối nhanh với lượng mật rỉ sử dụng là 0.2 kg mật rỉ/1 m3 nước thải cấp vào bể. Cấp thêm Ure – lân nếu nước thải thiếu TN, TP.
  • Sục khí liên tục trong thời gian này, cuối ngày kiểm tra nồng độ bùn vi sinh. Nồng độ bùn vi sinh trong giai đoạn này cần đạt từ 15 – 30%.

Ngày 6 : Cấp từ từ thêm cho bể vi sinh hiếu khí tràn qua bể lắng sinh học với công suất đạt 60% công suất thiết kế, bật bơm bùn tuần hoàn từ bể lắng vi sinh về bể vi sinh hiếu khí để duy trì nồng độ.

  • Cấp thêm mật rỉ đường, metanol vào bể vi sinh hiếu khí để tăng sinh khối nhanh với lượng mật rỉ sử dụng là 0.2 kg mật rỉ/1 m3 nước thải cấp vào bể. Cấp thêm Ure – lân nếu nước thải thiếu TN, TP.
  • Sục khí liên tục trong thời gian này, cuối ngày kiểm tra nồng độ bùn vi sinh. Nồng độ bùn vi sinh trong giai đoạn này cần đạt từ 15 – 30%.

Ngày 7 : Cấp từ từ thêm cho bể vi sinh hiếu khí tràn qua bể lắng sinh học với công suất đạt 80% công suất thiết kế, bật bơm bùn tuần hoàn từ bể lắng vi sinh về bể vi sinh hiếu khí để duy trì nồng độ.

  • Cấp thêm mật rỉ đường, metanol vào bể vi sinh hiếu khí để tăng sinh khối nhanh với lượng mật rỉ sử dụng là 0.2 kg mật rỉ/1 m3 nước thải cấp vào bể. Cấp thêm Ure – lân nếu nước thải thiếu TN, TP.
  • Sục khí liên tục trong thời gian này, cuối ngày kiểm tra nồng độ bùn vi sinh. Nồng độ bùn vi sinh trong giai đoạn này cần đạt từ 20 – 30%.
  • Tiến hành bơm bùn vi sinh từ bể lắng vi sinh về bể vi sinh thiếu khí (nếu có), chuyển hỗn hợp bùn vi sinh đều toàn bộ hệ vi sinh thiếu khí – hiếu khí.

3.4 Giai đoạn vận hành hệ thống liên tục – kiểm tra hệ thống vi sinh thường xuyên

Giai đoạn này được tiến hành từ ngày 8 đến ngày 30, cần đảm bảo các yếu tố sau:

  • Sau khi chuyển hỗn hợp bùn vi sinh qua toàn bộ hệ thống, vận hành hệ thống xử lý theo thiết kế.
  • Ngưng bổ sung thêm dưỡng chất: mật rỉ, metanol, Ure, Lân, …
  • Kiểm tra chất lượng nước thải trước khi vào vào cụm bể vi sinh thiếu khí – hiếu khí và nước thải sau xử lý của bể lắng vi sinh.
  • Sau khi có kết quả phân tích mới tiến hành quyết định có bổ sung thêm dưỡng chất cho vi sinh hay không.
  • Vận hành hệ thống ổn định – duy trì nồng độ bùn vi sinh trong bể hiếu khí ở mức từ 15 – 40% tùy theo loại nước thải.

4. Một số lưu ý trong quá trình nuôi cấy vi sinh bể hiếu khí

4.1 Duy trì hệ thống xử lý

Đối với các hệ thống xử lý cần duy trì, chỉ cần bổ sung theo liều lượng quy định và chú ý theo dõi là được. Liều lượng sẽ tùy theo nồng độ BOD, COD trong nước thải.

4.2 Chú ý tuần hoàn bùn

Tuần hoàn bùn sẽ giúp quá trình xử lý nước tốt hơn, giúp sản sinh các vi sinh vật mới. Đặc biệt là việc tuần hoàn bùn sẽ giúp làm tăng các vi sinh vật để phân hủy các chất ô nhiễm trong môi trường nước. Do đó, để quá trình nuôi cấy đạt hiệu quả cần chú ý tuần hoàn bùn từ bể để tăng lượng bùn hoạt tính trong bể Aerotank.

4.3 Các sự cố phát sinh

Kiểm tra hàm lượng MLSS trong bể hiếu khí
Kiểm tra hàm lượng MLSS trong bể hiếu khí

Nồng độ bùn vi sinh không đảm bảo:

Nồng độ vi sinh thấp

  • Khi đo nồng độ bùn vi sinh trong bể <5% thì nồng độ bùn vi sinh không phù hợp cho quá trình vận hành hệ thống. Cần kiểm tra lại các nguyên nhân sau:
  • Hệ thống sục khí không đều – bùn vi sinh bị lắng ở các vị trí góc bể, dưới đĩa thổi khí. Cần sử dụng 1 đường ống khí riêng sục di động ở các góc bể, dưới đĩa thổi khí trong từ 2 – 4 ngày để bùn vi sinh tan hết.
  • Bùn vi sinh bị bơm về bể chứa bùn, sân phơi bùn hoặc thất thoát do bể bị thấm.
  • Lượng bùn vi sinh tính toán không đủ: Cần đặt thêm bùn vi sinh hoặc tăng thời gian nuôi cấy vi sinh trong giai đoạn 3 thành 5 – 7 ngày cho phù hợp.

Nồng độ vi sinh cao

  • Khi đo nồng độ bùn vi sinh trong bể <50 % khi bể vi sinh đã đầy thì nồng độ bùn vi sinh dư cho quá trình vận hành hệ thống. Cần kiểm tra lại các nguyên nhân sau:
  • Bơm bùn vi sinh về đều các bể sinh học thiếu khí – hiếu khí hoàn toàn.
  • Lượng mật rỉ, cám gạo, metanol cấp cho quá trình nuôi cấy nhiều – cần giảm lượng dưỡng chất cấp vào hệ thống xử lý.
  • Xả bùn vi sinh dư từ bể lắng về chứa bùn hoặc sân phơi, máy ép bùn.

Bể vi sinh hiếu khí nổi bọt:

Bọt trắng tan nhanh

  • Bọt vi sinh trắng, tan nhanh xuất hiện khi hệ thống xử lý hoạt động với công suất thấp hơn công suất thiết kế hoặc nồng độ các chất ô nhiễm trong dòng thải ít.
  • Hiện tường thường xuất hiện khi đang nuôi cấy vi sinh. Cần kiểm tra nồng độ bùn vi sinh sau lắng 30 phút từ 15 – 30% thì phù hợp.
  • Nồng độ bùn vi sinh thấp cần bổ sung thêm dưỡng chất cho vi sinh phát triển ổn định.

Bọt nâu tan chậm

  • Bọt trên mặt bể vi sinh màu nâu, tan chậm xuất hiện do vi sinh hoạt động thiếu dưỡng chất trong thời gian dài.
  • Hiện tường thường xuất hiện khi ngưng cấp nước thải trong thời gian dài. Cần kiểm tra nồng độ bùn vi sinh sau lắng 30 phút từ 15 – 30% thì phù hợp.
  • Nồng độ bùn vi sinh thấp cần bổ sung thêm dưỡng chất cho vi sinh phát triển ổn định.

Bọt trắng có đốm đen trên bề mặt bọt:

  • Bọt trên mặt bể vi sinh trắng hoặc nâu, có đốm đen bùn vi sinh, bọt tan chậm xuất hiện do vi sinh bị sốc trước nồng độ chất ô nhiễm cao hoặc bùn vi sinh bị già (COD, TN trong nước thải cao).
  • Cần đo thêm chỉ số pH trong bể vi sinh hiếu khí nếu pH trong bể vi sinh không tăng thì cần giảm lưu lượng, nồng độ chất ô nhiễm xuống thấp.
  • Nếu pH trong bể vi sinh hiếu khí tăng thì vi sinh đang bị chết và cần có biện pháp xử lý kịp thời
  • Giảm lượng nước thải cấp vào bể vi sinh.
  • Đo nồng độ bùn vi sinh trong bể hiếu khí, duy trì mức 30 – 50 %. Nếu bùn nhiều cần xả bùn dư để vi sinh phát triển tốt.

Bọt vi sinh hiếu khí phát triển bình thường:

  • Bọt trên mặt bể vi sinh trắng hoặc nâu chiếm 10 – 30% diện tích mặt bể.
  • Bọt vi sinh tan nhanh, pH trong bể vi sinh ở cuối bể thấp hơn đầu bể.

Trên đây là hướng dẫn cách nuôi cấy vi sinh bể hiếu khí mà Hòa Bình Xanh chúng tôi đã cung cấp để quý khách hàng có thể dễ dàng tìm hiểu và tham khảo.

Dịch vụ vận hành bảo trì hệ thống xử lý nước thải mới nhất tại – Công ty TNHH Công nghệ môi trường Hòa Bình Xanh

Bạn đang muốn lựa chọn đơn vị  xử lý nước thải? Bạn đang muốn tìm kiếm một nhà thầu chuyên nghiệp và uy tín? Đừng lo ngại, Hòa Bình Xanh sẽ giúp bạn tận tình với những dịch vụ chuyên nghiệp.

Quý doanh nghiệp hãy liên hệ tới Công ty TNHH Công nghệ Môi trường Hòa Bình Xanh. Công ty chúng tôi với đội ngũ thạc sĩ, kỹ sư giàu kinh nghiệm đã đầu tư nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng các công nghệ xử lý và tìm các phương án xử lý chất lượng tốt nhất, chi phí hợp lý và thời gian nhanh nhất.

  • Với phương châm: “Uy tín, chất lượng là hàng đầu” Hòa Bình Xanh mang đến cho quý khách hàng sản phẩm và dịch vụ tốt nhất, đáp ứng nhu cầu cần thiết của quý khách.

Quý khách hàng có công trình, dự án cần tư vấn, hãy gọi ngay qua hotline 0943.466.579 để nhận được sự hỗ trợ nhanh nhất và tận tình nhất.

Liên hệ công ty Hòa Bình Xanh
Liên hệ công ty Hòa Bình Xanh

Nhận xét bài viết!