Công nghệ xử lý nước thải sản xuất bánh tráng

XỬ LÝ NƯỚC THẢI SẢN XUẤT BÁNH TRÁNG – CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG

HÒA BÌNH XANH

I. Giới thiệu về bánh tráng

Nói đến sáng tạo trong nghệ thuật ẩm thực Việt Nam không thể không kể đến một món ăn mà có lẽ từ lâu nó đã rất quen thuộc với cuộc sống của người Việt Nam chúng ta, đó là món bánh tráng.

Bánh tráng hay còn gọi là bánh đa, là một dạng bánh sử dụng nguyên liệu chính là bột tráng mỏng, phơi khô, khi ăn có thể ăn giòn hoặc nhúng nước. Là thực phẩm có thể bảo quản tương đối lâu và sử dụng phổ biến khắp mọi miền đất nước. Quy trình sản xuất bánh tráng xưa và nay đều tương đối giống nhau, chí khác nhau ở qui mô thủ công hay công nghiệp. (Xử lý nước thải sản xuất bánh tráng)

Bánh tráng truyền thống được làm từ bột gạo, có một số nơi sẽ trộn thêm bột khoai mỳ vào bột gạo để khi nướng bánh tráng nở to và có độ xốp hơn.

Hương vị

Vị ngon hoặc hương thơm trong gạo được tạo bởi hóa chất diacetyl-pyroproline. Tiêu chuẩn đánh giá theo viện nghiên cứu lúa gạo Quốc tế (IRRI) được chia làm 3 mức độ là không thơm, ít thơm và thơm nhiều.

Chất dinh dưỡng

Tinh bột cao nhất là lúa mỳ (81.1%), tiếp đó là đến gạo. Chất lượng protein trong gạo là cao nhất bởi nó có lysine chiếm từ 3.5-4%, cao hơn so với các loại ngũ cốc.

Xử lý nước thải sản xuất bánh tráng
Xử lý nước thải sản xuất bánh tráng

II. Nguồn gốc và tính chất nước thải sản xuất bánh tráng

Nguồn gốc phát sinh nước thải sản xuất bánh tráng:

  • Sản xuất bánh tráng gây tốn nhiều nước nằm ở các công đoạn ngâm, rửa gạo và dụng cụ. Lượng nước thải bỏ cũng rất nhiều.
  • Nước thải sinh hoạt: phát sinh từ khu vực nhà bếp và nhà vệ sinh dành cho công nhân.

Do đặc thù của các sản phẩm từ tinh bột, nước thải nước thành sản xuất của quá trình sản xuất bánh tráng thường chứa nhiều tạp chất hữu cơ ở dạng hòa tan hoặc lơ lửng, trong đó chủ yếu các hợp chất carbohydrate như tinh bột, đường, các loại axit hữu cơ (lactic)… có khả năng phân hủy sinh học. Ngoài ra trong nước thải còn xuất hiện muối ăn có khả năng ảnh hưởng đến quá trình xử lý nước thải về sau.

Việc xử lý và kiểm soát nước thải đầu ra cần được quan tâm. Hiện nay, một số các làng nghề sản xuất bánh tráng thủ công đang dần chuyển đổi sang hưỡng “sản xuất sạch hơn” nhằm bảo vệ môi trường.Xử lý nước thải sản xuất bánh tráng

>>>> Xem thêm Xử lý nước thải sản xuất bánh kẹo

III. Công nghệ xử lý nước thải sản xuất bánh tráng

1. Quy trình công nghệ xử lý nước thải sản xuất bánh tráng

Quy trình công nghệ xử lý nước thải sản xuất bánh tráng
Quy trình công nghệ xử lý nước thải sản xuất bánh tráng

2. Thuyết minh quy trình công nghệ xử lý nước thải sản xuất bánh tráng

Nước thải sản xuất bánh tráng theo mương dẫn dẫn về hệ thống xử lý nước thải chung, trước khi về hố thu gom tập trung, nước thải  được dẫn qua song chắn rác để loại bỏ các tạp chất thô, tránh làm tắc nghẽn hệ thống bơm, ảnh hưởng đến các công trình xử lý đơn vị phía sau.

Nước thải sản xuất bánh tráng từ hố thu gom được bơm về bể điều hòa để ổn định lại lưu lượng và nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải. Tại bể điều hòa có đặt thiết bị súc khí giúp xáo trộn đều nguồn nước liên tục, không cho cặn lắng, tránh xảy ra hiện tượng phân hủy yếm khí dưới đáy bể.

Tại bể UASB, các chất hoạt động bề mặt, chất hữu cơ mạch dài được cắt mạch và được phân hủy thành các chất vô cơ đơn giản nhờ sự hoạt động của các vi sinh vật kỵ khí trong bể.

Hàm lượng chất hữu cơ trong nước thải được giảm đáng kể. Ngoài ra trong bể còn xảy ra quá trình khử N và P.

Do bể UASB không xử lý triệt để được các chất hữu cơ trong nước thải sản xuất bánh tráng nên sau đó nước thải được dẫn qua bể xử lý sinh học MBBR  để loại bỏ triệt để chất hữu cơ còn xót lại. Các vi sinh vật hiếu khí phân hủy các chất hữu cơ trong nước thải sản xuất bánh tráng thành các chất vô cơ đơn giản trong điều kiện được cung cấp đầy đủ oxi.

Đồng thời, quá trình cấp khí đảm bảo cho các giá thể trong bể luôn trong trạng thái lơ lửng và chuyển động xáo trộn liên tục, giúp các vi sinh vật có khả năng phân giải các hợp chất hữu cơ sẽ dính bám và phát triển trên bề mặt các vật liệu giá thể. Sau một thời gian, sinh khối phát triển dày lên, các vi sinh vật không tiếp xúc được với chất hữu cơ sẽ chết và trôi theo dòng nước ra khỏi bể.

Ngoài nhiệm vụ xử lý các hợp chất hữu cơ trong nước thải, thì trong bể sinh học hiếu khí dính bám lơ lững còn xảy ra quá trình nitrat hóa và denitrate, giúp loại bỏ các hợp chất nito, phospho trong nước thải.

Nước thải sản xuất bánh tráng sau khi ra khỏi bể xử lý sinh học dính bám MBBR thì được dẫn qua bể lắng để lắng bùn sinh học được sinh ra. Bùn sau lắng được đưa qua bể chứa bùn để đem đi xử lý. Phần nước trong sau lắng được đưa qua bể khử trùng để tiêu diệt các vi khuẩn nguy hại còn xót lại trong nước thải, sau đó được dẫn qua thiết bị lọc áp lực để loại bỏ cặn, mùi và màu trong nước thải sau đó xả ra nguồn tiếp nhận.

Trên đây là công nghệ xử lý nước thải sản xuất bánh tráng mà Hòa Bình Xanh chúng tôi đã trình bày để quý khách hàng có thể dễ dàng tìm hiểu và tham khảo.

Xem thêm  >>>>  Công  nghệ xử lý nước thải nhà hàng

IV. Dịch vụ xử lý nước thải mới nhất tại – Công ty TNHH Công nghệ môi trường Hòa Bình Xanh

Bạn đang muốn xây dựng hệ thống xử lý nước thải sản xuất bánh tráng? Bạn đang muốn tìm kiếm một nhà thầu chuyên nghiệp và uy tín? Đừng lo ngại, Hòa Bình Xanh sẽ giúp bạn tận tình với những dịch vụ chuyên nghiệp nhất.

Công ty TNHH Công nghệ Môi trường Hòa Bình Xanh chúng tôi luôn tự hào vì có đội ngũ chuyên gia, kỹ sư giàu kinh nghiệm đã góp phần tạo sự tin tưởng và an tâm cho khách hàng. Mục tiêu của chúng tôi là mang đến cho khách hàng một trải nghiệm dịch vụ xuất sắc với mức đầu tư phù hợp nhất.

Qúy doanh nghiệp có nhu cầu hợp tác công ty để xử lý nước thải hoặc quan tâm đến các hạng mục khác, hãy liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE: 0943.466.579.

Nhận xét bài viết!