Bồn composite hiện đang là xu hướng sử dụng trong nhiều lĩnh vực của ngành công nghiệp hiện đại như công nghiệp hóa chất, công nghiệp xử lý nước thải,.. Vậy, bồn composite là gì, nó đang có những ưu thế hơn các loại bồn khác như thế nào? Ứng dụng của nó trong xử lý nước thải.
Bồn composite luôn là lựa chọn hàng đầu trong việc xử lý nước thải bởi những ưu việt của chúng giúp xử lý các loại nước thải như xử lý nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, đảm bảo sức khỏe cho mọi người.
Bồn Composite trong xử lý nước thải.
Bồn xử lý nước thải là thiết bị để loại bỏ vi khuẩn, các tạp chất có trong chất thải sinh hoạt gia đình, khu dân cư, trường học , bệnh viện, nhà máy, khu công nghiệp,.. và đảm bảo nước sau khi được đưa ra ngoài không bị ô nhiễm.
Bồn composite xử lý nước thải là giải pháp tối ưu giải quyết nhiều vấn đề cho chủ đầu tư cũng như các nhà thầu với chi phí, độ bền, thời gian thi công, tiết kiệm diện tích công trình.
Cấu tạo của bồn composite – bồn FRP
Bồn composite xử lý nước thải được làm từ nhựa FRP, bọc phủ composite nhằm tăng hiệu quả bảo vệ, tuổi thọ, khả năng ăn mòn của axit, dung môi. Với thành phần bồn được thiết kế đúng chuẩn đảm bảo chất lượng tới tay người dùng.
Bồn composite được làm bằng vật liệu composite với đặc tính chống ăn mòn cao, kết cấu sợi thủy tinh nhậu khẩu nên tuồi thọ của bể được nâng cao, chóng va đập tốt nhất.
Bồn composite xử lý nước thải được phân loại như sau:
- Bồn hình tròn: làm lắng chất thải trong nước thải
- Bồn hình chữ nhật: lọc thô
Chức năng từng ngăn của bồn composite
Ngăn thiếu khí
Với khả năng khử nito, và một phần chất hữu cơ cùng với hệ thống phân phối khí thô dưới đáy nhằm tránh việc lắng đọng bùn sinh học và tăng độ đồng đều của nước thải.
Ngăn hiếu khí
Nhờ hệ thống phân phối khí được lắp dưới đáy bồn nên các chất hữu cơ và các chất dinh dưỡng có trong nước sẽ được chuyển hóa thành nước, khí CO2,..
Ngoài ra còn có các đệm vi sinh giúp tăng mật độ hoạt tính của bùn trong bồn giúp giảm thời gian xử lý xuống mức thấp nhất.
Khả năng ngăn lắng
Các cặn bị cuốn theo nước chảy ra từ ngăn hiếu khí sẽ được tách ra khỏi dòng nước thải tại khu vực ngăn lắng. Tại đây, bùn được tuần hoàn dẫn tới bể thiếu khí giúp khử nito có trong nước thải.
Ngoài ra còn giúp loại bỏ các bùn dư sinh ra khởi bồn và duy trì hoạt tính trong bể.
Ngăn khử trùng
Các vi sinh vật gây bệnh sẽ bị tiêu diệt bởi hóa chất khử trùng được bơm và trong bồn. nước thải sau khi được xử lý sẽ đảm bảo yêu cầu cho phép.
Ngăn chứa bùn
Bùn dư sẽ được bơm về ngăn chứa bùn. Phần nước tách ra từ bùn sẽ chảy về ngăn thiếu khí để tiếp tục xử lý.
Ưu, nhược điểm của hệ thống xử lý nước thải bằng bồn composite
Ưu điểm:
- Dễ sử dụng, và lắp đặt đơn giản, tiết kiệm thời gian
- Độ bền cao, khả năng chịu lực, chịu nhiệt tốt.
- Thích hợp với các công nghệ xử lý rác thải khác nhau
- Không bị rò rỉ.
- Có tính thẩm mỹ cao
- Giá thành rẻ, ít bị hư hỏng, tiết kiệm được các chi phí sửa chữa, bảo dưỡng
- Phù hợp với mọi địa hình.
Nhược điểm:
- Bồn composite không thể tái chế được
- Độ bền của Bồn composite được đánh giá khá nằm ở mức khá tốt. Vì khi so sánh với gang, thép thì phải công nhận gang, thép có độ bên cao hơn nhựa composite.
Ứng dụng xử lý nước thải của bồn composite
Cùng với những ưu điểm mà bồn composite mang lại giúp giải quyết được tình trạng ô nhiễm môi trường, đảm bảo an toàn và sức khỏe của mọi người. Vì vậy, Bồn composite được ứng dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp, nhà máy, nhà trường, xí nghiệp, chung cư:
- Được ứng dụng trong xử lý nước thải hoạt
- Xử lý nước thải nhà hàng
- Xử lý nước thải công nghiệp
- Cải tạo hệ thống xử lý nước thải
Bạn đang có thắc mắc cần được tư vấn, giải đáp hãy liên hệ ngay cho chúng tôi Công ty TNHH Công nghệ Môi trường Hòa Bình Xanh
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.