QUY CHUẨN KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA VỀ NƯỚC THẢI SINH HOẠT VÀ NƯỚC THẢI ĐÔ THỊ (DỰ THẢO)

QCVN ……:2021/BTNMT
(DỰ THẢO 08.07.2021)

QUY CHUẨN KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA
VỀ NƯỚC THẢI SINH HOẠT VÀ NƯỚC THẢI ĐÔ THỊ

QCVN …:2021/BTNMT thay thế Quy chuẩn QCVN 14:2008/BTNMT. QCVN …:2021/BTNMT do Tổng cục Môi trường biên soạn, Vụ Khoa học và Công nghệ, Vụ Pháp chế trình duyệt; Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định và được ban hành theo Thông tư số ……/2021/TT-BTNMT ngày……tháng……năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.

1. QUY ĐỊNH CHUNG CỦA QUY CHUẨN KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA VỀ NƯỚC THẢI SINH HOẠT VÀ NƯỚC THẢI ĐÔ THỊ

1.1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chuẩn kỹ thuật môi trường quốc gia về nước thải sinh hoạt và nước thải đô thị quy định giá trị tối đa cho phép của các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt và nước thải đô thị khi xả thải ra nguồn tiếp nhận nước thải.

1.2. Đối tượng áp dụng

1.2.1. Quy chuẩn kỹ thuật môi trường quốc gia về nước thải sinh hoạt và nước thải đô thị áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có hoạt động xả nước thải sinh hoạt, nước thải đô thị ra nguồn tiếp nhận nước thải.

1.2.2. Nước thải phát sinh từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong đô thị, khu dân cư tập trung khi đấu nối vào hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung của đô thị, khu dân cư tập trung phải đáp ứng quy định của chủ đầu tư quản lý, vận hành hệ thống xử lý nước thải đô thị, khu dân cư tập trung.

Quy chuẩn kỹ thuật môi trường quốc gia về nước thải sinh hoạt và nước thải đô thị
Quy chuẩn kỹ thuật môi trường quốc gia về nước thải sinh hoạt và nước thải đô thị

1.3. Giải thích thuật ngữ

Trong Quy chuẩn kỹ thuật môi trường quốc gia về nước thải sinh hoạt và nước thải đô thị, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1.3.1. Nước thải sinh hoạt là nước được thải ra từ các hoạt động sinh hoạt của con người, bao gồm: ăn uống, tắm giặt, vệ sinh cá nhân.

a) Nước thải phát sinh từ các loại hình kinh doanh, dịch vụ quy định tại Phụ lục 1 Quy chuẩn này được quản lý như nước thải sinh hoạt.

b) Nước thải sinh hoạt của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nếu được thu gom, xử lý riêng biệt với nước thải công nghiệp thì được quản lý như nước thải sinh hoạt quy định tại Quy chuẩn này.

1.3.2. Nước thải đô thị là nước thải phát sinh từ đô thị, khu dân cư tập trung bao gồm nước thải sinh hoạt, có hoặc không có nước thải công nghiệp từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong đô thị, khu dân cư tập trung có xả thải vào hệ thống thu gom để đưa về hệ thống xử lý nước thải tập trung của đô thị, khu dân cư tập trung.

1.3.3. Nguồn tiếp nhận nước thải là sông, suối, khe, rạch, kênh, mương (gọi chung là sông); hồ, ao, đầm (gọi chung là hồ); vùng nước biển ven bờ; hệ thống thoát nước đô thị, khu dân cư tập trung chưa có hệ thống xử lý nước thải. Nguồn tiếp nhận nước thải được xác định theo mục tiêu quản lý chất lượng môi trường nước mặt (căn cứ theo QCVN …:2021/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt) hoặc mục tiêu quản lý chất lượng nước biển ven bờ.

2. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT CỦA QUY CHUẨN KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA VỀ NƯỚC THẢI SINH HOẠT VÀ NƯỚC THẢI ĐÔ THỊ

1. Giá trị tối đa cho phép của các chất ô nhiễm trong nước thải đô thị khi xả thải ra nguồn tiếp nhận nước thải:

Căn cứ nguồn tiếp nhận nước thải và lưu lượng xả thải, giá trị tối đa cho phép của các chất ô nhiễm trong nước thải đô thị khi xả thải ra nguồn tiếp nhận nước thải được quy định tại Bảng 1 Quy chuẩn này.

Bảng 1. Giá trị tối đa cho phép của các chất ô nhiễm trong nước thải đô thị
TT Chất ô nhiễm Đơn vị Lưu lượng xả thải (F) và vùng tiếp nhận nước thải
F≤500 m3/ngày F> 500 m3/ngày
A B C A B C
1 pH 5-9 5-9 5-9 5-9 5-9 5-9
2 BOD5 (20Oc) mg/L 10 20 25 10 15 20
3 COD mg/L 30 40 50 30 40 50
4 TSS mg/L 20 30 40 20 25 30
5 T-N mg/L 10 20 20 10 20 20
6 T-P mg/L 2 (1)(a) 3 (1,5) 4 (2) 1 (0,5) 2 (1) 4 (2)
7 Tổng Coliform MPN/ 100mL 1000 3000 3000 1000 3000 3000
8 Sunfua mg/L 0,2 0,5 0,5 0,2 0,5 0,5
9 Dầu mỡ ĐTV mg/L 5 15 20 5 10 15
10 Chất hoạt động bề mặt mg/L 3 5 5 3 5 5
Chú thích:

  • Trong ngoặc ( ) là giá trị đối với vùng tiếp nhận là hồ, ao, đầm.
  • Trường hợp hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung của đô thị, khu dân cư tập trung có tiếp nhận nước thải công nghiệp, ngoài việc đáp ứng yêu cầu về giá trị tối đa cho phép của các chất ô nhiễm quy định tại Bảng 1 Quy chuẩn này, giá trị tối đa cho phép (tương ứng với nguồn tiếp nhận nước thải) của các chất ô nhiễm khác phải đáp ứng yêu cầu quy định tại Bảng 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp.

 

2. Giá trị tối đa cho phép của các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt khi xả thải ra nguồn tiếp nhận nước thải:

Căn cứ nguồn tiếp nhận nước thải, giá trị tối đa cho phép của các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt khi xả thải ra nguồn tiếp nhận nước thải được quy định tại Bảng 2 Quy chuẩn này

Bảng 2. Giá trị tối đa cho phép của các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt
TT Chất ô nhiễm Đơn vị tính Vùng tiếp nhận nước thải
A B C
1 pH 5-9 5-9 5-9
2 BOD5 (20Oc) mg/L 20 30 40
3 COD mg/L 40 60 80
4 TSS mg/L 30 50 70
5 T-N mg/L 10 20 20
6 T-P mg/L 2 (1)(a) 3 (1,5) 4 (2)
7 Tổng Coliform MPN/ 100mL 1000 3000 3000
8 Sunfua mg/L 0,2 0,5 0,5
9 Dầu mỡ ĐTV mg/L 5 20 20
10 Chất hoạt động bề mặt mg/L 3 5 5
Chú thích:

  • Trong ngoặc ( ) là giá trị đối với vùng tiếp nhận là hồ, ao, đầm.
  • Trường hợp hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt có sử dụng hóa chất khử trùng chứa thành phần Clo, giá trị tối đa cho phép (tương ứng với nguồn tiếp nhận nước thải) của Bromoform, Chloroform, Clo dư phải đáp ứng yêu cầu

3. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH TRONG QUY CHUẨN KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA VỀ NƯỚC THẢI SINH HOẠT VÀ NƯỚC THẢI ĐÔ THỊ

3.1. Phương pháp, kỹ thuật lấy mẫu nước thải và xác định các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt, nước thải đô thị được thực hiện theo quy định tại Phụ lục 2 Quy chuẩn này. Phương pháp xác định các chất ô nhiễm khác được thực hiện theo quy định tại Phụ lục 1 Quy chuẩn kỹ thuật môi trường quốc gia về nước thải công nghiệp

3.2. Chấp thuận các phương pháp thử nghiệm khác (chưa được viện dẫn tại cột 3 Phụ lục 1 Quy chuẩn này), bao gồm: TCVN mới ban hành; phương pháp tiêu chuẩn quốc gia của một trong các quốc gia thuộc Nhóm các quốc gia công nghiệp phát triển (G7), các quốc gia thành viên của Liên minh Châu Âu, Hàn Quốc hoặc Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) hoặc các phương pháp chuẩn thử nghiệm nước và nước thải (Standard Methods for the Examination of Water and Wastewater – SMEWW).

Phụ lục 1 - Quy chuẩn kỹ thuật môi trường quốc gia về nước thải sinh hoạt và nước thải đô thị
Phụ lục 1 – Quy chuẩn kỹ thuật môi trường quốc gia về nước thải sinh hoạt và nước thải đô thị

>>>Download bản dự thảo đầy đủ tại đây: Quy chuẩn kỹ thuật môi trường quốc gia về nước thải sinh hoạt và nước thải đô thị

Dịch vụ xử lý nước thải – Công ty TNHH Công nghệ môi trường Hòa Bình Xanh

Bạn đang muốn xây dựng hệ thống xử lý nước thải? Bạn đang muốn tìm kiếm một nhà thầu chuyên nghiệp và uy tín để xử lý nước thải? Hòa Bình Xanh sẽ giúp bạn tận tình với những dịch vụ chuyên nghiệp nhất.

Công ty TNHH công nghệ môi trường Hòa Bình Xanh chúng tôi luôn tự hào vì có đội ngũ chuyên gia, kỹ sư giàu kinh nghiệm đã góp phần tạo sự tin tưởng và an tâm cho khách hàng. Mục tiêu của chúng tôi là mang đến cho khách hàng một trải nghiệm dịch vụ xuất sắc với mức đầu tư phù hợp nhất.

Quý doanh nghiệp có nhu cầu hợp tác công ty để xử lý nước thải  và khí thải hoặc quan tâm đến các hạng mục khác, hãy liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE: 0943.466.579

Nhận xét bài viết!