QCVN 07:2009/BTNMT QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ NGƯỠNG CHẤT THẢI NGUY HẠI
I GIỚI THIỆU QUY CHUẨN QCVN 07:2009/BTNMT
QCVN 07:2009/BTNMT do Ban soạn thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất thải rắn biên soạn, Tổng cục Môi trường, Vụ Khoa học và Công nghệ, Vụ Pháp chế trình duyệt và được ban hành theo Thông tư số 25/2009/TT-BTNMT ngày 16 tháng 11 năm 2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Chất thải nguy hại (CTNH) là các chất thải được liệt kê trong Danh mục Chất thải nguy hại do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành (sau đây gọi tắt là Danh mục CTNH), và được phân thành hai loại:
– CTNH trong mọi trường hợp (được ký hiệu trong Danh mục CTNH);
– Có khả năng là CTNH (được ký hiệu trong Danh mục CTNH) nếu có ít nhất một tính chất nguy hại hoặc một thành phần nguy hại vượt ngưỡng chất thải nguy hại theo quy định tại Phần 2 QCVN 07:2009/BTNMT.
Ngưỡng chất thải nguy hại (hoặc ngưỡng nguy hại của chất thải) là giới hạn định lượng của tính chất hoặc thành phần nguy hại của chất thải, dùng làm cơ sở để phân định, phân loại và quản lý CTNH.
II PHẠM VI ÁP DỤNG
Quy định này được áp dụng cho các đối tượng cụ thể như sau: các tổ chức, cá nhân tạo ra chất thải; các đơn vị thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải; các cơ quan quản lý nhà nước; các đơn vị phân tích mẫu chất thải và những cá nhân, tổ chức khác có hoạt động liên quan đến chất thải.
III QUY ĐỊNH KỸ THUẬT VỀ NGƯỠNG CTNH
Các tính chất nguy hại
IV QUY ĐỊNH KỸ THUẬT VỀ LẤY MẪU, PHÂN TÍCH, PHÂN ĐỊNH VÀ PHÂN LOẠI CTNH
Quy định đối với đơn vị lấy mẫu, phân tích
Theo quy định, đơn vị lấy mẫu và phân tích phải có chứng chỉ công nhận chất lượng hoặc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ định. Kết quả phân tích của các đơn vị không đáp ứng điều kiện trên chỉ mang tính tham khảo và không được sử dụng làm căn cứ pháp lý.
Nguyên tắc lấy mẫu, phân tích, phân định và phân loại CTNH
- Lấy theo quy định về các loại chất thải ở trạng thái khác nhau
- Áp dụng đúng các nguyên tắc quy định
V PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH
- Tuỳ theo tính chất khác nhau (tính dễ bắt cháy, tính kiềm, axit, có thành phần xyanua,…) áp dụng các phương pháp như: ASTM D3278-96, ASTM D4980-89, EPA SW-846 – Phương pháp 9010 hoặc 9012.
- Tuỳ thuộc vào nồng độ ngâm chiết, sử dụng một trong hai phương pháp chuẩn bị mẫu sau đây trước khi tiến hành phân tích:
+ ASTM D5233-92: Phương pháp chuẩn xác định mẫu chất thải đơn lẻ bằng phương pháp ngâm chiết (Standard test method for single batch extraction method for wastes).
+ EPA 1311: Phương pháp ngâm chiết độc tính TCLP (TCLP Method 1311 – Toxicity characteristic leaching procedure).
- Đối với chất thải lỏng có hàm lượng chất rắn thấp (dưới 0,5%), sau khi lọc qua màng lọc sợi thủy tinh để loại bỏ các hạt rắn.
- Đối với chất thải dạng bùn hoặc rắn:
+ Việc tách chất rắn và chất lỏng giúp phân tích riêng từng pha, đảm bảo độ chính xác của kết quả.
+ Việc nghiền nhỏ chất rắn giúp tăng diện tích tiếp xúc giữa chất rắn và dung dịch ngâm chiết, hỗ trợ quá trình tách chiết các thành phần nguy hại.
+ Dung dịch axit có pH được điều chỉnh sẽ giúp hòa tan các hợp chất nguy hại có trong chất rắn, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phân tích.
- Ngược lại thì được phân tích riêng và kết hợp giá trị trung bình theo công thức sau:
VI KẾT LUẬN
Quy chuẩn này áp dụng thống nhất ngưỡng CTNH trong việc phân định và phân loại CTNH theo Danh mục CTNH do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành. Cơ quan quản lý nhà nước về môi trường có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quy chuẩn này để đảm bảo được việc bảo vệ môi trường.
Các dịch vụ xử lý chất thải Hòa Bình Xanh đang cung cấp trên toàn quốc
Công ty TNHH Công Nghệ Môi Trường Hòa Bình Xanh chúng tôi, chúng tôi luôn tự hào vì có đội ngũ chuyên gia, kỹ sư giàu kinh nghiệm đã góp phần tạo sự tin tưởng và an tâm cho khách hàng. Mục tiêu của chúng tôi là mang đến cho khách hàng một trải nghiệm dịch vụ xuất sắc với mức đầu tư phù hợp nhất.
Quý doanh nghiệp có nhu cầu hợp tác công ty để xử lý chất thải, nước thải và khí thải hoặc quan tâm đến các hạng mục khác, hãy liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE: 0943.466.579.
Nhận xét bài viết!