Kế hoạch bảo vệ môi trường tại TP.HCM

KẾ HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TẠI TP.HCM

1. TỔNG QUAN VỀ TP. HỒ CHÍ MINH

Hiện trạng ô nhiễm môi trường tại TP.HCM  

Ô nhiễm môi trường ở TP. HCM rất đa dạng, trong đó chủ yếu là ô nhiễm nước mặt, không khí, tiếng ồn, ánh sáng… Mỗi năm Thành phố tiêu tốn hàng nghìn tỷ đồng ngân sách để khắc phục ô nhiễm môi trường nhưng cũng chỉ hạn chế được phần nào. Người dân nhiều nơi phải “sống chung” với rác thải, ô nhiễm kênh rạch, bụi bặm, tiếng ồn, ánh sáng suốt ngày đêm.

Ô nhiễm nguồn nước và không khí

Năm 2013, theo kết quả quan trắc chất lượng môi trường tại các bãi chôn lấp và khu liên hợp xử lý chất thải rắn do Ban Quản lý các khu liên hợp xử lý chất thải TP.HCM thực hiện, chất lượng nước mặt một số khu vực xung quanh khu liên hợp xử lý chất thải rắn Tây Bắc – Củ Chi bị ô nhiễm dinh dưỡng, hữu cơ, sắt và vi sinh phát hiện có nhiều thông số vượt xa mức độ cho phép.

Trước bức xúc của người dân, UBND Thành Phố đã phải từng bước đóng cửa khu xử lý chất thải này. Lượng rác hằng ngày sẽ chuyển về Khu liên hợp xử lý chất thải Đa Phước xử lý.

Trên địa bàn TP.HCM hiện có 3.300 nguồn thải của các cơ sở sản xuất, thương mại, dịch vụ nhưng mới có 1.140 cơ sở xây dựng hệ thống xử lý môi trường đạt chuẩn. Hiện mới có khoảng 80% nguồn thải có lưu lượng từ 50m3/ngày đêm được kiểm soát. Còn hơn 2.000 cơ sở chưa có hệ thống xử lý môi trường hoặc có nhưng chưa đạt chuẩn vẫn ngày đêm thải ra môi trường hàng ngàn tấn chất thải, nước thải độc hại.

Ngoài ra, Thành phố còn rất nhiều những con kênh, bãi tập kết rác, khu dân cư ven kênh rạch ô nhiễm nằm rải rác ở khắp các quận, huyện với mức ô nhiễm rất đáng báo động.

Ô nhiễm tiếng ồn, khói bụi và ánh sáng

Các phương tiện giao thông chen chúc nhau và xả khí thải làm ô nhiễm môi trường không khí là cảnh thường xuyên diễn ra ở TP.HCM

Theo số liệu quan trắc của Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh, tiếng ồn ở mọi lúc, mọi nơi tại 150 điểm của 30 tuyến đường trung tâm thành phố đều vượt mức cho phép.

Kế hoạch bảo vệ môi trường tại TP.HCM
Kế hoạch bảo vệ môi trường tại TP.HCM

Kết quả quan trắc tiếng ồn của Chi cục Bảo vệ Môi trường TP. Hồ Chí Minh vừa qua cũng cho thấy, tất cả số lần đo ở 6 trạm quan trắc đều cho kết quả tiếng ồn đạt tới 85dBA, trong đó ngưỡng vượt tiếng ồn cho phép cao nhất là 75dBA. Ngã tư An Sương là điểm có mức độ ồn cao nhất hiện nay, nguyên nhân chủ yếu là do lượng xe tải, xe cơ giới qua lại đông gây cộng hưởng tiếng ồn quá lớn.

Trong khi đó, ô nhiễm ánh sáng cũng là vấn đề đáng báo động. Hầu hết các tuyến đường trung tâm của Thành phố đều được trang bị hệ thống đèn chiếu sáng công cộng, đèn từ các biển hiệu quảng cáo có công suất từ 100W đến 500W sáng suốt đêm. Hầu như những tuyến phố chính như Nguyễn Huệ, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Trần Hưng Đạo, Hùng Vương … không có bóng tối, khiến cho người dân choáng ngợp trước thứ ánh sáng đủ sắc màu mỗi khi đêm xuống.

Theo cảnh báo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tại các thành phố “không ngủ”, người dân thường mắc các chứng bệnh về thị lực, đau đầu, chóng mặt, thậm chí là mất ngủ, chán ăn, suy nhược cơ thể… Có thể nói những cảnh báo như trên có thể nhiều người đã biết, nhưng tình trạng ô nhiễm ánh sáng ở TP. Hồ Chí Minh vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Ánh sáng đèn điện là rất cần thiết cho cuộc sống con người nhưng tình trạng lạm dụng ánh sáng đèn chiếu sáng ở đô thị suốt ngày đêm như ở thành phố này hiện rất đáng báo động.

2. KẾ HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG LÀ GÌ?

  • Theo Luật Bảo vệ môi trường năm 2014, bắt đầu từ ngày 1/1/2015 việc lập Cam kết bảo vệ môi trường được đổi thành lập Kế hoạch bảo vệ môi trường.
  • Kế hoạch bảo vệ môi trường là một hồ sơ pháp lý ràng buộc trách nhiệm giữa doanh nghiệp đối với cơ quan môi trường là một quá trình phân tích, đánh giá và dự báo các ảnh hưởng đến môi trường của dự án trong giai đoạn thực hiện và hoạt động của dự án. Từ đó đề xuất các giải pháp thích hợp để bảo vệ môi trường trong từng giai đoạn hoạt động cũng như thi công các công trình.

3. TẠI SAO PHẢI LẬP KẾ HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TẠI TP.HCM?

  • Lập kế hoạch bảo vệ môi trường để đáp ứng được những vấn đề sau:
  • Thực hiện chính sách phát triển kinh tế – xã hội đi đôi với bảo vệ môi trường.
  • Đánh giá, dự báo trước các tác động của dự án đến môi trường, từ đó có các biện pháp nhằm hạn chế – xử lý các tác động xấu đến môi trường, thực hiện công tác bảo vệ môi trường.Hợp thức hóa quá trình hoạt động của doanh nghiệp.

4. CĂN CỨ PHÁP LÝ LẬP KẾ HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TẠI TP.HCM

  • Kế hoạch bảo vệ môi trường được lập dựa theo các văn bản pháp lý gồm:
  • Luật bảo vệ môi trường số: 55/2014/QH13 có hiệu lực từ ngày 01/01/2015
  • Nghị định số: 18/2015/NĐ-CP  có hiệu lực từ ngày 01/04/2015
  • Thông tư số: 27/2015/TT-BTNMT có hiệu lực từ ngày 15/07/2015

>>>> Xem thêm Kế hoạch bảo vệ môi trường tại Trà Vinh

5. ĐỐI TƯỢNG PHẢI LẬP KẾ HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TẠI TP.HCM

Đối tượng phải đăng ký Kế hoạch bảo vệ môi trường được quy định như sau:

  • Dự án đầu tư mới, đầu tư mở rộng quy mô, nâng công suất các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không thuộc đối tượng quy định tại Phụ lục II Nghị định số 18/2015/NĐ-CP
  • Phương án đầu tư sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; phương án đầu tư mở rộng quy mô, nâng công suất các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không thuộc đối tượng quy định tại Phụ lục IV, đồng thời không thuộc Phụ lục II Nghị định số 18/2015/NĐ-CP (kế hoạch bảo vệ môi trường tại TP.HCM)
  • Chủ dự án, chủ cơ sở của đối tượng Quy định tại Khoản 1 Điều 18 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP phải lập đăng ký Kế hoạch bảo vệ môi trường tại cơ quan có thẩm quyền quy định tại Khoản 1 Điều 19 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP
  • Những đối tượng không phải đăng ký Kế hoạch bảo vệ môi trường được quy định tại Phụ lục IV Nghị định số 18/2015/NĐ-CP (kế hoạch bảo vệ môi trường tại TP.HCM)

6. QUY TRÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TẠI TP.HCM

QUY TRÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
QUY TRÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

7. NƠI TIẾP NHẬN KẾ HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Tùy theo quy mô sản xuất, kinh doanh của dự án, nơi tiếp nhận hồ sơ có thể là:

  • Sở Tài nguyên và Môi trường (kế hoạch bảo vệ môi trường tại TP.HCM)
  • Ban quản lý các khu công nghiệp (kế hoạch bảo vệ môi trường tại TP.HCM)
  • Phòng Tài nguyên và Môi trường (kế hoạch bảo vệ môi trường tại TP.HCM)

8. HỒ SƠ CẦN THIẾT LẬP KẾ HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TẠI TP.HCM

  • Giấy phép kinh doanh/ Giấy chứng nhận đầu tư.
  • Báo cáo đầu tư/ Giải trình kinh tế kỹ thuật/ Báo cáo nghiên cứu khả thi.
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất/ Hợp đồng thuê đất/ Thỏa thuận địa điểm xây dựng.

9. NHỮNG BƯỚC LÀM VIỆC CƠ BẢN VỚI HÒA BÌNH XANH

NHỮNG BƯỚC LÀM VIỆC CƠ BẢN VỚI HÒA BÌNH XANH
NHỮNG BƯỚC LÀM VIỆC CƠ BẢN VỚI HÒA BÌNH XANH

Trên đây là kế hoạch bảo vệ môi trường tại TP.HCM mà Hòa Bình Xanh chúng tôi đã đề cập đến để quý khách hàng có thể dễ dàng tham khảo và tìm hiểu. (kế hoạch bảo vệ môi trường tại TP.HCM)

Dịch vụ môi trường mới nhất tại – Công ty TNHH Công nghệ môi trường Hòa Bình Xanh

Bạn đang muốn lập kế hoạch bảo vệ môi trường? Bạn đang muốn tìm kiếm một nhà thầu chuyên nghiệp và uy tín? Đừng lo ngại, Hòa Bình Xanh sẽ giúp bạn tận tình với những dịch vụ chuyên nghiệp nhất. (kế hoạch bảo vệ môi trường tại TP.HCM)

Công ty TNHH công nghệ môi trường Hòa Bình Xanh chúng tôi luôn tự hào vì có đội ngũ chuyên gia, kỹ sư giàu kinh nghiệm đã góp phần tạo sự tin tưởng và an tâm cho khách hàng. Mục tiêu của chúng tôi là mang đến cho khách hàng một trải nghiệm dịch vụ xuất sắc với mức đầu tư phù hợp nhất. (kế hoạch bảo vệ môi trường tại TP.HCM)

Qúy doanh nghiệp có nhu cầu hợp tác công ty để lập hồ sơ môi trường hoặc quan tâm đến các hạng mục khác, hãy liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE: 0943.466.579  (kế hoạch bảo vệ môi trường tại TP.HCM)

Nhận xét bài viết!