9 BƯỚC THỰC HIỆN DỰ ÁN HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI

9 BƯỚC THỰC HIỆN DỰ ÁN HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI

Trước hàng loạt các vấn đề ô nhiễm nguồn nước hiện nay, việc thi công lắp đặt hệ thống xử lý nước thải là rất cần thiết cho các doanh nghiệp để đảm bảo nguồn nước thải đầu ra được xử lý triệt để, hạn chế tối đa các tác động xấu đến môi trường. Vậy để thi công lắp đặt một hệ thống xử lý nước thải cần trải qua các bước thực hiện nào? Hãy cùng Hòa Bình Xanh tham khảo qua bài viết dưới đây nhé!

Các bước thực hiện dự án hệ thống xử lý nước thải
Các bước thực hiện dự án hệ thống xử lý nước thải

1. Khảo sát dự án

Khi xây dựng một hệ thống xử lý nước thải, khảo sát dự án là bước quan trọng và không thể bỏ qua nhằm thu thập đầy đủ các thông tin về hiện trạng môi trường dự án, để kịp thời lên phương án xây dựng phù hợp.

Để thuận lợi cho các giai đoạn phía sau, ở bước này cần thu thập đầy đủ các thông tin cần thiết như:

  • Mặt bằng vị trí
  • Đường ống thu gom
  • Đường ống thoát nước thải
  • Đường điện nguồn
  • Đường nước cấp.

2. Lên phương án xử lý

Các thông tin thu thập được từ quá trình khảo sát sẽ được các kỹ sư phân tích và tìm ra giải pháp phù hợp. Ở bước thực hiện này, các yếu tố quan trọng cần được quan tâm là:

  • Chất lượng nguồn nước thải
  • Lưu lượng dòng nước thải
  • Chu kỳ xả thải

Các mẫu nước thải được phân tích một cách thật chính xác tại phòng thí nghiệm, trước khi đưa ra phương án xử lý. Ngoài ra, chất lượng nguồn nước phải được đánh giá qua hoạt đọng sản xuất, quá trình sinh hoạt, nguồn nguyên liệu đầu vào của doanh nghiệp.

3. Tính toán thiết kế

Quá trình tính toán để thiết kế hệ thống xử lý nước thải phải dựa vào các tiêu TCVN phù hợp với các tiêu chuẩn Việt Nam đặt ra. Sau khi tính toán sẽ được các thông số để thiết kế các bể xử lý phù hợp với phương án xử lý nước thải.

Theo QCVN 01:2019/BXD – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng, khoảng cách an toàn môi trường (ATMT) được quy định trong bảng sau:

Bảng khoảng cách an toàn môi trường
STT  Loại công trình Khoảng cách ATMT tối thiểu (m) ứng với công suất (m3/ngày)
 < 200 (m3/ngày) 200- 5.000 (m3/ngày) 5.000 – 50.000 (m3/ngày)  > 50.000 (m3/ngày)
1 Trạm bơm nước thải 15 20 25 30
2 Trạm làm sạch nước thải
3 Làm sạch cơ học, có sân phơi bùn 100 200 300 400
4 Làm sạch nhân tạo, có sân phơi bùn 100 150 300 400
5 Làm sạch sinh học không có sân phơi bùn, có thiết bị xử lý mùi hôi, xây dựng kín 10 15 30 40
6 Khu đất để lọc ngầm nước thải 100 250 300 500
7 Khu đất tưới cây xanh, nông nghiệp 50 200 400 1000
8 Hồ sinh học 50 200
9 Mương oxy hóa 50 150

4. Bóc tách khối lượng

Bóc tách khối lượng là việc xác định khối lượng dựa trên phương thức: Đo, đếm, tính toán, kiểm tra trên cơ sở kích thước, số lượng quy định trong bản vẽ thiết kế, thuyết minh thiết kế hoặc từ yêu cầu triển khai dự án, thi công xây dưng, chỉ dẫn kỹ thuật, các hồ sơ, chỉ dẫn khác có liên quan và các tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng Việt Nam.

Yếu tố quan trọng để tính toán chi phí xây dựng hệ thống xử lý nước thải chính là khối lượng, vì vậy việc đo bóc khối lượng để xây dựng được chính xác và đúng quy định sẽ giúp tính toán chi phí xây dựng được chính xác.

>>> Xem thêm Dịch vụ xử lý nước thải tại Hòa Bình Xanh

5. Lập bảng chào giá

Sau khi tính toán được chi phí xây dựng hệ thống xử lý nước thải, sẽ tiến hành tổng hợp làm báo giá thiết kế thi công và gửi bảng chào giá đến doanh nghiệp.

6. Thực hiện hạng mục xây dựng

Sau khi doanh nghiệp đồng ý với phương án và chi phí thiết kế và hoàn tất các thủ tục sẽ tiến hành thực hiện thi công xây dựng

Các bước thực hiện dự án hệ thống xử lý nước thải
Các bước thực hiện dự án hệ thống xử lý nước thải

7. Thực hiện hạng mục lắp đặt thiết bị

Các thiết bị sẽ được thi công, lắp đặt theo bản vẽ thiết kế của kỹ sư.

8. Vận hành chạy thử

Hệ thống xử lý nước thải sẽ được đơn vị thi công cận hành chạy thử trước khi bàn giao cho doanh nghiệp, bên cạnh đó các kỹ sư vận hành hệ thống xử lý nước thải của doanh nghiệp cũng sẽ được hổ trợ đào tạo để thuận tiện cho quá trình vận hành sau này.

>>> Xem thêm  Dịch vụ xử lý bụi

9. Nghiệm thu hệ thống

Thực hiện nghiệm thu hệ thống xử lý nước thải là quy trình bắt buộc đối với tất cả các đơn vị có hệ thống xử lý nước thải. Bước này được thực hiện sau khi hệ thống hoàn thành và được cơ quan nhà nước kiểm duyệt.

Sau khi hoàn thành nghiệm thu, hệ thống xử lý nước thải sẽ được đưa vào sử dụng và bảo hành hệ thống.

Trên đây là 9 bước thực hiện dự án hệ thống xử lý nước thải mà Hòa Bình Xanh chúng tôi đã đề cập đến để quý khách hàng có thể dễ dàng tham khảo và tìm hiểu.

>>> Xem thêm  Dịch vụ xử lý khí thải

Dịch vụ xử lý nước thải mới nhất tại – Công ty TNHH Công nghệ môi trường Hòa Bình Xanh

Bạn đang muốn xây dựng hệ thống xử lý nước thải? Bạn đang muốn tìm kiếm một nhà thầu chuyên nghiệp và uy tín? Đừng lo ngại, Hòa Bình Xanh sẽ giúp bạn tận tình với những dịch vụ chuyên nghiệp.

Công ty TNHH Công nghệ môi trường Hòa Bình Xanh chúng tôi luôn tự hào vì có đội ngũ chuyên gia, kỹ sư giàu kinh nghiệm đã góp phần tạo sự tin tưởng và an tâm cho khách hàng. Mục tiêu của chúng tôi là mang đến cho khách hàng một trải nghiệm dịch vụ xuất sắc với mức đầu tư phù hợp nhất.

Qúy doanh nghiệp có nhu cầu hợp tác công ty để xử lý nước thải hoặc quan tâm đến các hạng mục khác, hãy liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE: 0943.466.579

>>> Xem thêm  Dịch vụ xử lý nước sạch

Nhận xét bài viết!