XỬ LÝ PHẾ THẢI NHỰA AN TOÀN HIỆU QUẢ
Phế thải nhựa trong sản xuất rất đa dạng, bao gồm các dạng như thỏi, cục, sợi, phế liệu từ quá trình tạo hình, vật liệu hỏng, và các đoạn cắt. Những chất thải này, đặc biệt là phế liệu công nghệ, thường được tái sử dụng trực tiếp trong nhà máy mà không cần qua giai đoạn tinh luyện phức tạp. Việc tận dụng phế liệu nhựa không chỉ giảm thiểu lượng rác thải mà còn tiết kiệm chi phí sản xuất
Tồn tại một lượng lớn sản phẩm hữu cơ có giá trị trong phế thải nhựa. Các chất này sẽ làm giảm nhu cầu sử dụng các nguyên liệu tự nhiên như khí đốt, dầu mỏ và giảm ô nhiễm môi trường khi được tái sử dụng.
Về mặt kinh tế, giá thành PVC, PE, PS thứ cấp thấp hơn vật liệu chính từ 2,5 – 6 lần, còn giá thành capron thứ cấp thấp hơn capron chính phẩm khoảng 12 lần.
Quá trình chế biến phế thải nhựa thành đồ dùng phải qua các giai đoạn chuẩn bị
Nguyên liệu như thu gom, lựa chọn, làm sạch các tạp chất, nén ép và tạo hạt. Phương pháp chế biến phụ thuộc chủ yếu vào độ sạch, kích thước hình học, hình dạng bên ngoài, tính chất và hàm lượng tạp chất trong phế thải nhựa và một số yếu tố khác.
Phế thải nhựa sinh hoạt trước khi được sử dụng lại thường phải tách ra khỏi các tạp chất sinh hoạt khác. Các phương pháp tách gồm có nghiễn, sàng, phân loại, kết hợp với các dạng phân riêng khác (phân riêng bằng không khí, chân không, từ, tĩnh điện, thủy động) trích li, tuyển nổi…
Các sơ đồ chế biến phế thải nhựa sản xuất thường đơn giản hơn do không cần phân riêng, chỉ cần phân loại theo hình dạng, sau đó được rửa và sấy.
Trong thực tế xử lý phế thải polime, thường chọn một trong các phương thức:
- Chuyển chúng thành sản phẩm thứ cấp có thành phần hoá học tương tự polime ban đầu.
- Phân huỷ bằng tác nhân hoá (hoặc nhiệt), tiêu huỷ.
Tận dụng không thay đổi cấu trúc ban đầu
Hướng xử lý phế thải polime nhựa phổ biến nhất là chuyển chúng thành dạng nguyên liệu thứ cấp.
Một trong các vấn đề cấp bách cần được giải quyết là việc sử dụng lại bao nilon (polietylen). Đây là sản phẩm được sử dụng ngày càng nhiều trong các ngành sản xuất.
Sau đây là quy trình công nghệ để chế biến bao PE phế thải thành các vật liệu như ống nước, đồ tiêu dùng và bao nilon thứ cấp.
Tái sinh phân huỷ
Đối với một số dạng phế thải polime, việc xử lý bằng hoá và nhiệt (gồm quá trình chuyển hóa polime ban đầu thành nguyên liệu sản xuất hay các sản phẩm có giá trị khác) là phương pháp thích hợp nhất.
Quá trình khử và trùng ngưng phế thải capron dưới tác dụng của axit photphoric và hơi quá nhiệt đã được thực hiện trong quy mô công nghiệp.
Từ PE thứ cấp, ta có thể thu sáp PE bằng phương pháp phân hủy nhiệt. Sáp này được sử dụng để làm khuôn đúc hoặc làm phụ gia cho hỗn hợp bitum atphan để tăng độ cứng và khả năng chịu mài mòn của lớp phủ trong làm đường giao thông.
Nhiệt phân là hướng chế biến phế liệu nhựa tiên tiến. Sản phẩm của quá trình này được dùng làm nguyên liệu để tổng hợp chất hữu cơ hoặc nhiên liệu. Quá trình nhiệt phân polime phế thải thường được tiến hành ở 300-900°C.
Bọt polipropan phế thải được thủy phân ở 290-320°C bằng hơi nước để tạo thành rượu đa nguyên tử, diamin và CO2 dùng trong sản xuất bọt poliuretan.
Phần lớn phế thải nhựa là cặn từ quá trình xử lý nước thải có thành phần phức tạp và thường được thải bỏ.
Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, các phế thải nhựa trên có thể được tái sử dụng với hiệu quả rất cao. Từ nhựa phế thải, có thể sản xuất than vô cơ để xử lý khí thải và nước thải sản xuất. Quá trình nhiệt phân thường được tiến hành ở 700-750°C sản phẩm dạng than vô cơ này có khả năng hấp phụ rất hiệu quả kim loại nặng và dầu có trong nước thải.
Tiêu hủy chất thải
Việc đốt cháy phế thải nhựa ở nhiệt độ cao là một cách để xử lý chúng, nhưng quá trình này cũng tạo ra các khí độc hại gây ảnh hưởng đến môi trường. Để giảm thiểu tác động tiêu cực, cần nghiền nhỏ và phun bụi phế liệu trước khi đốt, đồng thời trang bị hệ thống xử lý khí thải hiện đại.
Phế thải nhựa từ thùng chứa nhờ máy cạp được cho vào phễu nhập liệu. Từ đây, phế thải được cho vào lò có dạng thùng quay. Tro của quá trình cháy sẽ theo dốc nghiêng 2-5° đi vào thùng chứa sản phẩm.
Ở đây, tro được làm nguội và vận chuyển ra ngoài. Khí lò tiếp tục đi vào ngăn đốt bổ sung. Ở đó, nó được khử độc ở nhiệt độ hơn 800°C bằng lửa đèn khò. Sau đó, khí đi qua thiết bị làm nguội (lò tận dụng nhiệt, máy đun nước nóng…) và cuối cùng vào ống khói. Tro tạo thành thường chiếm 4-6% khối lượng chất thải và có thể được dùng làm chất độn trong sản xuất vật liệu xây dựng.
Phương pháp khác
Phế thải nhựa sẽ tự phân hủy trong điều kiện tự nhiên dưới tác dụng của các yếu tố như ánh sáng mặt trời, vi sinh vật, nước…
Một số nhựa phế liệu như PE, PP, PVC có thể phân hủy sinh học dưới tác dụng của vi khuẩn, nấm mốc thích hợp. Như vậy, ta có thể phân hủy phế thải nhựa bằng cách gieo cấy các vi khuẩn tương ứng. Tinh bột thực vật và hợp chất Fe (II) thường được cho vào nhựa để thúc đẩy sự phân hủy sinh học.
Ngoài ra, ta còn có thể dùng quang năng (tia cực tím) để phân hủy nhựa phế thải sinh hoạt. Chất hoạt động quang học được dùng để liên kết với mạch chính của polime trong lúc tổng hợp có thể hấp thu tia cực tím để phá hủy mạch, kết quả là đồ dùng trở nên dòn và phân rã dưới tác dụng của yếu tố tự nhiên.
Với phương châm: ”Uy tín, chất lượng là hàng đầu” Công ty TNHH Công nghệ Môi trường Hòa Bình Xanh mang đến cho quý khách hàng sản phẩm và dịch vụ tốt nhất, đáp ứng nhu cầu cần thiết của quý khách.
Cùng với đó là sự tư vấn tận tình của đội ngũ kỹ sư, chuyên gia giàu kinh nghiệm, cùng hệ thống trang thiết bị hiện đại, chúng tôi cam kết mang đến cho khách hàng những giải pháp hiệu quả, tiết kiệm và thân thiện với môi trường.
Nhận xét bài viết!