QUY TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI Y TẾ THEO QUY ĐỊNH HIỆN HÀNH
Nước thải phát sinh tại các cơ sở y tế là loại nước thải ô nhiễm có tính chất đặc thù. Do đó, nếu không được thu gom, xử lý đảm bảo các quy chuẩn hiện hành trước khi thải ra môi trường có guy cơ gây ô nhiễm, suy thoái các nguồn nước tiếp nhận, ảnh hưởng đến chất lượng môi trường đất và có thể phát tán các dịch bệnh trong cộng đồng.
Công ty TNHH Công nghệ Môi trường Hòa Bình Xanhchuyên cung cấp, thiết kế, xây dựng hệ thống xử lý nước thải chế biến bột mì
Với đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, tận tâm và luôn áp dụng những công nghệ hiện đại tối ưu nhất giúp khách hàng tiết kiệm được chi phí và dễ dàng vận hành.
Hãy goi ngay qua hotline 0943.466.579 để nhận được sự hỗ trợ nhanh nhất và tận tình nhất.
I. Những vấn đề mà các cơ sở y tế, bệnh viện, phòng khám hay gặp phải trong việc xử lý nước thải y tế
Nước thải xả ra từ bệnh viện, trung tâm y tế là loại nước thải phát sinh từ các hoạt động thăm khám chửa bệnh, nước thải từ các hoạt động xét nghiệm trong phòng xét nghiệm, nước thải sinh ra từ hoạt động sinh hoạt thường ngày như tắm giặt, vệ sinh, nấu ăn, tẩy rửa, giặt tẩy,… của các y tá, bác sĩ, bệnh nhân, thân nhân,… trong các cơ sở đặc thù như trung tâm y tế, bệnh viện, cơ sở y tế,….
Sau đây là những vần đề mà các cơ sở y tế như Bệnh viện, phòng khám chữa bệnh hay gặp phải trong việc xử lý nước thải y tế
- Chưa có hệ thống xử lý nước thải y tế (bệnh viện) theo quy định nhà nước
- Đã có hệ thống xử lý nước thải y tế (bệnh viện) nhưng không đạt tiêu chuẩn
- Cần cải tạo, nâng cấp hệ thống xử lý nước thải y tế (bệnh viện) vì không đủ công suất
- Hệ thống xử lý nước thải y tế (bệnh viện) gặp sự cố khi đang hoạt động
- Cần chuyển giao công nghệ, đào tạo kỹ thuật vận hành hệ thống xử lý nước thải y tế (bệnh viện)
- Cần tư vấn, thiết kế hệ thống xử lý nước thải y tế (bệnh viện, phòng khám)
- Nước thải y tế quá ít, có cần phải xử lý hay không
- Xây dựng hệ thống xử lý nước thải y tế (bệnh viện, phòng khám) khoảng bao nhiêu tiền
- Diện tích mặt bằng quá nhỏ, không có chỗ trống để lắp đặt hệ thống xử lý nước thải y tế
>>> Xem thêm Công nghệ xử lý nước thải phòng khám
II. Nguồn phát sinh nước thải y tế
Nguồn phát sinh nước thải y tế (bệnh viện) đến từ nhiều hoạt động khác nhau, có thể phân loại thành 2 nguồn chính: (xử lý nước thải y tế)
- Nước thải sinh hoạt: từ các hoạt động vệ sinh, tắm rửa, giặt giũ của cán bộ, nhân viên bệnh viện, thân nhân và bệnh nhân, các hoạt động lau dọn phòng ốc…
- Nước thải y tế: từ các hoạt động khám chữa bệnh, tiểu phẫu, phẫu thuật, xét nghiệm, dịch tiết, máu, mủ, các bộ phận loại bỏ của cơ thể, vệ sinh dụng cụ y khoa.
Do đặc thù bệnh viện thường có nhiều bệnh nhân đang mắc nhiều bệnh trong đó có không ít những bệnh truyền nhiễm có thể lây lan qua môi trường nước do vậy trong nước thải cũng chứa nhiều vi khuẩn, vi trùng rất nguy hiểm cho sức khỏe của con người nếu nước thải này xả thẳng ra môi trường mà chưa được xử lý triệt để bởi một hệ thống xử lý nước thải y tế an toàn và chuyên nghiệp.
Tác hại của nước thải y tế đến sức khỏe con người
Do đặc thù nước thải y tế chứa rất nhiếu mầm bệnh nguy hiểm và có thể gây lay lan truyền nhiễm rất nguy hiểm như trực khuẩn mủ xanh, tụ cầu vàng, E.coli, virus bại liệt,… và đặc biệt là dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus Covid-19 cùng với các biến thể nguy hiểm của nó cũng có thể lây lan thông qua môi trường nước nhiễm bẩn xả ra từ các cơ sở, bệnh viện điều trị đặc thù.
Với nước thải chưa được xử lý triệt để, loại bỏ hết các mầm bệnh, vi khuẩn mà bị xả trực tiếp ra môi trường bên ngoài, nếu con người tiếp xúc hoạc sử dụng loại nước bị ô nhiễm này trong nấu ăn sẽ có nguy cơ rất lớn mắc bệnh và làm dịch bệnh lan tràn ra cộng đồng, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người và đời sống kinh tế xã hội.
Ngoài ra con người sử dụng các nguồn nước thải xả ra từ các cơ sở y tế, bệnh viện cũng có khả năng mắc các mãn tính nguy hiểm như thận, ung thư, tiêu chảy, bệnh đường tiêu hóa, …
Tác hại đến với môi trường xung quanh của nước thải y tế
Nước thải y tế xả trực tiếp ra môi trường bên ngoài mà chưa được xử lý triệt để thì rõ ràng là môi trường nước sẽ bị ảnh hưởng đầu tiên, các cây trồng , sinh vật thủy sinh như tôm, cá,… sống ở xung quanh sẽ kém phát triển thậm chí diễn ra trường hợp chết hàng loạt gây tác động lớn đến đời sống kinh tế của người dân ở các khu vực lân cận.
Nước thải chưa được xử lý thải ra môi trường bên ngoài về lâu dài sẽ làm đất đai ở các khu vực đó bị nhiễm độc từ đó gây ra ảnh hưởng xấu đến môi trường đất ở đây, làm biến đỗi mục đích sử dụng đất ở khu vực này theo chiều hướng ngày càng xấu, trâu bò, vật nuôi gia súc gia cầm nếu tiếp xúc với môi trường đất ô nhiễm này và được con người tiêu thụ thông qua việc ăn các loại gia súc gia cầm này vẫn bị lây nhiễm một số bệnh truyền nhiễm rất nguy hiểm.
II. Thành phần và tính chất nước thải y tế
Nước thải y tế mang một lượng lớn vi khuẩn gây bệnh, kháng sinh từ y tế, do đó việc xả thải ra môi trường khi chưa được xử lý triệt để sẽ gây lây nhiễm các mầm bệnh vào hệ sinh thái, môi trường đất, nước gây dịch bệnh khó kiểm soát cho cộng đồng và mất cân bằng sinh thái.
Các thành phần chính của nước thải y tế như:
- Các chất hữu cơ;
- Các chất dinh dưỡng;
- Các chất rắn lơ lửng;
- Các vi trùng, vi khuẩn gây bệnh: Salmonella, tụ cầu, liên cầu, virus đường tiêu hóa, bại liệt, các loại kí sinh trùng, amip, nấm…
- Các mầm bệnh sinh học khác trong máu, mủ, dịch, đờm, phân của người bệnh;
- Các loại hóa chất độc hại từ cơ thể và chế phẩm điều trị, thậm chí cả chất phóng xạ.
Ngoài ra, nước thải y tế (bệnh viện) còn chứa một số các thành phần ô nhiễm khác thể hiện ở bảng sau:
Với những thành phần và tính chất nêu trên, nước thải bệnh viện nói riêng và nước thải y tế nói chung có mức độ ô nhiễm không quá cao và có khả năng xử lý tối ưu bằng các công nghệ xử lý sinh học.
III. Đề xuất phương án công nghệ tối ưu xử lý nước thải y tế
Từ những phân tích, đánh giá mang tính cơ sở, Công ty TNHH Công nghệ Môi trường Hòa Bình Xanh đã nghiên cứu, thực nghiệm và đề xuất quy trình công nghệ xử lý nước thải y tế hiệu quả, phù hợp với điều kiện mặt bằng của hầu hết bệnh viện và giá cả hợp lý.
Quy trình công nghệ xử lý nước thải y tế (bệnh viện):
Thuyết minh quy trình xử lý nước thải y tế (bệnh viện):
Nước thải y tế (Bệnh viện) theo hệ thống thu gom được dẫn về hố thu gom. Trước khi vào hố thu gom, nước thải được dẫn qua song chắn rác để loại bỏ rác có kích thước lớn (≥10mm) nhằm tránh gây tắc nghẽn đường ống và hỏng hóc thiết bị trong quá trình vận hành.
Hố thu gom thường có kích thước sâu để thu gom nước thải, trong hố thu gom bố trí bơm chìm để bơm nước thải sang bể điều hòa, bể điều hòa có tác dụng điều hòa tính chất và lưu lượng nước thải trong quá trình sản xuất.
Trong bể điều hòa nước thải được xáo trộn liên tục nhờ máy thổi khí cấp vào qua hệ thống đĩa phân phối khí, sau đó nước thải được chuyển sang bể UASB để bắt đầu quy trình xử lý sinh học.
Tại bể UASB, quá trình phân hủy chất hữu cơ xảy ra nhờ hệ vi sinh vật kỵ khí, khí methane sinh ra cũng được thu hồi. Nồng độ BOD chứa trong nước thải cũng giảm xuống, nhằm tạo điều kiện cho bể Aerotank hoạt động tốt hơn.
Do bể UASB không xử lý triệt để chất hữu cơ trong nước thải nên nước thải tiếp tục được dẫn qua bể Oxic, các vi sinh vật hiếu khí phân hủy chất hữu cơ còn xót lại trong nước thải. Đồng thời một lượng không khí được cấp vào bể thông qua hệ thống phân phối khí đặt dưới đáy bể, nhằm tăng hiệu quả xử lý.
Nước thải sau khi đã xử lý sinh học được dẫn đến bể lắng 2 để giữ lại các màng vi sinh vật lại bể dưới dạng cặn lắng. Tại đây, bùn sinh học sẽ lắng xuống dưới đáy bể, một phần bùn hoạt tính được bơm tuần hoàn về bể Oxic để bổ sung lượng sinh khối và một phần bùn dư sẽ được đưa về bể chứa bùn để đem đi xử lý.
Sau đó, nước thải được đưa qua hồ tùy nghi, tại đây nước thải được xử lý tốt là do hoạt động của các vi sinh vật hiếu khí, kỵ khí và tùy nghi. Từ trên xuống đáy hồ có 3 khu vực chính.
- Khu vực thứ nhất (hay là khu vực hiếu khí) được đặc trưng bởi hệ cộng sinh giữa vi khuẩn và tảo. Nguồn oxy được cung cấp bởi oxy khí trời thông qua quá trình trao đổi tự nhiên qua bề mặt hồ, và oxy được tạo ra qua quá trình quang hợp của tảo. Oxy được vi khuẩn sử dụng để phân hủy các chất hữu cơ tạo nên các dưỡng chất và CO2, tảo sử dụng các sản phẩm này để quang hợp.
- Khu vực trung gian (hay là khu vực kỵ khí không bắt buộc) đặc trưng bởi các hoạt động của các vi khuẩn kỵ khí không bắt buộc.
- Khu vực thứ ba (hay là khu vực kỵ khí) đặc trưng bởi các hoạt động của các vi khuẩn kỵ khí phân hủy các chất hữu cơ lắng đọng dưới đáy bể.
Sau đó nước được dẫn sang hồ hoàn thiện, được xây dựng để cải thiện chất lượng nước thải đầu ra từ đơn vị xử lý cuối cùng là hồ tùy nghi, chất lượng nước sau xử lý đáp ứng các tiêu chuẩn và yêu cầu pháp lý.
Dư lượng hợp chất hữu cơ và hàm lượng chất rắn lơ lửng được giảm thiểu, tuy nhiên nhiệm vụ chính của hồ hoàn thiện là cải thiện chất lượng vệ sinh bằng cách đo đạc nồng độ của hệ vi sinh vật chỉ thị: trứng giun và coliform.
Việc loại bỏ conforms thông thường là quy trình xử lý chậm nhất, vì vậy đó là tiêu chí chính cho việc thiết kế hồ hoàn thiện. Nước thải tiếp tục được dẫn qua bể khử trùng để loại bỏ các vi khuẩn gây bệnh.
Nước thải sau xử lý đảm bảo quy chuẩn QCVN 28:2010/BTNMT Cột A.
Bùn dư của các bể sinh học và các bùn rắn từ các quá trình lược rác cũng được dẫn về bể chứa bùn. Quá trình ổn định bùn kỵ khí diễn ra trong thời gian dài sẽ làm cho bùn ổn định, mất mùi hôi và dễ lắng. Sau đó bùn được hút đem đi chôn lấp.
>>> Xem thêm Công nghệ xử lý nước thải khu chung cư
IV. DỊCH VỤ XỬ LÝ NƯỚC THẢI MỚI NHẤT TẠI – CÔNG TY HÒA BÌNH XANH
Bạn đang muốn xây dựng hệ thống xử lý nước thải y tế ? Bạn đang muốn tìm kiếm một nhà thầu chuyên nghiệp và uy tín ? Đừng lo ngại, Hòa Bình Xanh sẽ giúp bạn tận tình với những dịch vụ chuyên nghiệp nhất.
Công ty TNHH Công nghệ Môi trường Hòa Bình Xanh chuyên cung cấp những dịch vụ về nước thải hướng đến các tiêu chí như sau
- Đảm bảo về chất lượng hệ thống xử lý, quy trình xử lý và nước thải đầu ra đạt yêu cầu Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải y tế QCVN 28:2010/BTNMT của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường.
- Đảm bảo hồ sơ pháp lý rõ ràng, minh bạch và đạt yêu cầu về hệ thống xử lý nước thải bệnh viện.
- Đảm bảo chi phí, giá thành hợp lý nhất cho bệnh viện. Từ chi phí đầu tư, chi phí quản lý đến giá thành vận hành xử lý.
- Đảm bảo tối ưu diện tích hệ thống xử lý, sử dụng hiệu quả và hợp lý mặt bằng bệnh viện.
- Đảm bảo thiết kế mỹ quan, xanh – sạch – đẹp cho công trình xử lý nước thải bệnh viện.
- Đảm bảo hệ thống, chính sách bảo hành, bảo dưỡng tối ưu cho bệnh viện.
- Đảm bảo chuyển giao công nghệ, hướng dẫn kỹ thuật vận hành và bảo trì, bảo dưỡng một cách đầy đủ và chi tiết, dễ hiểu, dễ thực hiện.
Quý doanh nghiệp hãy liên hệ tới Công ty TNHH Công nghệ Môi trường Hòa Bình Xanh, Công ty chúng tôi với đội ngũ thạc sỹ, kỹ sư giàu kinh nghiệm đã đầu tư nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng các công nghệ xử lý và tìm các phương án xử lý chất lượng tốt nhất, chi phí hợp lý và thời gian nhanh nhất.
Với phương châm: ”Uy tín, chất lượng là hàng đầu” Hòa Bình Xanh mang đến cho quý khách hàng sản phẩm và dịch vụ tốt nhất, đáp ứng nhu cầu cần thiết của quý khách.
Quý khách hàng có công trình, dự án cần tư vấn, hãy goi ngay qua hotline 0943.466.579 để nhận được sự hỗ trợ nhanh nhất và tận tình nhất
Nhận xét bài viết!