XỬ LÝ NHÔM PHẾ LIỆU AN TOÀN HIỆU QUẢ
Phân loại nhôm phế liệu
Căn cứ vào nguồn gốc phát sinh phế liệu nhôm, chúng ta có thể chia làm 2 nhóm chính:
Nhóm a: Phế liệu phát sinh trong quá trình sử dụng, từ các chi tiết, phụ tùng và các thiết bị đã hư hỏng, bao gồm 3 loại chính:
Phế liệu của ngành công nghiệp.
Phế liệu dân dụng (trong đó có các vỏ lon bia phế liệu).
Phế liệu quân dụng.
Nhóm b: Phế liệu sinh ra trong quá trình sản xuất, gia công kim loại, gồm các loại phế liệu luyện kim, phế liệu trong sản xuất cán, phế liệu sinh ra trong quá trình mạ, phủ tráng bề mặt…
Sơ đồ quy trình công nghệ tái sinh nhôm phế liệu bao gồm các giai đoạn sau:
Đầu tiên, nhôm phế liệu được phân ra thành 2 loại: nhôm dẻo (biến dạng được) và nhôm cứng (chứa nhiều Silic) chỉ được dùng để đúc sản phẩm nhôm.
Nhôm được làm sạch khỏi đất, cát, bụi, vỏ nhựa, sắt thép, đồng, dầu mỡ bằng các biện pháp cơ học và hoá học.
Sau đó, phế liệu phải được rửa sạch bằng nước và sấy khô ở 150°C. Các phế liệu dạng 3 rẻo, lon, phoi… cần đem đóng bánh cỡ 2-3 kg, khối lượng riêng phải đạt 1,5-1,8 kg/dm².
Nấu chảy một phần phế liệu trong lò nấu luyện, bổ sung chất trợ dung vào nồi. Chất trợ dung có thành phần như sau: 30% NaCl, 47% KCl, 23% Na3CIF3.
Trong quá trình nấu luyện, cần đảm bảo khuấy trộn hiệu quả để tránh phế liệu không tan chảy hết và loại bỏ lớp màng xỉ trên bề mặt nhôm lỏng, ngăn không cho nhôm oxit lẫn vào nhôm lỏng hoặc lắng xuống đáy. Vào cuối quá trình, bổ sung chất biến tính vào nồi để tinh luyện nhôm. Nhôm lỏng sau khi tinh luyện sẽ được đổ vào khuôn đúc.
Ý nghĩa của việc thu hồi nhôm từ nhôm phế liệu
Về mặt kinh tế và môi trường rất lớn, giảm được giá thành nguyên liệu đầu vào sản xuất đồng thời tiết kiệm ngoại tệ để nhập nhôm thương phẩm.
Tác động tích cực đến môi trường và xã hội như sau giảm lượng rác thải: Việc tái chế phế liệu nhôm giúp giảm lượng rác thải bị lãng phí. Nhôm là một trong những loại kim loại phổ biến nhất được tái chế, giúp giảm lượng chất thải không cần thiết.
Tiết kiệm tài nguyên: Sử dụng nhôm tái chế giúp bảo vệ tài nguyên thiên nhiên bằng cách giảm sự phụ thuộc vào việc khai thác quặng nhôm mới. Điều này cũng làm giảm lượng khí thải và nước thải phát sinh trong quá trình khai thác và sản xuất.
Giảm khí thải và nước thải: Tái chế nhôm góp phần giảm lượng khí thải và nước thải sinh ra trong quá trình sản xuất nhôm mới. Nhôm là một trong những kim loại có mức khí thải và nước thải cao, do đó việc tái chế nhôm phế liệu giúp giảm bớt các tác động tiêu cực này.
Tiết kiệm năng lượng: Quá trình sản xuất nhôm mới tốn kém năng lượng. Tuy nhiên, việc tái chế nhôm phế liệu giúp tiết kiệm năng lượng đáng kể trong quá trình sản xuất.
Với phương châm: ”Uy tín, chất lượng là hàng đầu” Công ty TNHH Công nghệ Môi trường Hòa Bình Xanh mang đến cho quý khách hàng sản phẩm và dịch vụ tốt nhất, đáp ứng nhu cầu cần thiết của quý khách.
Nhận xét bài viết!