HƯỚNG DẪN VẬN HÀNH HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI
Vận hành hệ thống xử lý nước thải là công việc duy trì hệ thống hoạt động theo đúng quy trình công nghệ được đề xuất, đảm bảo nước thải đầu ra đáp ứng được các quy chuẩn hiện hành theo đúng quy định của pháp luật.
Công tác vận hành không chỉ đơn giản là khởi động hệ thống, công việc này đòi hỏi người vận hành phải hiểu rõ các nguyên tắc trong quy trình vận hành, cũng như phải có kiến thức chuyên môn. Thao thác vận hành ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả xử lý chung của hệ thống nếu phát sinh những sự cố sẽ mất nhiều thời gian để tìm hiểu khắc phục nếu người vận hành không am hiểu về hệ thống xử lý nước thải phụ trách.
Vậy cụ thể những điều cần làm khi vận hành hệ thống xử lý nước thải bao gồm những thao tác nào? Hãy cùng Hòa Bình Xanh tham khảo bài vết sau nhé!
1. Giai đoạn chuẩn bị trước khi vận hành hệ thống xử lý nước thải
Để đảm bảo quá trình vận hành diễn ra thuận lợi hạn chế các sự cố phát sinh thì thao tác kiểm tra toàn bộ hệ thống trước khi bắt vận hành là điều rất quan trọng và cần thiết. Thao tác này đảm bảo hệ thống và các thiết bị đạt trạng thái tốt nhất khi vận hành.
Kỹ sư vận hành phải tiến hành kiểm tra toàn bộ hệ thống của các máy móc, thiết bị bao gồm các máy bơm như máy thổi khí, máy bơm định lượng và máy bơm nước thải ra, … Đảm bảo các thiết bị trong tình trạng hoạt động tốt không bị lỗi.
Đồng thời tiến hành thao tác kiểm tra các hệ thống đường ống thu gom, đường ống dẫn, đường điện, lưu lượng nước thải, hóa chất, vi sinh cần chuẩn bị sẵn…
- Kiểm tra điện, nước cấp cho hệ thống xử lý nước thải, đảm bảo điện được cung cấp đầy đủ, đúng công suất vận hành.
- Kiểm tra hệ thống tủ điện xem có rò rỉ, đứt dây, … cài đặt lại PLC nếu cần thiết.
- Khảo sát khả năng hoạt động, tình trạng hao mòn của thiết bị.
- Kiểm tra máy thổi khí, bơm mỡ bò chịu nhiệt, thay dây Curoa, thay nhớt máy định kỳ, kiểm tra độ rung độ ồn của thiết bị, vệ sinh lọc gió.
- Kiểm tra phao các thiết bị trong hệ thống.
- Tính toán lượng hóa chất cần bổ sung.
- Pha hóa chất, chất dinh dưỡng, châm pH, men vi sinh, …
- Kiểm tra việc bảo quản hóa chất, đảm bảo an toàn theo quy định.
- Kiểm tra bồn pha (van xả, rò rỉ) và cài đặt bơm định lượng hóa chất.
Kỹ sư vận hành phải đảm bảo tất cả các hạng mục cần thiết thực sự sẵn sàng trước khi khởi động hệ thống xử lý nước thải.
Xem thêm >>>> Những điều cần làm trước khi bắt đầu vận hành hệ thống xử lý nước thải
2. Giai đoạn khởi động vận hành hệ thống xử lý nước thải
Sau khi tiến hành thao tác kiểm tra (điện, thiết bị, máy móc, đường ống, hóa chất, …) đảm bảo hệ thống sẵn sàng hoạt động thì người kỹ sư vận hành tiến hành khởi động vận hành hệ thống xử lý nước thải.
- Cung cấp điện cho thiết bị, kiểm soát thông số vận hành.
- Bật các bơm hóa chất, bơm tuần hoàn, máy khuấy trộn bùn, máy thổi khí, sang chế độ “AUTO” hoặc “ON”.
Trong quá trình vận hành hệ thống xử lý nước thải người kỹ sư vẫn đảm bảo liên tục xem xét và kiểm tra tình trạng hoạt động của các máy móc, thiết bị đặc biệt là hệ thống các bơm định lượng và phao tín hiệu mực nước. Đồng thời kiểm soát các điều kiện tối ưu ở các công trình xử lý và đảm bảo chất lượng nước thải đầu ra đáp ứng được các tiêu chuẩn hiện hành theo quy định của pháp luật.
Kiểm tra thông số các bể xử lý
- Đo hàm lượng MLSS, SV 30 trong các công trình sinh học (nếu có). Trong trường hợp nồng độ vi sinh quá thấp tiến hành bổ sung thêm dưỡng chất cần thiết cho hệ thống vi sinh. Trong trường hợp nồng độ vi sinh quá cao hoặc tuổi bùn lớn cần xả bỏ.
- Kiểm tra quá trình tạo bông trong bể phản ứng (nếu có) để điều chỉnh lượng hóa chất xử lý cho phù hợp.
- Đo pH, nhiệt độ trong các bể xử lý.
- Kiểm tra nồng độ oxy hòa tan trong từng bể.
- Kiểm tra và hút bùn dư trong bể.
- Vệ sinh từng bể xử lý.
Kiểm tra chất lượng nước
- Tùy thuộc vào tiêu chuẩn đầu ra quy định mà chọn các thông số để kiểm định chất lượng nước định kỳ theo tháng, hoặc quý như pH, DO, NH3, Coliform, BOD, COD, …
- Lên phương án vận hành thay thế khi nước thải chưa đạt chuẩn.
- Xây dựng kế hoạch duy trì khi nước thải đã đạt chuẩn.
Báo cáo kết quả hoạt động cho cấp quản lý
- Ghi chép nhật ký vận hành để theo dõi liên tục theo đúng quy định.
- Báo cáo tình trạng hệ thống định kỳ cho chủ đầu tư.
- Nghiệm thu công tác vận hành định kỳ.
- Thường xuyên thu thập, lưu trữ những dữ liệu để phục vụ công tác làm các hồ sơ môi trường định kỳ.
Quy trình vận hành có thay đổi phụ thuộc vào đặc điểm, công suất, công nghệ, … của từng công trình để đảm bảo mục tiêu quan trọng và cuối cùng là đáp ứng được các tiêu chuẩn hiện hành theo đúng quy định của pháp luật.
Trên đây là quy trình vận hành hệ thống xử lý nước thải cơ bản mà Hòa Bình Xanh chúng tôi đã cung cấp để quý khách hàng có thể dễ dàng tìm hiểu và tham khảo.
Dịch vụ vận hành bảo trì hệ thống xử lý nước thải mới nhất tại – Công ty TNHH Công nghệ môi trường Hòa Bình Xanh
Bạn đang muốn lựa chọn đơn vị bảo trì vận hành hệ thống xử lý nước thải? Bạn đang muốn tìm kiếm một nhà thầu chuyên nghiệp và uy tín? Đừng lo ngại, Hòa Bình Xanh sẽ giúp bạn tận tình với những dịch vụ chuyên nghiệp.
Quý doanh nghiệp hãy liên hệ tới Công ty TNHH Công nghệ Môi trường Hòa Bình Xanh. Công ty chúng tôi với đội ngũ thạc sĩ, kỹ sư giàu kinh nghiệm đã đầu tư nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng các công nghệ xử lý và tìm các phương án xử lý chất lượng tốt nhất, chi phí hợp lý và thời gian nhanh nhất.
- Với phương châm: “Uy tín, chất lượng là hàng đầu” Hòa Bình Xanh mang đến cho quý khách hàng sản phẩm và dịch vụ tốt nhất, đáp ứng nhu cầu cần thiết của quý khách.
- Quý khách hàng có công trình, dự án cần tư vấn, hãy gọi ngay qua hotline 0943.466.579 để nhận được sự hỗ trợ nhanh nhất và tận tình nhất.
Nhận xét bài viết!