Top 1 công nghệ xử lý nước thải ngành chế biến gỗ

TOP 1 CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI NGÀNH CHẾ BIẾN GỖ

Việt Nam được mệnh danh là đất nước có nguồn tài nguyên phong phú và đa dạng theo cách nói dân gian là “rừng vàng biển bạc”. Đồng thời cùng với những điều kiện thuận lợi về mặt tự nhiên, vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng, nguồn lao động dồi dào, … Việt Nam hiện nay là một trong những quốc gia có tiềm năng sản xuất gỗ cao.

Trong những năm gần đây, ngành công nghiệp chế biến gỗ đã phát triển nhanh chóng và đạt được nhiều thành tựu đáng kể đóng góp tích cực vào sự phát triển của nền kinh tế của nước nhà. Sự phát triển của ngành chế biến gỗ được ghi nhận qua việc gia tăng số lượng cơ sở chế biến, đa dạng hóa sản phẩm và gia tăng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu và giá trị đạt được, ngành chế biến gỗ vẫn tồn tại những vấn đề tiêu cực cần được quan tâm và xử lý. Đặc biệt là các vấn đề về môi trường, trong quy trình sản xuất gỗ cũng gây ra những mối nguy hại đến môi trường không nhỏ như nước thải, bụi, tiếng ồn, suy giảm tài nguyên rừng, …

Do đó vấn đề đầu tư xây dựng các hệ thống bảo vệ môi trường như hệ thống xử lý nước thải là vô cùng quan trọng ở các nhà máy, cơ sở chế biến gỗ. Để hiểu chi tiết hơn hãy cùng Hòa Bình Xanh tham khảo bài viết sau nhé!

Nước thải ngành chế biến gỗ
Nước thải ngành chế biến gỗ

1. Nước thải ngành chế biến gỗ và nguồn gốc phát sinh

Nước thải ngành chế biến gỗ được định nghĩa là toàn bộ lượng nước thải phát sinh trong quá trình sản xuất, chế biến bao gồm cả nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất.

Trong quá trình vận hành các nhà máy sản xuất chế biến gỗ có rất nhiều quá trình phát sinh nước thải làm ô nhiễm môi trường. Một số quá trình chính có thể kể đến như sau:

  • Quá trình sinh hoạt: nguồn nước thải này phát sinh từ các hoạt động như ăn uống, vệ sinh, nấu ăn, … của cán bộ công nhân viên nhà máy.
  • Quá trình hấp gỗ, luộc và ngâm gỗ: nước thải tiết ra từ quá trình này không quá lớn. Tuy nhiên lại tương đối độc hại do chứa hàm lượng hóa chất ngâm tẩm và lignin cao. Ngoài ra trong nước còn chứa cả mạt cưa, mùn gỗ nên nồng độ ô nhiễm khá lớn.
  • Quá trình phun sơn: quá trình phun sơn cho gỗ thường sẽ làm giữ lại bụi sơn và một phần các hơi dung môi, dẫn đến việc nước thải nhiễm hơi dung môi, chứa nhiều bụi sơn, màng dầu, …
    Các thành phần ô nhiễm có trong nước thải ngành chế biến gỗ
    Các thành phần ô nhiễm có trong nước thải ngành chế biến gỗ

Nước thải ngành chê biến gỗ khi phát sinh từ các nguồn khác nhau sẽ có những tính chất, đặc điểm khác nhau. Dựa trên cơ sở đó, có thể phân tích được tính chất và đặc điểm của từng loại nước thải cụ thể như sau:

  • Nước thải sinh hoạt: đặc trưng cơ bản của loại nước thải này là chứa hàm lượng lớn các thành phần hữu cơ (COD, BOD), chất rắn lơ lửng (SS), cặn (TSS), vi khuẩn và vi sinh vật gây bệnh, …
  • Nước thải sản xuất: hàm lượng COD, SS ở trong nước thải rất cao và chứa nhiều dung môi do phát sinh từ quá trình rửa sơn.

Thành phần và tính chất nước thải ngành chế biến gỗ

STT Thông số Đơn vị đo Kết quả QCVN – 40:2011/BTNMT
1 PH 6.5 – 8.5 5.5 – 9
2 BOD5 Mg/l 250 – 400 50
3 COD Mg/l 500 – 700 150
4 TSS Mg/l 400 – 500 100
5 Tổng Nito Mg/l 60 40
6 Tổng photpho Mg/l 10 6
7 Coliform MPN/100ml 1 000 000 5000

2. Quy trình thực hiện hệ thống xử lý nước thải ngành chế biến gỗ

Với những thành phần và tính chất như đã phân tích trên thì nước thải ngành chế biến gỗ mang những đặc tính ô nhiễm nếu không xử lý sẽ gây ô nhiễm môi trường ở tại nơi tiếp nhận nguồn xả thải và ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Do đó, việc đầu tư thiết kế xây dựng một hệ thống xử lý nước thải tại các cơ sở, nhà máy chế biến gỗ là rất cần thiết và quan trọng.

Quy trình xây dựng hệ thống xử lý nước thải ngành chế biến gỗ
Quy trình xây dựng hệ thống xử lý nước thải ngành chế biến gỗ

Để có thể xây dựng nên một hệ thống xử lý nước thải chế biến gỗ tiết kiệm, an toàn và hiệu quả cần có một quy trình chuyên nghiệp. Sau đây Hòa Bình Xanh bật mí cho các doanh nghiệp, chủ đầu tư một quy trình để xây dựng thành công hệ thống xử lý nước thải ngành chế biến gỗ. Quy trình bao gồm 6 bước cơ bản như sau:

  • Liệt kê nguồn thải (nước thải sản xuất, nước thải sinh hoạt, …).
  • Tách dòng nguồn thải.
  • Phân tích thành phần và lưu lượng từng nguồn thải.
  • Chọn mặt bằng xây dựng và lắp đặt.
  • Đề xuất công nghệ xử lý nước thải phù hợp.
  • Lựa chọn vật liệu, vật tư xây dựng hệ thống XLNT.

3. Đề xuất công nghệ xử lý nước thải ngành chế biến gỗ

Trên cơ sở phân tích trên, sau đây Hòa Bình Xanh sẽ giới thiệu cho quý đọc giả một quy trình công nghệ xử lý nước thải ngành chế biến gỗ tiết kiệm và hiệu quả nhất hiện nay do công ty chúng tôi chịu trách nhiệm thiết kế và thi công.

Sơ đồ quy trình công nghệ xử lý nước thải ngành chế biến gỗ
Sơ đồ quy trình công nghệ xử lý nước thải ngành chế biến gỗ

3.1 Thuyết minh quy trình công nghệ xử lý nước thải ngành chế biến gỗ

Nước thải từ các khu sinh hoạt, nhà vệ sinh của nhà máy được đưa qua hầm tự hoại để xử lý sơ bộ trước khi dẫn về hố thu gom tập trung. Nước thải trong quá trình sản xuất được dẫn qua song chắn rác để loại bỏ các tạp chất có kích thước lớn ra khỏi dòng thải để tránh làm tắc nghẽn hệ thống bơm. Sau khi về hố thu gom tập trung, nước thải nhà máy chế biến gỗ được dẫn qua bể lắng cát để loại bỏ các hạt đất cát có trong dòng thải, đất cát sau đó được thu hồi đưa về sân phơi cát.

Nước thải nhà máy chế biến gỗ sau đó được dẫn qua bể điều hòa để ổn định lại lưu lượng và nồng độ chất thải có trong nước thải. Tại bể điều hòa có đặt thiết bị khuấy trộn tránh hiện tượng lắng cặn xuống đáy bể dẫn đến việc phân hủy yếm khí gây mùi hôi. Sau khi ra bể điều hòa, nước thải được dẫn sang bể keo tụ tạo bông.

Tại bể keo tụ tạo bông, hóa chất NaOH, CaO được châm vào bể với liều lượng nhất định. Dưới tác dụng của hóa chất này và hệ thống motor cánh khuấy với tốc độ chậm, các bông cặn li ti từ bể phản ứng sẽ chuyển động, va chạm, dính kết và hình thành nên những bông cặn tại bể keo tụ tạo bông có kích thước và khối lượng lớn gấp nhiều lần các bông cặn ban đầu, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình lắng ở bể lắng. Hỗn hợp nước và bông cặn hữu dụng tự chảy sang bể lắng 1.

Các hạt cặn sẽ lắng xuống đáy bể và được đưa về bể chứa bùn để xử lý định kỳ. Phần nước trong sau lắng được dẫn qua bể xử lý sinh học thiếu khí. Tại bể Anoxic, trong điều kiện thiếu khí hệ vi sinh vật thiếu khí phát triển xử lý Nito và Phospho thông qua quá trình Nitrate hóa và Photphoril. Trong bể có lắp đặt máy khuấy tạo sự xáo trộn cung cấp môi trường sống tốt nhất cho vi sinh vật thiếu khí.

Quá trình Nitraet hóa xảy ra như sau: Hai chủng loại vi khuẩn chính tham gia vào quá trình này là Nitrosonas và Nitrobacter. Trong môi trường thiếu Oxi, các loại vi khuẩn này sẻ khử Nitrate Denitrificans sẽ tách oxi của Nitrate (NO3) và Nitrite (NO2) theo chuỗi chuyển hóa:

NO3 → NO2 → N2O → N2

Nước thải sau thời gian xử lý tại đây sẽ tiếp tục được xử lý ở bể sinh học hiếu khí. Tại bể Oxic, hệ thống sục khí giúp xáo trộn đều nước thải với bùn vi sinh giúp các vi sinh vật hiếu khí trong bể tiếp xúc được với các chất hữu cơ, sử dụng chúng làm nguồn dinh dưỡng để phát triển sinh khối. Các chất hữu cơ trong nước thải bị phân giải thành các hợp chất vô cơ đơn giản theo phản ứng sau:

VSV hiếu khí + CHC + O-> CO+ H2O + sinh khối mới

Phần nước thải sau đó được dẫn qua bể lắng 2 để lắng cặn bùn sinh học vừa hình thành theo cơ chế sau:

  • Nước thải được dẫn vào ống trung tâm của thiết bị. Nước thải sau khi ra khỏi ống trung tâm được phân phối đều trên toàn bộ mặt diện tích ngang ở đáy ống trung tâm.
  • Ống trung tâm ở thiết bị lắng được thiết kế sao cho nước khi ra khỏi ống trung tâm có vận tốc nước đi lên trong thiết bị chậm nhất (trong trạng thái tĩnh), khi đó các bông cặn hình thành có tỉ trọng đủ lớn thắng được vận tốc của dòng nước thải đi lên sẽ lắng xuống đáy bể lắng.
  • Nước thải ra khỏi thiết bị lắng có nồng độ COD giảm 80 – 85%.
  • Lượng cặn lắng ở đáy bể được bơm tuần hoàn một phần về bể sinh học để đảm bảo mật độ sinh khối vi sinh vật và lượng bùn cặn sẽ được bơm về bể chứa bùn đề xử lý định kỳ theo quy định.

Phần nước trong sau lắng được tập trung chảy vào máng thu nước đưa về lọc để lọc những cặn bẩn có kích thức nhỏ hơn mà tại bể lắng chưa lắng được. Cuối cùng, nước được dẫn qua bể khử trùng để tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh còn lại trong nước thải. Tại đây Chlorine được châm vào nước với nồng độ và liều lượng thích hợp nhằm tiêu diệt các vi khuẩn và ấu trùng vi sinh vật gây hại. Nước thải ngành chế biến gỗ có đầu ra đạt quy chuẩn xả thải cho phép theo QCVN 40:2011/BTNMT.

3.2 Ưu điểm của công nghệ xử lý nước thải ngành chế biến gỗ

  • Hiệu xuất xử lí các chỉ tiêu TSS, BOD, COD và Nito cao.
  • Đảm bảo được chất lượng nước đầu ra đạt tiêu chuẩn quy định.
  • Quá trình vận hành đơn giản, chi phí vận hành và bảo dưỡng thấp.
  • Không phát sinh mùi hôi trong quá trình vận hành.

Trên đây là quy trình thực hiện hệ thống xử lý nước thải ngành chế biến gỗ và công nghệ xử lý nước thải ngành chế biến gỗ đơn giản hiệu quả nhất mà Hòa Bình Xanh chúng tôi đã đề xuất để quý khách hàng có thể dễ dàng tìm hiểu và tham khảo.

Dịch vụ xử lý nước thải mới nhất tại – Công ty TNHH Công nghệ môi trường Hòa Bình Xanh

Bạn đang muốn lựa chọn công nghệ xử lý nước thải ngành sản xuất gỗ? Bạn đang muốn tìm kiếm một nhà thầu chuyên nghiệp và uy tín? Đừng lo ngại, Hòa Bình Xanh sẽ giúp bạn tận tình với những dịch vụ chuyên nghiệp.

Quý doanh nghiệp hãy liên hệ tới Công ty TNHH Công nghệ Môi trường Hòa Bình Xanh. Công ty chúng tôi với đội ngũ thạc sĩ, kỹ sư giàu kinh nghiệm đã đầu tư nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng các công nghệ xử lý và tìm các phương án xử lý chất lượng tốt nhất, chi phí hợp lý và thời gian nhanh nhất.

  • Với phương châm: “Uy tín, chất lượng là hàng đầu” Hòa Bình Xanh mang đến cho quý khách hàng sản phẩm và dịch vụ tốt nhất, đáp ứng nhu cầu cần thiết của quý khách.
  • Quý khách hàng có công trình, dự án cần tư vấn, hãy goi ngay qua hotline 0943.466.579 để nhận được sự hỗ trợ nhanh nhất và tận tình nhất.

Nhận xét bài viết!