Hướng dẫn các bước nuôi cấy vi sinh bể kỵ khí

HƯỚNG DẪN CÁC BƯỚC NUÔI CẤY VI SINH BỂ KỴ KHÍ

Ngày nay, việc xử lý nước thải trước khi xả thải ra môi trường đã được quy định chi tiết tại luật bảo vệ môi trường 2020. Việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải là bắt buộc đối với các doanh nghiệp có hoạt động phát sinh nước thải. Nhiều phương pháp khác nhau như vật lý, hóa học, hóa lý, sinh học (bùn vi sinh kỵ khí, hiếu khí), … được ứng dụng trong xử lý nước thải.

Đặc biệt, để đáp ứng được nhu cầu xả thải nghiêm ngặt và tiêu chí thân thiện với môi trường thì các phương pháp sinh học đang là ưu tiên hàng đầu trong xử lý nước thải hiện đại. Các loại hóa chất như PAC hay Polymer được sử dụng phổ biến trong các hệ thống xử lý nước thải áp dụng phương pháp hóa học, trong khi đó ở phương pháp sinh học không sử dụng nhiều hóa chất mà ứng dụng chính hệ vi sinh có trong bùn để xử lý các thành phần ô nhiễm có trong nước thải.

Các loại vi sinh kỵ khí ngày nay đã được ứng dụng rộng rãi trong các hệ thống xử lý nước thải để xử lý các loại nước thải sản xuất với nồng độ ô nhiễm hữu cơ cao. Vậy làm sao để nuôi cấy vi sinh bể kỵ khí đúng cách và đạt hiệu quả cao? Hãy cùng Hòa Bình Xanh tham khảo bài viết sau nhé!

1. Bùn vi sinh kỵ khí là gì ?

Bùn vi sinh kỵ khí
Bùn vi sinh kỵ khí

Bùn vi sinh kỵ khí hay còn được gọi là bùn kỵ khí là một tập hợp các chủng vi sinh hoạt động và phát triển trong môi trường kỵ khí nhằm xử lý các chất ô nhiễm có trong nước thải và tăng sinh khối.

Bùn kỵ khí có màu đen và thường được ứng dụng để nuôi cấy mới hay bổ sung vào bể sinh học kỵ khí trong hệ thống xử lý nước thải với khối lượng nhất định tùy theo công suất của hệ thống xử lý nước thải, được phân thành 2 loại chính bao gồm:

  • Bùn vi sinh kỵ khí tiếp xúc (lơ lửng): đây là loại bùn thường được áp dụng vào hệ thống phản ứng dòng chảy tiếp xúc, trong bể kỵ khí bùn tiếp xúc yêu cầu cần sử dụng máy khuấy trộn để tạo thành các dòng chảy lơ lửng.
  • Bùn vi sinh kỵ khí dạng hạt: đây là loại bùn dành cho hệ thống chảy ngược UASB. Bùn vi sinh dạng hạt có bông càng to, thì tốc độ càng nhanh, vi sinh vật phát triển tốt.

2. Ứng dụng của bùn vi sinh kỵ khí

Bùn vi sinh kỵ khí hoạt động và phân hủy các chất hữu cơ, N, P,… có trong nước thải với nồng độ ô nhiễm cao trong môi trường kỵ khí. Trong quá trình hoạt động của bể sinh học kỵ khí dưới sự phân hủy các chất hữu cơ bằng quá trình Metan hóa thì các vi sinh vật có trong bùn kỵ khí sẽ xử lý nước thải có đồng độ COD từ 3.000 – 6.000 mg/L xuống còn 300 – 1000 mg/L.

Bùn vi sinh kỵ khí giúp duy trì sự ổn định cho hệ thống xử lý nước thải, giảm tải lượng ô nhiễm cho các công trình tiếp theo trong hệ thống xử lý nước thải như bể sinh học hiếu khí, bể sinh học thiếu khí.

Ngày nay, bùn vi sinh kỵ khí được ứng dụng rộng rãi để xử lý nước thải có hàm lượng ô nhiễm chất hữu cơ cao như ngành sản xuất bia rượu, mì ăn liền, dầu ăn, chế biến cao su, …

3. Hướng dẫn cách nuôi cấy bùn vi sinh bể kỵ khí

Kiểm tra điều kiện hoạt động của các công trình
Kiểm tra điều kiện hoạt động của các công trình

Trước khi nuôi cấy, cần kiểm tra kỹ hệ thống, đảm bảo đúng tiêu chuẩn để xử lý nước thải đánh giá các yếu tố có khả năng gây ảnh hưởng đến việc xử lý nước thải như:

  • Kiểm tra lưu lượng nước thải đầu vào, cần kiểm tra kỹ các thông số, đảm bảo hàm lượng và nồng độ ô nhiễm nằm trong giới hạn cho phép của công nghệ sinh học xử lý nước thải.
  • Đảm bảo các chỉ số như độ pH, nhiệt độ, nồng độ oxy hòa tan, chỉ tiêu BOD, … cần trong phạm vi cho phép trước khi đưa vào hệ thống xử lý nước thải.

Sau khi đã kiểm tra đảm bảo điều kiện hoạt động của vi sinh hiếu khí ta bắt đầu tiến hành việc nuôi cấy vi sinh. Sau đây là cách để nuôi cấy vi sinh bể kỵ khí hiệu quả tiết kiệm thời gian mà Hòa Bình Xanh giới thiệu đến quý đọc giả dựa trên những kinh nghiệm đúc kết từ quá trình hoạt động của chúng tôi.

Bước 1: Bổ sung nồng độ bùn vi sinh đã được tính toán trước vào bể

Đối với nuôi cấy vi sinh trong bể sinh học kỵ khí mới: ta nạp bùn kỵ khí với liều lượng tương đương với 30 – 40% dung tích bể sinh học kỵ khí là tối ưu nhất.

Đối với nuôi cấy vi sinh trong bể sinh học kỵ khí đã hoạt động: tùy vào mật độ vi sinh trong bể nên bổ sung với liều lượng cao cho hợp lý, thường thì ta nên bổ sung thêm 15-20% dung tích bể bùn sinh học kỵ khí là hợp lý.

Bước 2: Theo dõi các điều kiện vận hành và bổ sung dinh dưỡng cho hệ thống xử lý

Men vi sinh kỵ khí trong nuôi cấy vi sinh bể kỵ khí
Men vi sinh kỵ khí trong nuôi cấy vi sinh bể kỵ khí

Sau khi đã nạp bùn vi sinh vào công trình chúng ta cần bổ sung thêm men vi sinh kỵ khí để cung cấp thêm các chủng men vi sinh, vi khuẩn và các Enzyme làm xúc tác cho quá trình phân hủy chất hữu cơ của các vi sinh vật. Đảm bảo hàm lượng MLSS trong công trình được duy trì trong khoảng 2000 – 5000 mg/L.

Một số thông số cần kiểm soát khi nuôi cấy vi sinh và vận hành bể sinh học kỵ khí:

  • pH: Từ 6,5 – 7,5.
  • DO: 0 mg/L.
  • Tỷ lệ dinh dưỡng: COD:N:P= 350:5:1.
  • Nước thải đầu vào không chứa chất độc hại, hóa chất khử trùng.
  • Nhiệt độ nước thải: < 50 0C.
  • Thường xuyên kiểm tra mật độ bùn vi sinh trong bể: Từ 35-50% là đạt (sau lắng 30 phút).
  • Châm dinh dưỡng và men vi sinh định kỳ vào bể làm cơ chất để vi sinh vật sinh trưởng và phát triển sinh khối.

Bước 3: Nếu hệ thống đã ổn định theo dõi kiểm tra lượng nước ra mỗi ngày

Tiếp tục theo dõi và kiểm tra các thông số. Nếu nồng độ bùn tiếp tục tăng lên thì bạn có thể tiến hành tăng thêm công suất cho hệ thống cho đến khi nào full tải trọng. Trong khoảng thời gian này các thông số cần chú ý đến là SV30, SVI, F/M và tuổi bùn.

Việc nuôi cấy vi sinh cho bể sinh học kỵ khí (UASB, EGSB, …) thường sẽ khó khăn hơn rất nhiều so với bể sinh học hiếu khí (MBBR,Aerotank, FBR,…). Ở bể sinh học kỵ khí đòi hỏi chúng ta phải thường xuyên theo dõi các chỉ số pH, lưu lượng đầu vào, nồng độ các chất ô nhiễm khi nạp vào bể,…Đặc biệt là chúng ta phải cấp một lượng bùn vi sinh kỵ khí nhất định ban đầu để việc nuôi cấy được dễ dàng hơn và bổ sung bùn kỵ khí cho bể sinh học kỵ khí  khi mật độ bùn trong bể bị thiếu.

4. Một số lưu ý trong quá trình nuôi cấy bùn vi sinh bể kỵ khí

Có một vài thứ cần lưu ý trong cách nuôi vi sinh kỵ khí bạn phải thường xuyên phải kiểm soát những thông số này điều này thì mới có thể hạn chế xảy ra những rủi ro thường xảy ra trong khi nuôi:

  • Điều đầu tiên là điều quan trọng nhất đó là bạn cần phải độ pH trong bể luôn luôn duy trì ở mức từ 6,5 – 7,5.
  • Nhiệt độ không ổn định là nguyên nhân chính dẫn đến việc bùn hoạt tính khó để hoạt động. Cần lưu ý phải duy trì nhiệt động trong bể ở khoảng 30 – 40 0C sẽ là môi trường lý tưởng cho các vi khuẩn và vi sinh vật có trong bùn phát triển.
  • Ngoài các chất dinh dưỡng ra, các nguyên tố khác như: S, K, C, Na, Clo, Fe, Zn, …cũng rất cần thiết cho hệ vi sinh vật phát triển.
  • Phải lưu ý duy trì sự tuần hoàn của bùn trong suốt quá trình nuôi dưỡng.

Trên đây là hướng dẫn các bước nuôi cấy vi sinh bể kỵ khí mà Hòa Bình Xanh chúng tôi đã cung cấp để quý khách hàng có thể dễ dàng tìm hiểu và tham khảo.

Dịch vụ vận hành bảo trì hệ thống xử lý nước thải mới nhất tại – Công ty TNHH Công nghệ môi trường Hòa Bình Xanh

Bạn đang muốn lựa chọn đơn vị xử lý nước thải? Bạn đang muốn tìm kiếm một nhà thầu chuyên nghiệp và uy tín? Đừng lo ngại, Hòa Bình Xanh sẽ giúp bạn tận tình với những dịch vụ chuyên nghiệp.

Quý doanh nghiệp hãy liên hệ tới Công ty TNHH Công nghệ Môi trường Hòa Bình Xanh. Công ty chúng tôi với đội ngũ thạc sĩ, kỹ sư giàu kinh nghiệm đã đầu tư nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng các công nghệ xử lý và tìm các phương án xử lý chất lượng tốt nhất, chi phí hợp lý và thời gian nhanh nhất.

  • Với phương châm: “Uy tín, chất lượng là hàng đầu” Hòa Bình Xanh mang đến cho quý khách hàng sản phẩm và dịch vụ tốt nhất, đáp ứng nhu cầu cần thiết của quý khách.
  • Quý khách hàng có công trình, dự án cần tư vấn, hãy gọi ngay qua hotline 0943.466.579 để nhận được sự hỗ trợ nhanh nhất và tận tình nhất.

Nhận xét bài viết!