Hệ thống xử lý nước thải thủy hải sản

HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI THỦY HẢI SẢN

I. Giới thiệu về ngành thủy hải sản

Việt nam là một quốc gia được thiên nhiên ban tặng cho nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nghành thuỷ hải sản. Với bờ biển dài hơn 3200 km và có nhiều đảo, vùng vịnh, ao hồ sông ngòi nội địa là điều kiện tốt cho đánh bắt và chế biến thủy hải sản. Chính vì thế ngành công nghiệp chế biến thủy hải sản đã và đang đem lại những lợi nhuận không nhỏ cho nền kinh tế Việt Nam.

Bên cạnh những lợi ích mà nó mang lại thì nó cũng để lại những hậu quả thật khó lường đối với môi trường sống của chúng ta. Hậu quả là các con sông, kênh rạch nước bị đen bẩn và bốc mùi hôi thối một phần là do việc sản xuất và chế biến thủy hải sản thải ra một lượng lớn nước thải có mùi hôi tanh vào môi trường mà không qua bất kỳ giai đoạn xử lý nào. Chính điều này đã gây ảnh hưởng rất lớn đối với con người và hệ sinh thái gần các khu vực có lượng nước tải này thải ra.

Trên đây là lý do cần thiết xây dựng hệ thống xử lý nước thải thủy hải sản đạt tiêu chuẩn.

Xử lý nước thải thủy hải sản
Xử lý nước thải thủy hải sản

II. Nguồn gốc phát sinh và thành phần nước thải thủy hải sản

Nước thải trong công ty phần lớn là nước thải trong quá trình sản xuất bao gồm nước rửa nguyên liệu, bán thành phẩm, nước sử dụng cho vệ sinh và nhà xưởng, thiết bị, dụng cụ chế biến, nước vệ sinh cho công nhân.

Lượng nước thải và nguồn gây ô nhiễm chính là do nước thải trong sản xuất.

Quy trình chế biến thủy hải sản
Quy trình chế biến thủy hải sản

Thành phần, tính chất nước thải thủy hải sản

Thủy sản phong phú về chủng loại nên nguồn nguyên liệu của ngành công nghiệp này rất phong phú và đa dạng, từ các loài thủy sản tự nhiên cho đến các loại thủy sản nuôi. Công nghệ chế biến cũng tùy thuộc vào từng mặt hàng nguyên liệu (tôm, cá, cua, ghẹ, sò, mực,…) và đặc tính của từng loại sản phẩm (thủy sản tươi sống đông lạnh, thủy sản khô, đóng hộp, luộc cáp đông,…) do vậy thành phần và tính chất nước thải công nghiệp chế biến thủy sản hết sức đa dạng và phức tạp, chúng thay đổi theo từng mùa thủy sản.

Thành phần của nước thải thủy hải sản thường là dạng hữu cơ dễ phân hủy như vảy cá, vi cá, đuôi cá, râu tôm, râu mực,…và một số dạng keo hòa tan. Các thành phần hữu cơ khi phân hủy sẽ tạo ra các chất trung gian (các axit béo không bão hòa) gây mùi hôi thối khó chịu. Đối với các công ty thủy sản có sản xuất thêm sản phẩm khô, sản phẩm đóng hộp thì trong dây chuyền sản xuất sẽ có thêm các công đoạn nướng, luộc, chiên thì trong thành phần nước thải chất béo, dầu sẽ gia tăng.

>>>> Xem thêm Công nghệ xử lý nước thải chế biến thủy sản

III. Tác động của nước thải thủy hải sản đến môi trường

Nước thải thuỷ hải sản có hàm lượng các chất ô nhiễm cao nếu không được xử lý sẽ gây ô nhiễm các nguồn nước mặt và nước ngầm trong khu vực.

Đối với nước ngầm tầng nông, nước thải thuỷ hải sản có thể thấm xuống đất và gây ô nhiễm nước ngầm. Các nguồn nước ngầm nhiễm các chất hữu cơ, dinh dưỡng và vi trùng rất khó xử lý thành nước sạch cung cấp cho sinh hoạt.

Đối với các nguồn nước mặt, các chất ô nhiễm có trong nước thải chế biến thuỷ sản  sẽ làm suy thoái chất lượng nước, tác động xấu đến môi trường và thủy sinh vật, cụ thể như sau:

  • Các chất hữu cơ

Các chất hữu cơ chứa trong nước thải thuỷ hải sản chủ yếu là dễ bị phân hủy. Trong nước thải  chứa các chất như  cacbonhydrat, protein, chất béo… khi xả vào nguồn nước sẽ làm suy giảm nồng độ oxy hòa tan trong nước do vi sinh vật sử dụng ôxy hòa tan để phân hủy các chất hữu cơ.

Nồng độ oxy hòa tan dưới 50% bão hòa có khả năng gây ảnh hưởng tới sự phát triển của tôm, cá. Oxy hòa tan giảm không chỉ gây suy thoái tài nguyên thủy sản mà còn làm giảm khả năng tự làm sạch của nguồn nước, dẫn đến giảm chất lượng nước cấp cho sinh hoạt và công nghiệp.

  • Tác động của chất rắn lơ lửng

Các chất rắn lơ lửng làm cho nước đục hoặc có màu, nó hạn chế độ sâu tầng nước được ánh sáng chiếu xuống, gây ảnh hưởng tới quá trình quang hợp của tảo, rong rêu… Chất rắn lơ lửng cũng là tác nhân gây ảnh hưởng tiêu cực đến tài nguyên thủy sinh đồng thời gây tác hại về mặt cảm quan (tăng độ đục nguồn nước) và gây bồi lắng lòng sông, cản trở sự lưu thông nước và tàu bè…

  • Tác động của các chất dinh dưỡng (N, P)

Nồng độ các chất nitơ, photpho cao gây ra hiện tượng phát triển bùng nổ các loài tảo, đến mức độ giới hạn tảo sẽ bị chết và phân hủy gây nên hiện tượng thiếu oxy. Nếu nồng độ oxy giảm tới 0 gây ra hiện tượng thủy vực chết ảnh hưởng tới chất lượng nước của thủy vực. Ngoài ra, các loài tảo nổi trên mặt nước tạo thành lớp màng khiến cho bên dưới không có ánh sáng. Quá trình quang hợp của các thực vật tầng dưới bị ngưng trệ.

Tất cả các hiện tượng trên gây tác động xấu tới chất lượng nước, ảnh hưởng tới hệ thuỷ sinh, nghề nuôi trồng thuỷ sản, du lịch và cấp nước.Amonia rất độc cho tôm, cá dù ở nồng độ rất nhỏ. Nồng độ làm chết tôm, cá từ
1,2 ¸ 3 mg/l. Tiêu chuẩn chất lượng nước nuôi trồng thủy sản của nhiều quốc gia yêu cầu nồng độ Amonia không vượt quá 1mg/l.

  • Vi sinh vật

Các vi sinh vật đặc biệt vi khuẩn gây bệnh và trứng giun sán trong nguồn nước là nguồn ô nhiễm đặc biệt. Con người trực tiếp sử dụng nguồn nước nhiễm bẩn hay qua các nhân tố lây bệnh sẽ truyền dẫn các bệnh dịch cho người như bệnh lỵ, thương hàn, bại liệt, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, tiêu chảy cấp tính.

  • Mùi

Mùi hôi tanh ở khu vưc sản xuất tuy không có độc tính cấp, nhưng trong điều kiện phải tiếp  xúc với thời gian dài người lao động sẽ có biểu hiện đặc trưng như buồn nôn, kém ăn, mệt mỏi trong giờ làm việc.

IV. Đề xuất phương án cho hệ thống xử lý nước thải thủy hải sản

1. Quy trình công nghệ xử lý nước thải thủy hải sản

Quy trình công nghệ xử lý nước thải chế biến thủy hải sản
Quy trình công nghệ xử lý nước thải chế biến thủy hải sản

 2. Thuyết minh quy trình công nghệ xử lý nước thải thủy hải sản

Hệ thống xử lý nước thải thủy hải sản bắt đầu với song chắn rác, song chắn rác để loại bỏ các tạp chất thô có kích thước lớn ra khỏi dòng thải để tránh làm tắc nghẽn đường ống, bơm,… ảnh hưởng đến các công trình xử lý đơn vị trong hệ thống xử lý nước thải thủy sản. Sau đó nước thải được đưa qua hầm tiếp nhận.

Nước thải thủy hải sản được đưa qua bể tuyển nổi để tách dầu mỡ có trong nước ra khỏi dòng thải. Thiết bị sục khí được đặt dưới đáy bể, các bọt khí hòa tan nổi lên trên mặt nước kéo theo các chất bẩn bám trong bọt khí ra khỏi dòng thải.

Sau khi ra khỏi bể tuyển nổi, nước thải được dẫn qua bề điều hòa để ổn định lại lưu lượng và nồng độ các chất bẩn có trong nước thải. Tải bể điều hòa có đặt thiết bị sục khí để xáo trộn đều nguồn nước, tránh hiện tượng lắng cặn, xảy ra phân hủy yếm khí dưới đáy bể.

Nước thải sau đó được đưa qua bể xử lý sinh học kỵ khí, các VSV kỵ khí phân giải chất hữu cơ trong nước thải thành các chất vô cơ đơn giản và khí Biogas sinh ra được thu hồi. Phản ứng phân giải CHC của VSV kỵ khí:

VSV kỵ khí + CHC à CO2 + CH4 + … + sinh khối mới

Sau đó nước thải được dẫn qua bể anoxic để khử nito và phospho có trong nước thải. Kết thúc quá trình, nước thải sẽ được đưa sang bể xử lý sinh học hiếu khí. Tại bể Aerotank, quá trình phân giải chất hữu cơ còn lại trong nước thải nhờ các VSV hiếu khí sử dụng CHC làm nguồn dĩnh dưỡng để phát triển sinh khối dưới điều kiện được cung cấp oxi đầy đủ.

Nước thải từ bể Aerotank tự chảy qua bể lắng sinh học để lắng bùn từ quá trình xử lý sinh học trên. Một phần bùn cặn được đưa qua bể chứa bùn để xử lý, một phần bùn cặn được tuần hoàn về bể anoxic.

Tại bể keo tụ tạo bông, hóa chất NaOH, CaO được châm vào bể với liều lượng nhất định. Dưới tác dụng của hóa chất này và hệ thống motor cánh khuấy với tốc độ chậm, các bông cặn li ti từ bể phản ứng sẽ chuyển động, va chạm, dính kết và hình thành nên những bông cặn tại bể keo tụ tạo bông có kích thước và khối lượng lớn gấp nhiều lần các bông cặn ban đầu, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình lắng ở bể lắng. Hỗn hợp nước và bông cặn hữu dụng tự chảy sang bể lắng.

Sau khi ra khỏi bể lắng, nước thải thủy hải sản được đưa đi khử trùng để tiêu diệt vi khuẩn còn xót lại trong bể. Nước thải đầu ra sau xử lý đạt QCVN 11:2015/BTNMT.

Ưu điểm của công nghệ xử lý nước thải hải thủy sản (Hệ thống xử lý nước thải thủy hải sản)

  • Quản lý vận hành đơn giản
  • Hiệu quả xử lý sinh học cao
  • Không cần nhân viên có trình độ chuyên môn cao
  • Không gây ra ô nhiễm môi trường thứ cấp.

Trên đây là công nghệ xử lý nước thải thủy hải sản mà Hòa Bình Xanh chúng tôi đã trình bày để quý khách hàng có thể dễ dàng tìm hiểu và tham khảo.

>>>> Xem thêm Công nghệ xử lý nước thải đúc đồng

V. Dịch vụ xử lý nước thải mới nhất tại – Công ty TNHH Công nghệ môi trường Hòa Bình Xanh

Bạn đang muốn xây dựng hệ thống xử lý nước thải thủy hải sản? Bạn đang muốn tìm kiếm một nhà thầu chuyên nghiệp và uy tín? Đừng lo ngại, Hòa Bình Xanh sẽ giúp bạn tận tình với những dịch vụ chuyên nghiệp nhất.

Công ty TNHH Công nghệ Môi trường Hòa Bình Xanh chúng tôi luôn tự hào vì có đội ngũ chuyên gia, kỹ sư giàu kinh nghiệm đã góp phần tạo sự tin tưởng và an tâm cho khách hàng. Mục tiêu của chúng tôi là mang đến cho khách hàng một trải nghiệm dịch vụ xuất sắc với mức đầu tư phù hợp nhất.

Qúy doanh nghiệp có nhu cầu hợp tác công ty để xử lý nước thải thủy hải sản hoặc quan tâm đến các hạng mục khác, hãy liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE: 0943.466.579.

Nhận xét bài viết!