Công nghệ xử lý nước thải ngành cơ khí tối ưu nhất

CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI NGÀNH CƠ KHÍ TỐI ƯU NHẤT

Trong thời đại công nghiệp hóa hiện đại hóa như hiện nay, nền khoa học kỹ thuật phát triển nhanh chóng và vượt bậc đã thúc đẩy quá trình phát triển của các ngành công nghiệp sản xuất. Đặc biệt là ngành cơ khí bởi sản phẩm cơ khí phục vụ cho hầu hết các ngành nghề khác hiện nay.

Bên cạnh việc cung cấp các sản phẩm phục vụ đời sống và sản xuất thì ngành cơ khí hiện nay cũng đang đối mặt với những thách thức lớn về mặt môi trường. Việc phải xử lý lượng nước thải phát sinh trong quá trình sản xuất, gia công cơ khí đang là vấn đề nan giải và gây khó khăn cho nhiều chủ đầu tư và doanh nghiệp hiện nay bởi đây là loại nước thải chứa nhiều thành phần ô nhiễm gây tác động xấu đến môi trường và khó xử lý.

Bên cạnh đó, với xu hướng phát triển kinh tế xã hội của nước ta hiện nay, vấn đề đặt ra là phải tìm biện pháp xử lý nước ô nhiễm vừa đạt hiệu quả cao, vừa kinh tế và phù hợp nhu cầu của xã hội. Hãy cùng Hòa Bình Xanh tham khảo quy trình công nghệ xử lý nước thải ngành cơ khí tối ưu nhất qua bài viết dưới đây nhé!

Xử nước nước thải ngành cơ khí
Xử nước nước thải ngành cơ khí

1. Nước thải ngành cơ khí và nguồn gốc phát sinh?

Tại các nhà máy, nhà xưởng cơ khí trong quá trình gia công sản xuất đã phát sinh ra một lượng nước thải gọi là nước thải ngành cơ khí.

Nước thải ngành cơ khí có nguồn gốc chủ yếu từ các hoạt động sinh hoạt của công nhân viên và từ các giai đoạn sản xuất gia công của máy móc, thiết bị cơ khí. Tẩy rửa, vệ sinh các sản phẩm cũng tạo ra nước thải gia công cơ khí. Các hoạt động phát sinh nguồn chất này bao gồm:

  • Dầu mỡ, chất bẩn phát sinh từ quá trình gia công máy móc, thiết bị.
  • Dầu, mỡ dùng để bôi trơn các chi tiết của máy.
  • Xà phòng phát sinh từ quá trình vệ sinh thiết bị, máy móc, sản phẩm cơ khí.
  • Các khu vệ sinh của nhà xưởng, nhà máy.
  • Hoạt động hằng ngày của công nhân như tắm gội, giặt rửa, ăn uống, nấu nướng, …
  • Ngoài ra còn có một phần nhỏ nước thải phát sinh từ một số thiết bị nước làm mát, dầu làm nguội máy phay, máy tiện, …

2. Thành phần và tính chất nước thải ngành cơ khí

Nước thải ngành cơ khí với những thành phần chủ yếu là những chất khó hoặc không tan và độc hại rất khó để xử lý triệt để. Đây cũng là đặc điểm gây khó khăn và thách thức lớn cho các hệ thống xử lý nước thải ngành cơ khí.

Các thông số ô nhiễm đặc trưng có trong nước thải cơ khí
Các thông số ô nhiễm đặc trưng có trong nước thải cơ khí

Đặc biệt nước thải ngành cơ khi với thành phần chứa nhiều bụi bẩn, rỉ sắt vụn, dầu mỡ và một số hóa chất độc hại gây tác động tiêu cực đến môi trường như:

  • HCl, NaOH, Cr, Ni, Fe3+.
  • CN, Zn2+, Cr3+, Ni2.
STT Chỉ tiêu Đơn vị Giá trị QCVN 40:2011/BTNMT cột A
1 pH 6 5,5 – 9
2 TSS mg/L 200 50
3 BOD5 mg/L 150 30
4 COD mg/L 200 75
5 As mg/L 2,6 0,05
6 Cd mg/L 0,6 0,05
7 Cu mg/L 15 2
8 Pb mg/L 21,5 0,5
9 Zn mg/L 3,5 3
10 Fe mg/L 18,4 1
11 Mn mg/L 7,2 0,5
12 Coliform MNP/100mL 5000 3000
13 Dầu mỡ mg/L 100 5

Bảng thông số các  thành phần ô nhiễm có trong nước thải ngành cơ khí

3. Đề xuất công nghệ xử lý nước thải ngành cơ khí

Hiện nay việc xử lý nước thải gia công cơ khí chưa được quan tâm và phổ biến. Hầu hết hầu hết các nước thải sản xuất và sinh hoạt tại các xưởng cơ khí vẫn đổ xuống sông, hồ, kênh, rãnh một cách bừa bãi mà hoàn toàn không qua một bước xử lý nào. Một số làng nghề cơ khí được nhà nước hỗ trợ hệ thống xử lý nước thải với công nghệ truyền thống, không đảm bảo được các tiêu chí được đặt ra. Mỗi công nghệ xử lý nước thải cơ khí sẽ có những ưu điểm và nhược điểm riêng, phù hợp với từng đối tượng khác nhau.

Dẫu biết việc xử lý nước thải ngành cơ khí là giải pháp cấp bách lúc này, nên việc lựa chọn công nghệ xử lý sao cho phù hợp là cần thiết:

  • Đảm bảo nước thải sau khi được xử lý đạt tiêu chuẩn xả thải cho phép.
  • Công suất xử lý theo yêu cầu thiết kế.
  • Tiết kiệm chi phí đầu tư xây dựng hệ thống.
  • Chi phí vận hành hệ thống xử lý nước thải thấp nhất.
  • Vận hành đơn giản.
  • Thuận tiện cho việc nâng cao nâng suất xử lý khi cần thiết sau này.

Sau đây là công nghệ xử lý nước thải ngành cơ khí tối ưu nhất mà Hòa bình Xanh giới thiệu đến với đọc giả.

Quy trình công nghệ xử lý nước thải ngành cơ khí
Quy trình công nghệ xử lý nước thải ngành cơ khí

3.1 Thuyết minh quy trình công nghệ xử lý nước thải ngành cơ khí

Nước thải gia công cơ khí theo hệ thống thu gom chảy vào bể thu gom nước thải. Phía trước bể gom được đặt song chắn rác để loại bỏ các tạp chất có kích thước lớn trong nước thải.

Sau đó nước thải được bơm lên bể lắng cát, cát thu được từ bể này được đưa qua bể chứa cát. Nước thải từ bể lắng cát được bơm lên bể tuyển nổi để loại bỏ dầu và các chất lơ lững trong nước thải.

Nước thải từ bể lắng cát được bơm vào bể điều hòa nhằm ổn định lưu lượng và nồng độ. Tại đây, được bố trí máy khuấy trộn chìm nhằm mục đích hòa trộn đồng đều nước thải trên toàn diện tích bể, ngăn ngừa hiện tượng lắng cặn ở bể, sinh ra mùi khó chịu, đồng thời cũng châm hóa chất vào đây để điều chỉnh pH trong nước thải.

Nước thải tiếp tục chảy từ bể tuyển nổi xuống bể vể bể keo tụ tạo bông, hóa chất được cho vào bể giúp các hạt keo trong nước thải kết dính lại với nhau hình thành bông cặn có kích thước lớn và nặng hơn. Các bông cặn sau khi được hình thành được dẫn qua bể lắng I để lắng cặn nhờ quá trình trọng lực, cặn sau khi lắng xuống đáy bể sau đó được thu gom ra bể chứa bùn để đem đi xử lý.

Nước thải sau đó được vận chuyển vào bể Fenton. Bể Fenton giúp loại bỏ một số ion và hợp chất hữu cơ tồn tại trong nước thải cơ khí. Sau đó, nước được vận chuyển vào bể lắng Fenton. Tại bể lắng Fenton các chất hữu cơ và vô cơ lắng được sẽ giữ lại.

Sau khi xử lý Fenton, nước thải được dẫn qua thiết bị lọc áp lực để loại bỏ cặn, màu và mùi còn xót lại trong nước thải rồi được đưa qua hệ thống khử trùng (châm chlorine với nồng độ và liều lượng thích hợp) để loại bỏ các vi khuẩn gây bệnh còn xót lại trong nước thải trước khi xả thải ra ngoài nguồn tiếp nhận. Nước thải khu công nghiệp đầu ra sau xử lý đạt QCVN 40:2011/BTNMT.

Bùn cặn từ các bể được đưa vào bể chứa bùn, làm giảm lượng nước chứa trong bùn. Sau đó, được cơ quan chức năng xử lý theo định kỳ.

3.2 Ưu điểm của công nghệ xử lý nước thải ngành cơ khí

  • Hiệu quả xử lí cao.
  • Đảm bảo được chất lượng nước đầu ra đạt tiêu chuẩn quy định.
  • Quá trình vận hành đơn giản, chi phí vận hành và bảo dưỡng thấp.
  • Không phát sinh mùi hôi trong quá trình vận hành.

Trên đây là quy trình xử lý nước thải gia công cơ khí với hiệu quả tốt nhất mà Hòa Bình Xanh chúng tôi đã đề xuất để quý khách hàng có thể dễ dàng tìm hiểu và tham khảo.

Dịch vụ xử lý nước thải mới nhất tại – Công ty TNHH Công nghệ môi trường Hòa Bình Xanh

Bạn đang muốn lựa chọn công nghệ xử lý nước thải ngành cơ khí? Bạn đang muốn tìm kiếm một nhà thầu chuyên nghiệp và uy tín? Đừng lo ngại, Hòa Bình Xanh sẽ giúp bạn tận tình với những dịch vụ chuyên nghiệp.

Quý doanh nghiệp hãy liên hệ tới Công ty TNHH Công nghệ Môi trường Hòa Bình Xanh. Công ty chúng tôi với đội ngũ thạc sĩ, kỹ sư giàu kinh nghiệm đã đầu tư nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng các công nghệ xử lý và tìm các phương án xử lý chất lượng tốt nhất, chi phí hợp lý và thời gian nhanh nhất.

  • Với phương châm: “Uy tín, chất lượng là hàng đầu” Hòa Bình Xanh mang đến cho quý khách hàng sản phẩm và dịch vụ tốt nhất, đáp ứng nhu cầu cần thiết của quý khách.
  • Quý khách hàng có công trình, dự án cần tư vấn, hãy goi ngay qua hotline 0943.466.579 để nhận được sự hỗ trợ nhanh nhất và tận tình nhất.

Nhận xét bài viết!