CÁC CÁCH PHÂN LOẠI CTNH CẦN BIẾT
Mục tiêu của việc phân loại chất nguy hại là tạo ra một ngôn ngữ chung, giúp mọi người, dù có kiến thức chuyên môn hay không, đều có thể hiểu rõ về các rủi ro liên quan đến chất. Nhờ đó, việc sử dụng hóa chất sẽ an toàn hơn và giảm thiểu các tai nạn
Các cách phân loại CTNH
Mục đích của phân loại CTNH là để tăng cường thông tin. Tùy vào mục đích sử dụng thông tin cụ thể mà có các cách phân loại sau:
Hệ thống phân loại chung: Đây là hệ thống phân loại dành cho những người có chuyên môn. Hệ thống phân loại nhằm đảm bảo tính thống nhất về các danh pháp và thuật ngữ sử dụng. Hệ thống phân loại này dựa trên đặc tính của CTNH. Theo cách phân loại này có hệ thống của UNEP, qui chế QL CTNH Việt Nam.
Hệ thống phân loại dành cho công tác quản lý: Nhằm đảm bảo nguyên tắc chất thải được kiểm soát từ nơi phát sinh đến nơi thải bỏ, xử lý cuối cùng. Hệ thống này tập trung xem xét con đường di chuyển của CTNH và nguồn phát sinh ra nó. Trong số này bao gồm:
- Hệ thống phân loại theo nguồn phát sinh
- Hệ thống phân loại theo đặc điểm
- Hệ thống phân loại để đánh giá khả năng tác động đến môi trường:
- Phân loại theo độc tính
- Phân loại theo mức độ nguy hại
Hệ thống phân loại kĩ thuật: Đây là hệ thống phân loại đôn giản và dễ sử dụng dặc biệt cho những người không có chuyên môn về CTNH. Tuy nhiên, hệ thống này có giới hạn là không cung cấp thông tin đầy đủ về chất thải, khó sử dụng trong trường hợp chất thải không có trong danh mục.
Các hệ thống phân loại:
Phân loại theo UNEP
Chia làm 9 nhóm dựa trên những mối nguy hại và những tính chất chung. Dùng một số quốc tế (UN) làm số chỉ định duy nhất cho chất đó.Vd: Butan, Nhóm 2, Khí dễ cháy-UN No 1011.
Phân loại theo TCVN Hệ thống này phân loại theo các đặc tính của chất thải.
Theo TCVN 6706:2000 chia CTNH thành 7 nhóm sau:
Chất thải dễ bắt lửa dễ cháy
Chất thải gây ăn mòn
Chất thải dễ nổ
Chất thải dễ bị ôxi hoá
Chất thải gây độc cho người và sinh vật
Chất độc cho hệ sinh thái
Chất thải lây nhiễm
Phân loại theo nguồn phát sinh
Nguồn chất thải từ sản xuất công nghiệp: Các ngành công nghiệp phát sinh chất thải nguy hại theo DOMINGUEZ, 1983.
+ Chế biến gỗ
+ Chế biến cao su
+ Công nghiệp cơ khí
+ Sản xuất xà phòng và bột giặt
+ Khai thác mỏ
+ Công nghiệp sản xuất giấy
+ Sản xuất xà phòng và bột giặt
+ Kim loại đen
+ Công nghiệp sản xuất giấy
+ Lọc dầu
+ Sản xuất thép
+ Nhựa và vật liệu tổng hợp
+ Sản xuất sơn và mực in
+ Hóa chất BVTV
Phân loại theo đặc điểm chất thải nguy hại
Phân loại dựa vào dạng hoặc pha phân bố (rắn, lỏng, khí )
Chất hữu cơ hay chất vô cơ
Nhóm hoặc loại chất (dung môi hay kim loại nặng ).
Phân loại theo mức độ độc hại
Dựa vào giá trị liều gây chết 50% số động vật thực nghiệm (LD50 ). Tổ chức Y tế thế giới phân loại theo bảng dưới đây.
Phân loại theo mức độ gây hại
Cách phân loại này dựa vào thành phần, nồng độ, độ liênh động, khả năng toàn lưu, lan truyền, con đường tiếp xúc, và liều lượng chất thải.
Hệ thống phân loại theo danh sách
US-EPA đã liệt kê theo danh mục hơn 450 chất thải được xem là chất thải nguy hại. Trong các danh mục này, mỗi chất thải được ấn định bởi một kí hiệu nguy hại của US-EPA bao gồm một chữ cái và ba chữ số đi kèm. Các chất thải được chia theo bốn danh mục: F.K, P, U.
Danh mục được phân chia như sau:
Danh mục F bao gồm các CTNH phát sinh từ nhiều nguồn sản xuất và công nghiệp khác nhau, chẳng hạn như halogen từ quá trình tẩy nhờn và bùn thải từ mạ điện. Đây là những chất thải không đặc trưng, thường là sản phẩm phụ của các quá trình sản xuất.
Danh mục K chủ yếu bao gồm chất thải độc hại phát sinh trực tiếp từ các quá trình sản xuất hóa chất, chế biến gỗ và các ngành công nghiệp khác.
Danh mục P và U:chất thải và các hoá chất thương phẩm nguy hại. Nhóm này bao gồm các hoá chất như clo, các loại axit, bazơ, các loại hoá chất bảo vệ thực vật…
Bên trên là những cách thức phân loại CTNH chi tiết sẽ giúp quý khách nắm rõ hơn về phân loại và lựa chọn công nghệ xử lý chất thải nếu có vấn đề hãy liên hệ cho Công ty qua Hotline: 0943466579.
Với phương châm: ”Uy tín, chất lượng là hàng đầu” Hoà Bình Xanh cam kết sẽ mang đến cho quý khách hàng sản phẩm và dịch vụ tốt nhất, đáp ứng nhu cầu cần thiết của quý khách.
Nhận xét bài viết!