LẬP BÁO CÁO GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG KHU CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM – SINGAPORE – BÌNH DƯƠNG
Bạn đang muốn lập báo cáo giám sát môi trường tại Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore? Bạn đang muốn tìm kiếm một chuyên gia lập báo cáo giám sát môi trường nhanh chóng, chính xác và chuyên nghiệp? Đừng lo ngại, Công Ty TNHH Công Nghệ Môi Trường Hòa Bình Xanh sẽ giúp bạn tận tình với những dịch vụ chuyên nghiệp, thuận tiện và linh hoạt.
1. SƠ LƯỢC VỀ KHU CÔNG NGHIỆP (KCN) VIỆT NAM – SINGAPORE
Lịch sử hình thành :
Khu công nghiệp Việt Nam Singapore (VSIP), khởi đầu trên cơ sở ý tưởng hợp tác của Chính phủ hai nước Việt Nam và Singapore do Thủ Tướng Võ Văn Kiệt đề xuất tới Thủ Tướng Singapore Goh Chok Tong.
VSIP được chính thức khởi động vào tháng 1 năm 1996 với mong muốn là thúc đẩy nền kinh tế của Việt Nam và củng cố vị thế trong khu vực như một trung tâm đầu tư bền vững. Chính phủ Việt Nam mong muốn VSIP là một điển hình thành công trong những câu chuyện ở Việt Nam. Chính vì vậy mà VSIP được quan tâm và theo dõi thường xuyên. Chính phủ cũng đã thiết lập một ban quản lý riêng cho VSIP đưới chế độ một cửa.
Tổng diện tích:
VSIP 1: 500 Ha
VSIP 2: 345 Ha
Khu CN & ĐT Tân Uyên (VSIP 2 mở rộng): 1850 Ha
VSIP (Bắc Ninh): 700 Ha
VSIP (Hải Phòng): 1200 Ha.
a. Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore 1:
Vị trí :
VSIP 1 tọa lạc tại Tỉnh Bình Dương, cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 17km, khoảng 40 phút đi xe.
VSIP 1 với vị trí thuận lợi gần TPHCM giúp nhà đầu tư dễ dàng sử dụng được cơ sở hạ tầng, các tiện ích và dịch vụ hỗ trợ tại TPHCM. Ngoài ra, VSIP 1 cũng nằm rất gần sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất và các cảng chính (40-45 phút bằng đường bộ).
Quy mô :
Năm thành lập: 1996
Diện tích: 500 Ha (100% đã cho thuê)
Tổng vốn đầu tư: hơn 2 tỷ USD
Khách hàng: 240 dự án từ 22 quốc gia
Lao động: 78.838
b. Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore 2:
Vị trí :
VSIP II (2006): cách VSIP I khoảng 15km,cách thành phố Hồ Chí Minh 35km. Có diện tích khoảng 345 ha, nằm ngay trung tâm Khu liên hợp dịch vụ đô thị Bình Dương 4.200 ha.
Quy mô :
VSIP II được xây dựng giống như mô hình của VSIP với cùng cơ sở hạ tầng phát triển và đáng tin cậy. VSIP II tiếp tục cung cấp cho nhà đầu tư môi trường kinh doanh quốc tế với hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại và dịch vụ hỗ trợ khách hàng chuyên nghiệp.
Chủ đầu tư: Công ty Liên Doanh KCN Việt nam – Singapore
Năm thành lập: 2005
Diện tích quy hoạch:
Công nghiệp: 1.000 Ha
Dịch vụ & Đô thị: 850 Ha
Vị trí: Nằm trong Khu Liên Hợp Công nghiệp – Dịch vụ – Đô thị Bình Dương
Diện tích cho thuê: đạt 95%
Tổng cộng hiện có 121 dự án.
c. VISIP II mở rộng:
Vị trí :
Cách Tp HCM 35km, cách cảng Cát Lái 40km, cách sân bay quốc tế TSN 35km . Nằm trong Khu liên hợp dịch vụ đô thị mới Bình Dương.
Quy mô :
VSIP II mở rộng (2008): tiếp tục đáp ứng nhu cầu thuê đất ngày càng cao, các cổ đông VSIP đã triển khai thêm 1.700 ha đất cạnh bên VSIP II.
Việc mở rộng này đã làm tăng tổng diện tích đất của VSIP II là 2.045 ha và sẵn sàng giao đất ngay cho nhà đầu tư.
Năm khởi động 2008
Phát triển 1,700ha Khu công nghiệp, Khu thương mại và Dân cư
Hiện có 17 dự án.
2. BÁO CÁO GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG KCN VIỆT NAM – SINGAPORE
a. Đối tượng phải lập báo cáo giám sát môi trường
Tất cả các cơ sở sản xuất, kinh doanh, khu công nghiệp, khu chế xuất,…đang hoạt động và đã lập một trong các Báo cáo đánh giá tác động môi trường, Đề án bảo vệ môi trường, Kế hoạch bảo vệ môi trường đều phải lập Báo cáo giám sát môi trường theo Thông tư số 43/2015/TT-BTNMT có hiệu lực từ ngày 01 tháng 12 năm 2015.
b. Tần suất lập báo cáo giám sát môi trường
Tất cả các cơ sở sản xuất, kinh doanh, khu công nghiệp, khu chế xuất,…thuộc đối tượng lập báo cáo giám sát môi trường phải định kỳ gửi kết quả giám sát về cho cơ quan chức năng xem xét và theo dõi tình hình quản lý môi trường tại cơ sở.
Tần suất quan trắc của các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ được quy định tại Phụ lục 10, Thông tư 31/2016/TT-BTNMT có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 12 năm 2016.
c. Thời điểm nộp kết quả giám sát môi trường
Thời điểm nộp báo cáo giám sát môi trường:
Được quy định tại Điều 23 Thông tư số 43/2015/TT-BTNMT
Cơ quan tiếp nhận báo cáo:
Là cơ quan đã phê duyệt hoặc Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc Kế hoạch bảo vệ môi trường hoặc Đề án bảo vệ môi trường của cơ sở.
3. CĂN CỨ PHÁP LÝ LẬP BÁO CÁO GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG
Luật số 55/2014/QH13 – Luật Bảo vệ môi trường có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2015.
Nghị định số 18/2015/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 01/04/2015.
Thông tư số 43/2015/TT-BTNMT có hiệu lực thi hành từ ngày 01/12/2015.
Thông tư 31/2016/TT-BTNMT có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 12 năm 2016.
4. HỒ SƠ, GIẤY TỜ CẦN THIẾT LẬP BÁO CÁO GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
- Quyền sử dụng đất/ Hợp đồng thuê đất
- Hóa đơn tiền điện, nước 6 tháng
- Sổ chủ nguồn thải
- Hợp đồng thu gom rác thải sinh hoạt
- Biên bản phòng cháy chữa cháy
5. QUY TRÌNH LẬP BÁO CÁO GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG
Các quy trình cần thiết để thực hiện báo cáo giám sát môi trường như sau:
Quy trình lập báo cáo giám sát môi trường – Công ty TNHH Công nghệ môi trường Hòa Bình Xanh
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi Quý khách sẽ được hỗ trợ tư vấn miễn phí
Hotline 0943 466 579
Công ty chúng tôi rất hân hạnh được phục vụ quý khách hàng!
Nhận xét bài viết!