LẬP BÁO CÁO GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG KHU CÔNG NGHIỆP HIỆP PHƯỚC – NHÀ BÈ
Bạn đang muốn lập báo cáo giám sát môi trường tại Khu công nghiệp Hiệp Phước? Bạn đang muốn tìm kiếm một chuyên gia lập báo cáo giám sát môi trường nhanh chóng, chính xác và chuyên nghiệp? Đừng lo ngại, Công Ty TNHH Công Nghệ Môi Trường Hòa Bình Xanh sẽ giúp bạn tận tình với những dịch vụ chuyên nghiệp, thuận tiện và linh hoạt.
1. SƠ LƯỢC VỀ KHU CÔNG NGHIỆP (KCN) HIỆP PHƯỚC
- Khu công nghiệp Hiệp Phước tọa lạc tại Huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh. Với tổng diện tích 1.686 hecta, Hiệp Phước là khu công nghiệp lớn nhất Thành phố, sở hữu vị trí chiến lược với cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh, dịch vụ tiện ích đa dạng, hệ thống 3 cảng biển quốc tế nội khu, dễ dàng kết nối đến đường cao tốc, sân bay quốc tế
- Hơn 20 năm qua, 200 nhà đầu tư trong và ngoài nước đã tin tưởng lựa chọn Khu công nghiệp Hiệp Phước làm đối tác phát triển bền vững. Chúng tôi cam kết sẽ không ngừng hoàn thiện và đổi mới để mang lại giá trị lợi ích cao nhất cho mỗi nhà đầu tư khi đến với Khu công nghiệp Hiệp Phước.
- Công ty CP Khu công nghiệp Hiệp Phước đã xây dựng Hiệp Phước thành một KCN kiểu mẫu, chú trọng đến việc đầu tư vào hạ tầng kỹ thuật, tiện ích xã hội và đội ngũ nhân viên năng động, chuyên nghiệp nhằm mang đến cơ sở hạ tầng và các dịch vụ hỗ trợ tốt nhất cho sự phát triển của nhà đầu tư. Trong đó, trạm xử lý nước thải tại KCN Hiệp Phước đạt tiêu chuẩn quốc tế, tiếp nhận xử lý nước thải lên đến 18.000m3/ngày đêm; cung cấp khí công nghiệp, nguồn nguyên liệu sạch, thân thiện với môi trường cho các nhà đầu tư thuê đất. Tại đây, hệ thống cung cấp khí áp thấp từ Công ty CP Phân phối khí áp thấp Dầu khí Việt Nam đã được đưa vào hoạt động từ năm 2015.
2. BÁO CÁO GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG
a. Đối tượng phải lập báo cáo giám sát môi trường
Tất cả các cơ sở sản xuất, kinh doanh, khu công nghiệp, khu chế xuất,…đang hoạt động và đã lập một trong các Báo cáo đánh giá tác động môi trường, Đề án bảo vệ môi trường, Kế hoạch bảo vệ môi trường đều phải lập Báo cáo giám sát môi trường theo Thông tư số 43/2015/TT-BTNMT có hiệu lực từ ngày 01 tháng 12 năm 2015.
b. Tần suất lập báo cáo giám sát môi trường
Tất cả các cơ sở sản xuất, kinh doanh, khu công nghiệp, khu chế xuất,…thuộc đối tượng lập báo cáo giám sát môi trường phải định kỳ gửi kết quả giám sát về cho cơ quan chức năng xem xét và theo dõi tình hình quản lý môi trường tại cơ sở.
Tần suất quan trắc của các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ được quy định tại Phụ lục 10, Thông tư 31/2016/TT-BTNMT có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 12 năm 2016.
c. Thời điểm nộp kết quả giám sát môi trường
Thời điểm nộp báo cáo giám sát môi trường: Được quy định tại Điều 23 Thông tư số 43/2015/TT-BTNMT
Cơ quan tiếp nhận báo cáo: Là cơ quan đã phê duyệt hoặc Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc Kế hoạch bảo vệ môi trường hoặc Đề án bảo vệ môi trường của cơ sở.
3. CĂN CỨ PHÁP LÝ LẬP BÁO CÁO GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG
Luật số 55/2014/QH13 – Luật Bảo vệ môi trường có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2015.
Nghị định số 18/2015/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 01/04/2015.
Thông tư số 43/2015/TT-BTNMT có hiệu lực thi hành từ ngày 01/12/2015.
Thông tư 31/2016/TT-BTNMT có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 12 năm 2016.
4. HỒ SƠ, GIẤY TỜ CẦN THIẾT LẬP BÁO CÁO GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
- Quyền sử dụng đất/ Hợp đồng thuê đất
- Hóa đơn tiền điện, nước 3 tháng gần nhẩt
- Sổ chủ nguồn thải
- Chứng từ thu gom chất thải nguy hại
- Hợp đồng thu gom rác thải sinh hoạt
- Biên bản phòng cháy chữa cháy
Nhận xét bài viết!