XỬ LÝ PHÂN BÙN BỂ PHỐT AN TOÀN HỆU QUẢ

XỬ LÝ PHÂN BÙN BỂ PHỐT AN TOÀN HỆU QUẢ

XỬ LÝ PHÂN BÙN BỂ PHỐT AN TOÀN HỆU QUẢ

Phân bùn bể phốt, dù chứa nhiều tiềm năng tái sử dụng nhờ thành phần hữu cơ dồi dào, lại tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm cao do tính độc hại và việc tận dụng nguồn tài nguyên này tại Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập, từ khâu quản lý đến lựa chọn và áp dụng công nghệ xử lý phù hợp, các công nghệ xử lý chưa được áp dụng rộng rãi và hiệu quả, dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường và lãng phí tài nguyên.

Hiện trạng

Hiện nay tại Việt Nam việc quản lý phân bùn bể phốt vẫn chưa được chú trọng. Hầu như chưa có đô thị nào có biện pháp quản lý và xử lý phù hợp. Tại Hà Nội, một trong những vấn đề môi trường đang được chú ý là quản lý phân bùn bể phốt. Hiện nay Hà Nội đã có một số đơn vị thu gom phân bùn bể tự hoại, tuy nhiên do chưa có cơ sở thu gom và xử lý nên lượng phân bùn sau khi thu gom bị đổ thẳng ra môi trường, trồng cây nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, … một lượng nhỏ được đưa đi xử lý tại nhà máy vi sinh.

Tuy nhiên, hệ thống xử lý hiện nay mới chỉ ở bước xử lý sơ bộ, chất lượng vệ sinh của sản phẩm sau xử lý chưa được đảm bảo. Do vậy, hiện nay cần phải có một hệ thống thu gom và công nghệ xử lý phù hợp hơn với điều kiện của Hà Nội.

Đặc điểm của bùn bể phốt
Đặc điểm của bùn bể phốt

Sự ô nhiễm của từng loại phân bùn

Phân bùn bể phốt thông thường: chủ yếu được thu gom từ các bể tự hoại tại nhà dân, trại giam và cơ quan, xí nghiệp. Loại phân bùn này thường được tích trữ trong thời gian dài, từ 1 đến 5 năm, và chiếm đến 70% tổng khối lượng hỗn hợp phân bùn.

Phân bùn bể phốt tươi: thường được tìm thấy tại các khu vệ sinh công cộng. Do chưa đủ thời gian để quá trình lên men yếm khí diễn ra, loại phân bùn này chiếm khoảng 5% tổng khối lượng hỗn hợp phân bùn.

Phân bùn lẫn các tạp chất vô cơ: xuất hiện tại các bể tự hoại của khu công nghiệp và một số công trình công cộng. Nguyên nhân là do thói quen xả thải không đúng cách và quá trình sản xuất kinh doanh. Các tạp chất này, chủ yếu là sợi bông và các chất vô cơ khó lắng, chiếm khoảng 12% tổng khối lượng hỗn hợp phân bùn

Phân bùn lẫn dầu mỡ: à một vấn đề phổ biến trong các bếp ăn, nhà hàng. Dầu mỡ, với đặc tính không tan và không lắng, gây khó khăn cho quá trình xử lý nước thải và có thể làm tắc nghẽn hệ thống đường ống. Loại tạp chất này chiếm khoảng 5% khối lượng hỗn hợp phân bùn.

Phân bùn đã xử lý sơ bộ bằng hóa chất: thường được tìm thấy trong các bể chứa phân bùn tại sân bay. Mục đích của quá trình xử lý này là ức chế sự phân hủy, giảm mùi hôi khó chịu và bảo quản phân bùn trước khi xử lý tiếp. Loại phân bùn này chiếm khoảng 8% tổng khối lượng hỗn hợp.

Công nghệ xử lý

Sơ đồ công nghệ cụm xử lý phân bùn bể phốt

Sơ đồ công nghệ cụm xử lý phân bùn bể phốt
Sơ đồ công nghệ cụm xử lý phân bùn bể phốt

Phân bùn bể phốt, nước thải sinh hoạt được thu gom và đổ vào ngăn tiếp nhận của hệ thống phân bùn và được xử lý qua các công đoạn sau:

– Tách rác và tạp chất thô

Bùn thải từ được đổ vào Ngăn tiếp nhận tại đây được bố trí 2 cửa dẫn bùn qua 2 ngăn đặt song chắn rác có bố trí 2 lớp chắn rác thô và chắn rác tinh. Song chắn rác thô đặt phía trước có tác dụng tách các tạp chất, rác thải cỡ lớn kích thước trên 10mm. Song chắn rác tinh đặt phía sau, có tác dụng ngăn các tạp chất khác còn sót có kích thước trên 8mm.

– Tách dầu mỡ động, thực vật

Sau khi loại bỏ rác và tạp chất, bùn thải được đưa vào bể tách dầu mỡ. Hệ thống bể được thiết kế gồm hai ngăn độc lập, tận dụng sự chênh lệch mật độ để tách dầu mỡ nổi lên trên mặt nước. Dầu mỡ sẽ tự động chảy vào máng thu nhờ hệ thống vách ngăn, sau đó được thu gom định kỳ bằng phương pháp thủ công.

– Chứa nén bùn

Bể chứa và cô đặc bùn được thiết kế thành 2 bể hoạt động song song có khả năng lưu giữ bùn trong thời gian 4 – 5 ngày. Tại bể chứa và cô đặc bùn, nước trong được thu bằng máng răng cưa ở phía trên;

Bùn cô đặc ở đáy bể, sẽ được bơm hút đẩy đến máy ép bùn. Nước thải trong thu được sẽ dẫn về hệ thống xử lý nước thải bằng phương pháp vi sinh.

– Ép bùn

Bùn sau khi được cô đặc ở trên sẽ được bơm đến thiết bị ép bùn. Tại đây, bùn sẽ được trộn với hóa chất Polyme tạo kết dính, máy ép tách nước khỏi bùn. Sau khi trải qua quá trình ép để giảm độ ẩm xuống còn 60-80%, bùn thải sẽ được đưa vào các giai đoạn xử lý tiếp theo.

Một phần có thể được sấy khô để giảm lượng nước còn lại, một phần khác được lưu trữ trong bể đóng kén hoặc được tận dụng để sản xuất phân vi sinh phục vụ nông nghiệp. Nước thải tách ra từ quá trình ép sẽ được dẫn trực tiếp vào hệ thống xử lý sinh học để làm sạch trước khi thải ra môi trường.

Một số đề xuất xử lý khác đối với bùn bể phốt  

Đề xuất xử lý phối trộn phân bùn bể phốt với chất thải rắn hữu cơ tại các nhà máy chế biến phân hữu cơ. Xử lý phối trộn phân bùn bể tự hoại bởi các lý do sau đây:

+ Tận dụng và thu hồi các chất dinh dưỡng có trong phân bùn nhằm phục vụ cho nông nghiệp;

+ Kết hợp giải quyết xử lý phân bùn tại các cơ sở xử lý chất thải rắn là một trong những phương thức xử lý triệt để các loại chất thải rắn phát sinh từ hoạt động đô thị;

+ Kết quả nghiên cứu có khả năng ứng dụng ngay trong các nhà máy xử lý chất thải rắn hữu cơ hiện có;

– Cải tiến quy trình vận hành của công nghệ xử lý chất thải rắn hữu cơ có thể góp phần làm giảm đáng kể năng lượng, nước sạch tiêu hao của nhà máy. Đồng thời hạn chế việc phát sinh khí NH3 gây thất thoát dinh dưỡng trong sản phẩm phân vi sinh.

Bên trên là các biện pháp xử lý phân từ bể phốt, quý khách tham khảo nếu có thắc mắc thêm về quy trình công nghệ hãy liên hệ cho Công ty để được tư vấn nhanh nhất qua hotline: 0943466579. 

Với phương châm môi trường sạch là nền tảng của sự phát triển bền vững. Công ty TNHH Công Nghệ Môi Trường Hòa Bình Xanh cam kết cung cấp dịch vụ môi trường tốt nhất cho Quý khách hàng.

Công ty TNHH Công nghệ Môi trường Hoà Bình Xanh

 

Nhận xét bài viết!