XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ-XU HƯỚNG, THÁCH THỨC 2025
Trong bối cảnh gia tăng nhanh chóng lượng rác thải đô thị, việc xử lý chất thải trở thành vấn đề quan trọng hàng đầu đối với chính quyền và các doanh nghiệp. Theo số liệu từ Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT), Việt Nam phát sinh hơn 60.000 tấn rác thải rắn mỗi ngày, trong đó riêng khu vực đô thị chiếm khoảng 70%. Tuy nhiên, tỷ lệ tái chế và xử lý rác thải đáng kể vẫn chưa đạt kỳ vọng.
Dân số ngày càng gia tăng, các nhu cầu tiêu dùng hiện đại cũng gia tăng, mọi người có nhu cầu dùng các sản phẩm tiện lợi được đóng gói tiện dụng, sử dụng các loại túi nhựa, hộp nhựa,… sử dụng một lần. Làm gia tăng thêm lượng rác thải.
Nhằm đối phó với thực trạng này, nhiều giải pháp xử lý tiên tiến đã được triển khai, đặc biệt là trong bối cảnh xu hướng phát triển bền vững và kinh tế tuần hoàn. Bài viết này sẽ phân tích chi tiết thực trạng, các công nghệ mới và chính sách nhằm cải thiện hệ thống xử lý chất thải tại Việt Nam.
1. Tổng quan về vấn đề xử lý chất thải
Chất thải rắn đô thị bao gồm rác sản sinh trong sinh hoạt, công nghiệp và xây dựng. Tại Việt Nam, tỷ lệ thu gom rác đạt 85-90% ở khu vực đô thị nhưng chủ yếu vẫn dựa vào biện pháp chôn lấp đến 64% trên tổng lượng rác thải sinh hoạt, gây tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng, theo thông tin mới nhất được công bố ngày 14/01/2025 tại Website VTV Online
Nhưng hiện nay với lưu lượng quá sức tưởng tượng, từ vài trăm tấn rác đến vài nghìn tấn trên 1 ngày, các bãi rác đang trở nên quá tải, ngày càng bành trướng tiến sát gần khu dân cư.
– Thực trạng xử lý chất thải ở Việt Nam
- Phương pháp xử lý rác phổ biến: Hiện nay, các phương pháp xử lý chất thải phổ biến tại Việt Nam gồm chôn lấp, đốt rác, tái chế và xử lý sinh học. Tuy nhiên, vì người dân chưa có nhận thức cao về phân loại rác dẫn đến chi phí xử lý cao và hiệu quả tái chế thấp.
- Tác động môi trường: Các bãi rác lớn như Nam Sơn (Hà Nội), Đa Phước (TP.HCM), Khánh Sơn (Đà Nẵng), Phước Hiệp (Bình Dương),…thường xuyên gặp tình trạng quá tải, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
- Nhận thức cộng đồng: Người dân chưa có thói quen phân loại rác tại nguồn, làm giảm hiệu quả của các công nghệ xử lý hiện đại.

2. Các công nghệ xử lý chất thải mới nhất
2.1. Đốt rác phát điện
Công nghệ này giúp chuyển hóa rác thành năng lượng điện, giảm bớt khối lượng chất thải cần chôn lấp. Một số nhà máy tại Việt Nam đã áp dụng như Nhà máy Điện rác Tâm Sinh Nghĩa tại thành phố Hồ Chí Minh có công suất 2.600 tấn/ngày, Nhà máy đốt rác phát điện Sóc Sơn (Hà Nội), Nhà máy Thiên Ý với công suất 4.000 tấn/ngày. Lượng rác thải đốt để chuyển hóa thành năng lượng chỉ chiếm khoảng 13%.
Lợi ích:
- Giảm thiểu diện tích chôn lấp.
- Tận dụng nguồn rác làm năng lượng tái tạo.
2.2. Tái chế nhựa và rác thải vô cơ
Xu hướng kinh tế tuần hoàn thúc đẩy việc tái chế nhựa thành nguyên liệu phục vụ ngành công nghiệp. Các doanh nghiệp lớn có các động thái tích cực như Vingroup phát triển nhà máy tái chế nhựa công nghệ cao, Công ty Urenco triển khai dự án thu gom và phân loại rác tại nguồn, Unilever Việt Nam cam kết sử dụng 100% bao bì nhựa tái chế vào năm 2030.
Thách thức:
- Chưa có hệ thống phân loại rác đồng bộ.
- Nhu cầu tái chế chưa đủ lớn để tạo động lực đầu tư mạnh vào công nghệ mới.
⇒Tìm hiểu thêm:CẢI THIỆN CHẤT LƯỢNG KHÔNG KHÍ: CÔNG NGHỆ HIỆN ĐẠI VÀ ỨNG DỤNG THỰC TIỄN
2.3. Công nghệ sinh học trong xử lý chất thải hữu cơ
- Xử lý rác bằng vi sinh vật: Việc sử dụng vi khuẩn để phân hủy rác hữu cơ thành phân bón sinh học đang được áp dụng rộng rãi. Phương pháp này giúp giảm thiểu rác thải và tạo ra nguồn phân bón giàu dinh dưỡng cho cây trồng.
- Ủ phân compost: Đây là một giải pháp hiệu quả giúp tái sử dụng rác hữu cơ, hạn chế ô nhiễm môi trường. Quá trình này diễn ra tự nhiên với sự tham gia của vi sinh vật, giúp phân hủy chất hữu cơ và tạo ra phân compost có ích cho nông nghiệp.
- Xử lý nước thải bằng công nghệ sinh học: Việc ứng dụng vi sinh vật vào quá trình xử lý nước thải giúp giảm thiểu nhu cầu sử dụng hóa chất, bảo vệ môi trường nước và tối ưu hóa hiệu suất xử lý.
3. Chính sách và quy định mới nhất
3.1. Luật Bảo vệ Môi trường 2020
- Chất thải phải được phân loại tại nguồn theo quy định.
- Hộ gia đình, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thu gom, lưu giữ và chuyển giao chất thải đúng quy định.
- Chất thải nguy hại phải được phân loại, lưu giữ và xử lý bởi đơn vị có giấy phép.
- Chủ nguồn thải có trách nhiệm kê khai và quản lý chặt chẽ.
- Doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu bao bì, sản phẩm có trách nhiệm xử lý hoặc tái chế theo quy định.
- Nhà nước khuyến khích phát triển công nghệ xử lý chất thải thân thiện với môi trường
3.2. Nghị định 45/2022/NĐ-CP
– Xử phạt hành vi vi phạm về thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt
- Phạt tiền từ 500.000 – 1.000.000 đồng đối với hành vi không phân loại rác tại nguồn theo quy định.
- Phạt tiền từ 10 – 20 triệu đồng đối với tổ chức, cá nhân không thực hiện trách nhiệm tái chế, xử lý chất thải theo quy định.
- Phạt tiền từ 100 – 200 triệu đồng đối với hành vi không xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo đúng quy trình kỹ thuật hoặc gây ô nhiễm môi trường.
– Xử phạt vi phạm về quản lý chất thải nguy hại
- Phạt tiền từ 1 – 5 triệu đồng nếu không ghi chép đầy đủ nhật ký quản lý chất thải nguy hại.
- Phạt tiền từ 100 – 250 triệu đồng đối với hành vi không có giấy phép xử lý chất thải nguy hại nhưng vẫn thực hiện hoạt động xử lý.
- Phạt tiền từ 250 – 500 triệu đồng nếu xả thải chất thải nguy hại ra môi trường hoặc không xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường.

Kết luận
Xử lý chất thải đô thị không chỉ là thách thức mà còn là cơ hội để phát triển bền vững. Với sự hỗ trợ của các chính sách và công nghệ tiên tiến, Việt Nam đang từng bước cải thiện hệ thống quản lý rác thải. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả tối ưu, cần sự phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền, doanh nghiệp và cộng đồng.
Việc nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi của người dân trong việc phân loại rác thải là một yếu tố quan trọng, góp phần vào thành công của chiến lược phát triển bền vững trong tương lai. Các doanh nghiệp cần tiếp tục đầu tư vào công nghệ xử lý tiên tiến, đồng thời chính phủ phải đảm bảo thực thi nghiêm túc các chính sách bảo vệ môi trường.
Dịch vụ xử lý chất thải – Công ty TNHH Công nghệ môi trường Hòa Bình Xanh
Bạn là doanh nghiệp, nhà đầu tư đang loay hoay tìm kiếm một đơn vị để thiết kế hệ thống xử lý khí thải uy tín, đặc biệt là vấn đề xử lý chất thải rắn đô thị. Đừng lo lắng, hãy đến với chúng tôi, Hòa Bình Xanh sẽ cung cấp cho bạn dịch vụ chất lượng và chuyên nghiệp nhất. Chúng tôi cam kết mang đến sự hài lòng và an tâm cho dự án của bạn.
Công ty TNHH Công nghệ môi trường Hòa Bình Xanh với đội ngũ thạc sỹ, kỹ sư giàu kinh nghiệm đã đầu tư nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng các công nghệ xử lý và tìm các phương án xử lý chất lượng tốt nhất, chi phí hợp lý trong thời gian ngắn nhất. Sự hiểu biết và tận tâm của đội ngũ là yếu tố quan trọng giúp chúng tôi đảm bảo hiệu quả và an toàn cho từng dự án.
Quý doanh nghiệp có nhu cầu hợp tác công ty để xử lý chất thải rắn hoặc quan tâm đến các dịch vụ môi trường khác, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 0943.466.579 để nhận được sự hỗ trợ nhanh nhất và tận tình nhất.
Nhận xét bài viết!