Những phương pháp xử lý bụi sơn và mùi đạt chuẩn môi trường
Xử lý khí thải hiện nay đặt ra khá nhiều thách thức và khó khăn đối với nhiều cá nhân và đơn vị môi trường. Cuộc sống ngày càng phức tạp và phát triển góp phần tạo ra nhiều vấn đề môi trường nan giải, trong đó xử lý bụi sơn là một trong các vấn đề nan giải đó.
Sơn là một thành phần không thể thiếu trong cuộc sống. Chúng có mặt khắp mọi nơi từ các công trình xây dựng đến các khu căn hộ, chung cư cao tầng. Vai trò của sơn đóng góp không nhỏ vào sự kiện tạo cuộc sống của thế giới con người nhưng chúng cũng gây ra không ít những ảnh hưởng nghiêm trọng đối với môi trường và con người.
Sơn chứa thành phần mùi hôi khó chịu, chúng tồn tại lâu ngày nên tạo ra nhiều cảm giác khó chịu và ngột ngạt đối với cuộc sống sinh hoạt hằng ngày. Nghiêm trọng hơn, mùi sơn gây ra nhiều khó chịu ảnh hưởng to lớn đến sức khỏe, đặc biệt gây ra các bệnh liên quan đến đường hô hấp.
Một số ngành nghề có đặc thù phải tiếp xúc với bụi sơn thường xuyên, khiến họ phải đối mặt với những bệnh nguy hiểm. Nhiều người lao động vẫn đang hàng ngày tiếp xúc với bụi sơn mà họ không biết độ nguy hiểm của nó, dẫn đến việc không có biện pháp phòng ngừa phù hợp. Vật bụi sơn là gì? Những ngành nghề nào dễ hít phải bụi sơn? Chúng nguy hiểm như thế nào và làm sao để khắc phục? Hãy cùng Hòa Bình Xanh tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
I. Bụi sơn là gì?
Bụi sơn là những hạt có kích thước vô cùng nhỏ, giống như khói, thường có mùi khó chịu và có nhiều màu khác nhau tùy từng loại sơn.
Tùy từng cách sử dụng khác nhau mà lượng bụi sơn sinh ra ít hay nhiều. Ví dụ, nếu dùng chổi quét thủ công thì lượng bụi sơn sẽ ít hơn nhiều so với dùng các súng phun. Còn sử dụng các buồng sơn hiện đại tại một số nhà máy công nghệ cao thì lượng bụi sơn sẽ được giảm nhiều hơn.
Tuy nhiên, không phải vậy mà sơn bớt độc hại, bởi trong sơn có nhiều chất hóa học dễ bay hơi và tạo mùi. Dù quét bằng chổi và không nhìn thấy bụi bay nhưng thực tế, các chất khí vô hình từ sơn bay ra vẫn gây hại đến sức khỏe con người.
II. Trong sơn có những chất độc hại gì?
Các mục đích chính khi dùng sơn đó là tạo màu, chống gỉ, chống nấm mốc. Để đạt được các tác dụng đó yêu cầu sơn phải có các thành phần cơ bản sau:
- Chì: để chống gỉ và giữ màu sắc tươi, sáng và bền
- Thủy ngân: để bảo quản, chống vi nấm, vi mốc từ môi trường.
- Bột màu: để giúp sơn có màu sắc khác nhau. Ví dụ như các loại sơn tường được quảng cáo là tạo ra hơn 2000 màu sắc khác nhau.
- Các dung môi hữu cơ dễ bay hơi: quan trọng trong quá trình sản xuất sơn, là dung môi hòa tan, giúp dung dich sơn đồng nhất.
Tùy vào sơn dùng trong các ngành nghề khác nhau mà có thể thêm các thành phần khác. Ví dụ: khi phun sơn lên đồ gỗ (cửa gỗ, bàn ghế gỗ, trần gỗ…), người thợ mộc sẽ pha thêm một chút xăng và một số chất hóa học làm bóng khác để tạo độ mịn, mỏng, vẫn giữ được các vân gỗ và tạo độ bóng cho chúng.
Có thể thấy, các thành phần trên đều là những chất độc hại cho sức khỏe. Với tình hình thực tế tại nước ta, sử dụng các hệ thống xử lý bụi sơn trong và sau khi phun sơn rất ít, chỉ áp dụng tại các nhà máy lớn và hiện đại. Còn vớ những nhà máy nhỏ, làng nghề thủ công hay trên quy mô hộ gia đình, có những phương pháp giảm thiểu độc hại từ sơn rất hạn chế hoặc không có.
III. Bụi sơn gây hại như thế nào đến sức khỏe con người?
Hít phải bụi sơn thì các thành phần trong sơn như chì, thủy ngân, bột màu, dung môi hữu cơ… trong sơn cũng vào cơ thể và gây bệnh. Trong đó:
- Chì: Tác hại nổi bật nhất của chì đó là trên thần kinh, khiến người bị nhiễm chì có những biểu hiện như: nhức đầu, bức rức, kém tập trung, khó ngủ, mất ngủ kéo dài (biểu hiện giấc ngủ không sâu, dễ bị thức giấc, hay mộng mị), nôn (thường diễn ra vào buổi sáng)…Một số triệu chứng sớm khi tiếp xúc với chì nồng độ cao đó là tiêu chảy, táo bón, đau cơ, mệt mỏi, giảm ham muốn. Khi tiếp xúc với chì trong thời gian dài, nguy cơ lớn nhất đó là ung thư.
- Thủy ngân: Đây là một chất mà ai cũng biết rằng nó rất hại cho sức khỏe. Khi hít phải thủy ngân với lượng lớn, người bệnh có thể bị suy hô hấp, đau dầu, khó thở, ho, lơ mơ, co giật, nôn mửa. Tiếp xúc thường xuyên, lâu ngày dù với lượng nhỏ sẽ gây ảnh hưởng đến thần kinh, tổn thương hệ hô hấp, đặc biệt là gây ung thư phổi.
- Các dung môi hữu cơ dễ bay hơi: Các dung môi này đều là chất độc hại, đặc biệt là trên hệ thần kinh. Chỉ cần tiếp xúc với môi trường nhiều dung môi hữu cơ, bạn sẽ thấy ngay những triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, chán ăn. Nếu tiếp xúc trong thời gian dài, chúng gây giảm trí nhớ, các bệnh lý mạn tính khác, đặc biệt là ung thư.
- Các bụi màu: Các bụi này có kích thước rất nhỏ khi phun sơn, chúng dễ dàng vào sâu trong phổi và gây hại. Các bụi sơn dễ làm xuất hiện các đợt cấp của cơn hen, tăng nguy cơ mặc và làm nặng thêm bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, tăng nguy cơ viêm phổi, viêm phế quản.Khi tiếp xúc liên tục trong thời gian dài, các bụi màu gây đột biến tế bào phổi, từ đó tăng nguy cơ ung thư.
Ai dễ bị ảnh hưởng bởi bụi sơn?
Tất cả những người tiếp xúc với sơn đều có thể bị ảnh hưởng bởi bụi sơm, từ khâu sản xuất, sử dụng và sau khi đã sơn xong.
– Người tham gia sản xuất sơn: tròn đó các công nhân làm việc trong khâu pha chế là bị ảnh hưởng nhiều nhất.
– Người trực tiếp phun, quét sơn: có rất nhiều ngành nghề buộc người lao động tiếp xúc thường xuyên với sơn, đó là:
- Làm trong ngành tàu biển, công trình biển.
- Sản xuất vật liệu xây dựng như mái tôn, thép… (vật liệu chống gỉ).
- Thợ xây, thợ sơn trong ngành xây dựng, người vẽ tranh tường.
- Thợ mộc, thợ làm gốm sứ.
- Công nhân nhà máy sản xuất phụ kiện xe máy, ô tô, nhân viên sửa chữa bảo hành xe.
- Công nhân nhà máy làm đồ dân dụng có dùng sơn để phủ màu
– Người tiếp xúc với thành phẩm được bảo phủ bằng sơn: Nhiều người nghĩ khi đã sơn xong và để khô thì chúng không ảnh hưởng đến sức khỏe. Nhưng thực tế, các chất độc như chì, thủy ngân… vẫn còn trong đó và dần dần thoát ra ngoài môi trường.
IV. Những phương pháp xử lý bụi sơn
Thông thường khí thải bụi sơn trong các nhà máy sẽ bao gồm 2 loại cơ bản:
- Bột màu có chứa kim loại nặng, một số chất độc hại khác phát sinh từ công đoạn trộn nguyên liệu
- Khí thải chứa dung môi hữu cơ bay hơi
Do đó hệ thống xử lý bụi sơn bắt buộc phải bao gồm hai bộ phận: Xử lý khí thải bụi sơn và xử lý khí thải ô nhiễm.
Đa phần các doanh nghiệp, xí nghiệp hiện nay đều trang bị một hệ thống xử lý bụi sơn chuyên nghiệp, đảm bảo tối đa khả năng lọc sạch được không khí, nhằm giảm nồng độ các tác nhân gây ô nhiễm xuống dưới tiêu chuẩn cho phép đồng thời đảm bảo sức khỏe người lao động và sức khỏe của người dân xung quanh.
Hiện nay để xử lý bụi sơn có rất nhiều phương pháp khác nhau, tuy nhiên có 3 phương pháp được sử dụng nhiều nhất và mang lại hiệu quả cao phải kể đến là:
1. Phương pháp xử lý bụi sơn thông thường (dùng lọc bông thủy tinh)
Đây là phương án làm sạch bụi sơn có kết cấu khá là đơn giản phù hợp với khu vực có diện tích lắp đặt nhỏ khoảng 1m x 1m x 2.5m. Hạn chế của phương pháp này chính là qus trình xử bụi sơn không thể triệt để nếu lượng sơn lớn rất nhanh tắc lọc dẫn đến làm mất tính ổn định của phòng sơn (áp suất phòng tăng cao, bụi sơn bị quẩn), mặt khác chi phí thay lọc tốn kém. Ngoài ra chi phí vận hành và bảo trì cao do phải thay lọc thường xuyên.
2. Phương pháp xử lý bụi sơn bằng nước kiểu phun (dùng bơm nước cưỡng bức)
So với các phương pháp xử lý bụi sơn bằng bông thủy tin thì kiểu xử lý này có kết cấu phức tạp hơn nhưng lại đem lại hiệu quả cao hơn. Tuy nhiên để lắp đặt được phương án này thì kích thước lắp đặt lớn khoảng ≈ 3.5m x 1.5m x 3m, tiêu tốn điện cho bơm nước và chi phí vận hành cũng như bảo trì khá cao. Thêm vào đó, trường hợp bụi với kích thước quá nhỏ thường bị quạt hút cuốn ra ngoài làm ướt bộ lọc bằng than hoạt tính dẫn đến việc tắc và giảm hiệu quả lọc bụi.
3. Phương pháp xử lý bụi sơn bằng nước kiểu tự hút
Đây là phương pháp xử lý bụi sơn được sử dụng phổ biến hiện nay. Hoạt động theo nguyên lý Bernoulli, phương pháp xử lý bụi sơn bằng nước kiểu tự hút mang lại hiệu quả hút lọc sơn khá tốt, hạn chế tối đa được việc bụi nước bị cuốn ra ngoài do đó đảm bảo được vấn đề an tòan môi trường đồng thời chi phí vận hành và bảo trì cũng ở mức hợp lý. Do không cần sử dụng bơm nước bên kích thước khá nhỏ gọn, điều này giúp việc lắp đặt, vận hành và vảo trì đơn giản hơn rất nhiều. Đối với phương pháp này, chúng ta sẽ sử dụng các dòng quạt ly tâm hoặc quạt hướng trục thích hợp theo từng điều kiện lắp đặt của nhà xưởng.
Dịch vụ xử lý bụi sơn – Công ty Hòa Bình Xanh
Bạn đang cảm thấy lo lắng vì chưa tìm được nhà thầu uy tín và chuyên nghiệp? Bạn đang cần xây dựng hệ thống xử lý bụi sơn? Đừng lo ngại, hãy liên hệ ngay với công ty chúng tôi. Hòa Bình Xanh sẽ giúp bạn tận tình với những dịch vụ chuyên nghiệp nhất, áp dụng các công nghệ xử lý bụi sơn tiên tiến nhất hiện nay.
Qúy doanh nghiệp hãy liên hệ với Công ty TNHH Công nghệ Môi trường Hòa Bình Xanh, Công ty chúng tôi với đội ngũ thạc sỹ, kỹ sư giàu kinh nghiệm đã đầu tư nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng các công nghệ xử lý và tìm các phương án xử lý chất lượng tốt nhất, chi phí hợp lý và thời gian nhanh nhất.
- Với phương châm: “Uy tín, chất lượng là hàng đầu” Hòa Bình Xanh mang đến cho quý khách hàng sản phẩm và dịch vụ tốt nhất. Đáp ứng nhu cầu cần thiết của quý khách.
- Quý khách hàng có công trình, dự án cần tư vấn, hãy gọi ngay qua hotline 0943.466.579 để nhận được sự hỗ trợ nhanh nhất và tận tình nhất.
Nhận xét bài viết!