XÂY DỰNG PHÁT SINH RA CTR GÌ XỬ LÝ NHƯ THẾ NÀO
Chất thải rắn xây dựng bao gồm các loại phế liệu phát sinh từ quá trình xây dựng hoặc phá dỡ công trình. Những vật liệu này thường khó phân hủy và gây ảnh hưởng lớn đến môi trường nếu không được xử lý đúng cách. Ví dụ như bê tông, gạch vụn, ống nước cũ, tấm lợp, thạch cao và các loại vật liệu xây dựng khác.
Quy định, thông tư về quản lý và xử lý chất thải xây dựng
Trước tình hình ô nhiễm môi trường do chất thải gây ra ngày càng nghiêm trọng, các cơ quan chức năng đã ban hành nhiều quy định nhằm quản lý chặt chẽ việc xử lý loại chất thải này.
Cụ thể là, dựa trên quy định về đổ chất thải xây dựng trong nghị định số 38/2015/NĐ-CP của Chính phủ, rác thải rắn xây dựng được phân loại và quản lý như sau:
– Đất, bùn thải từ hoạt động đào móng, nạo vét lớp đất mặt cần phải dùng cho đất trồng cây, hay các khu vực đất phù hợp khác.
– Đất, đá, rác thải rắn từ vật liệu xây dựng sẽ được tái chế làm vật liệu xây dựng hoặc tái sử dụng làm vật liệu san lấp cho công trình, hay mang đi chôn lấp tại bãi chôn theo quy định.
– Các rác thải rắn xây dựng như giấy, thủy tinh, gỗ, chất dẻo, sắt thép cũng nên tái chế, tái sử dụng.
– Quy định về quản lý, xử lý rác thải đối với những hộ gia đình tại đô thị, khi tháo dỡ hay cải tạo công trình cần phải có giải pháp thu gom, vận chuyển chất thải xây dựng và xử lý phù hợp theo quy định.
– Quy định về quản lý xử lý chất thải đối với những hộ gia đình ở nông thôn, những nơi ở vùng sâu, vùng xa chưa có hệ thống thu gom rác thải cần phải tiến hành quản lý, xử lý chất thải xây dựng theo hướng dẫn của chính quyền địa phương, tuyệt đối không được đổ chất thải xây dựng bừa bãi ra đường, ao hồ, kênh mương, sông suối và các nguồn nước mặt nói chung.
– Bộ trưởng Bộ Xây dựng và Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cần phối hợp thật chặt chẽ để đưa ra những quy định chi tiết về phân loại, thu gom, quản lý và xử lý chất thải xây dựng.
Ngoài nghị định số 38/2015/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý rác thải nói chung, chất thải xây dựng nói riêng còn có thông tư số 08-2017-TT-BXD của Bộ Xây dựng, bạn có thể tìm hiểu nó để có thêm thông tin bổ ích.
Đề xuất qui trình xử lý rác thải
– Bước 1 – Phân loại chất thải từ công trình xây dựng:
Phân loại chất thải một cách khoa học là yếu tố then chốt để việc quản lý và xử lý trở nên hiệu quả. Thông qua việc phân loại, chúng ta có thể xác định được loại chất thải nào có thể tái chế, tái sử dụng hoặc cần xử lý đặc biệt, từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp.”
– Bước 2 – Thu gom và vận chuyển rác thải: Sau khi được thu gom vào các container, chất thải sẽ được vận chuyển bằng xe tải hạng nhẹ và trung bình đến các điểm xử lý.
– Bước 3 – Đưa rác thải đến bãi phế thải: Cần phải xác định tải trọng của chất thải, nếu như vật liệu có tải trọng không thích hợp sẽ không được đưa vào bãi phế thải.
– Bước 4 – Tiến hành xử lý chất thải tại bãi phế liệu: Đây là bước cuối cùng trong quy trình xử lý chất thải. Những thiết bị xử lý rác thải phải có thiết kế đặc biệt nhằm hỗ trợ tải nặng và chống lại sự ăn mòn.
Tùy thuộc vào mỗi loại rác thải sẽ có phương pháp xử lý khác nhau, trong phần tiếp theo của bài viết, chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn một vài phương pháp phổ biến.
Một vài giải pháp xử lý rác thải hiệu quả và thân thiện với môi trường
Thu gom, vận chuyển chất thải tại nguồn đến điểm tập kết, trạm trung chuyển
Tái chế chất thải xây dựng
Xử lý chất thải bằng máy nghiền, sàng
Xử lý rác thải bằng công nghệ chôn lấp
Xử lý chất thải bằng giải pháp thiêu đốt
Một số phương pháp xử lý chất thải rắn xây dựng đã được khái quát ở trên nếu quý khách còn vấn đề khác hãy liên hệ cho công ty chúng tôi.
Với phương châm: ”Uy tín, chất lượng là hàng đầu” Hòa Bình Xanh cam kết sẽ mang đến cho quý khách hàng sản phẩm và dịch vụ tốt nhất, đáp ứng nhu cầu cần thiết của quý khách.
Nhận xét bài viết!