TỐI ƯU HÓA HỆ THỐNG XỬ LÝ KHÍ THẢI CÔNG NGHIỆP TRONG LỘ TRÌNH NET ZERO
1. Bối cảnh và tác động đến doanh nghiệp
Chiến lược Net Zero liên quan chặt chẽ đến lĩnh vực xử lý khí thải công nghiệp hiện nay.Trong bối cảnh toàn cầu cam kết giảm phát thải nhà kính, Việt Nam đã đặt đạt mức phát thải ròng bằng 0 (Net Zero) vào năm 2050, thể hiện cam kết rõ ràng và quyết liệt trong ứng phó với biến đổi khí hậu.
Định hướng dài hạn nhằm đưa quốc gia tiến tới phát triển bền vững, giảm thiểu tác động môi trường và hội nhập sâu rộng vào các cam kết khí hậu toàn cầu. Cam kết này được Thủ tướng Chính phủ tuyên bố tại Hội nghị COP26 (năm 2021).
Hiện nay, chiến lược Net Zero tại nước ta vẫn chưa phải là nghĩa vụ bắt buộc cho mọi doanh nghiệp nhưng đang bắt bầu được nội luật hóa dần áp dụng theo lộ trình. Một số bước quan trọng đã được triển khai, tiêu biểu là việc ban hành Nghị định 06/2022/NĐ-CP nhằm thiết lập khung pháp lý cho hoạt động giảm phát thải khí nhà kính.
Từ năm 2023, quy định bắt buộc kiểm kê và báo cáo khí thải nhà kính đã được áp dụng đối với các cơ sở sản xuất quy mô lớn – như nhà máy xi măng, thép, hóa chất, dệt nhuộm, sản xuất giấy… – có mức tiêu thụ năng lượng từ 1.000 TOE/năm trở lên (TOE: đơn vị quy đổi năng lượng tương đương dầu). Đây là bước nền tảng để tiến tới kiểm soát phát thải hiệu quả trong các ngành công nghiệp trọng điểm.

2. Các loại khí thải công Nghiệp cần xử lý
- CO₂: Thường phát sinh trong quá trình đốt nhiên liệu hóa thạch. Hay còn gọi là khí nhà kính vì là nguyên nhân chính gây nên hiệu ứng nhà kính, gây nóng lên toàn cầu.
- H₂S, NH₃ (Amoniac): Trong quá trình xử lý nước thải, chất thải thực phẩm, bùn thải và hóa chất, các hợp chất như hydro sunfua (H₂S) và amoniac (NH₃) thường được sinh ra dưới dạng sản phẩm phụ có mùi rất nồng, độc hại, tính ăn mòn.
-
CO: khi quá trình đốt cháy nhiên liệu như than, gỗ, dầu,…không hoàn toàn khí Carbon monoxide sẽ được sinh ra nếu con người hít phải một lượng lớn khí này sẽ dẫn đến ngạt thở, hôn mê hoặc nghiêm trọng hơn là tử vong.
- VOCs: các hoạt động công nhiệp sử dụng hóa chất công nghiệp dễ bay hơi như sơn, mực in, dung môi, hóa chất, keo dán,…sử dụng hoặc bảo bane sai cách tạo chất VOCs độc hại, gây ung thư, cháy nổ, mùi khó chịu.
- NO, NO₂: thường được sinh ra từ các động cơ đốt trong và các hoạt động công nghiệp như đốt rác, đốt than, hoặc lò nung gạch/ngói. Những khí này có thể gây ra các vấn đề về hô hấp, đặc biệt là viêm phế quản, mưa axit, góp phần tăng hiệu ứng nhà kính.
-
Bụi tổng, bụi PM10, PM2.5: Phát sinh từ các ngành công nghiệp sản xuất nguyên liệu, gỗ, xi măng, gạch, thép, chế biến, hoạt động nghiền, sàng,… gây bệnh hô hấp, phổi, bám dính thiết bị.
-
SO₂, SO₃: được tạo ra chủ yếu từ các quá trình công nghiệp như đốt than, dầu FO, cũng như trong hoạt động luyện kim, sản xuất xi măng và nhà máy nhiệt điện. Các khí này không chỉ gây mưa axit, làm ăn mòn bề mặt kim loại, mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ hô hấp, đặc biệt là phổi khi tiếp xúc lâu dài.

3. Tối ưu hệ thống xử lý khí thải công nghiệp
Bảng giải pháp về công nghệ kỹ thuật xử lý khí thải
Giải pháp | Mục tiêu | Hành động cụ thể |
Tối ưu thiết kế hệ thống xử lý khí thải công nghiệp | Tăng hiệu quả xử lý khí thải công nghiệp, giảm thiểu tổn thất, hạn chế phát sinh sản phẩm phụ | Tính toán lưu lượng, vận tốc khí chính xác. Lựa chọn những loại thiết bị (Cyclone, Bagfilter…) thích hợp. Thiết kế đường ống hợp lý, tránh cản trở. |
Nâng cấp hiệu quả xử lý khí thải công nghiệp | Tăng hiệu suất, kéo dài tuổi thọ hệ thống xử lý | Lắp đặt công nghệ inverter ( công nghệ biến tần) cho quạt hút. Dùng chất liệu chống ăn mòn. |
Tích hợp nhiều công nghệ xử lý khí thải | Xử lý đa dạng khí ô nhiễm | Kết hợp lọc bụi + hấp thụ + hấp phụ; kết hợp UV + Ozone + xúc tác; kết hợp Biofilter + hấp thụ hóa học. |
Tối ưu hóa năng lượng | Giảm điệm năng tiêu thụ | Áp dụng tự động hóa vận hành theo tải. Tận dụng nhiệt thải (nếu có). |
Tìm hiểu thêm: LÀM THẾ NÀO ĐỂ XỬ LÝ KHÍ THẢI CÔNG NGHIỆP HIỆU QUẢ
Bảng giải pháp về quản lý hệ thống xử lý khí thải công nghiệp
Giải pháp | Mục tiêu | Hành động cụ thể |
Giám sát liên tục | Phát hiện các lỗi kịp thời sửa chữa tránh các sự cố bất ngờ | Lắp đặt hệ thống quan trắc khí thải tự động ( CEMS) cho các chỉ tiêu (SO₂, NOx, bụi…). Kết nối dữ liệu về Sở TN&MT |
Bảo trì, bảo dượng định kỳ | Duy trì hoạt động ổn định, tránh dừng máy ảnh hưởng hiệu suất | Lập lịch vệ sinh thiết bị. Thay vật liệu lọc đúng hạn. Kiểm tra độ kín hệ thống xử lý khí thải |
Đào tạo đội ngũ nhân sự vận hành | Xử lý kịp thời các sự cố, tránh các lỗi do vận hành sai cách. | Huấn luyện quy trình, an toàn. Thực hành xử lý sự cố giả định. Có nhật ký vận hành chi tiết |
Kiểm kê và báo cáo khí thải | Đáp ứng yêu cầu pháp luật, hướng đến giảm phát thải | Lập báo cáo kiểm kê GHG. Tính hệ số phát thải. Theo dõi xu hướng phát sinh khí ô nhiễm |
4. CÁC BƯỚC KIỂM KÊ KHÍ NHÀ KÍNH
Bước 1: Thiết lập phạm vi kiểm kê
Bước 2: Tổng hợp dữ liệu đầu vào
Thu thập dữ liệu về nguyên liệu đầu vào, nhiên liệu sử dụng, hoạt động sản xuất, xử lý chất thải, tiêu thụ năng lượng, nhật ký vận hành, sổ kế toán nhiên liệu, đồng hồ điện/nước, hóa đơn mua bán,…Đảm bảo tất cả dữ liệu không thiếu sót, xác thực, có thể kiểm chứng.
Bước 3: Tính toán lượng phát thải khí nhà kính
Áp dụng công thức chuẩn của IPCC: Phát thải = Hoạt động × hệ số phát thải
-
Hoạt động: lượng chất đốt tiêu thụ, sản lượng sản phẩm, diện tích canh tác,…
-
Hệ số phát thải (EF): sử dụng theo hướng dẫn của IPCC hoặc hệ số quốc gia nếu có ( đốt than đá: EF ≈ 94.6 kg CO₂/GJ (tùy loại than); xử lý chất thải hữu cơ không che phủ: phát thải CH₄)
Bước 4: Tổng hợp và báo cáo kết quả
Thực hiện tính tổng lượng phát thải từng loại khí GHG. sau khi tính toán tiến hành chuyển đổi về đơn vị CO₂ tương đương (CO₂e) theo tiềm năng gây nóng toàn cầu (GWP). Và lập báo cáo về kiểm kê khí nhà kính theo biểu mẫu quy định tại Thông tư 01/2022/TT-BTNMT.
Bước 5: Rà soát, xác minh và lưu trữ
Sau khi kiểm kê, cần rà soát số liệu, kiểm tra logic và đảm bảo tính nhất quán. Có thể xác minh nội bộ hoặc qua bên thứ ba. Hồ sơ cần lưu trữ phục vụ thanh tra, kiểm tra môi trường.
5. Lợi ích khi tối ưu hóa hệ thống xử lý khí thải
Tiết kiệm chi phí, năng lượng khi tối ưu hóa các thiết bị quạt, bơm,…có thể thu hồi dung môi ( VOC), nhiệt, CO₂ để tái sử dụng tài nguyên cho các mục đích khác nhau hoặc bán tạo ra khoản thu cho doanh nghiệp. Muốn đảm bảo việc sản xuất hoạt động ổn định, liên tục và bền vững thì các cơ sở phải tuân thủ đúng các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và Luật bảo vệ môi trường. Khi tối ưu hóa hệ thống xử lý khí thải công nghiệp giúp giảm lượng Carbonn phát thải thấp hơn ngưỡng quy định se mở ra cơ hội tham gia thị trường Carbon ( bán tín chỉ carbon).
Tìm hiểu thêm: Tín chỉ Carbon là gì? Làm sao để có tín chỉ Carbon ở Việt Nam?
Việc tối ưu hệ thống xử lý khí thải theo hướng giảm phát thải nhà kính giúp doanh nghiệp được công nhận là đơn vị tuân thủ quy định tại Nghị định 06/2022/NĐ-CP, từ đó tạo thuận lợi trong quá trình cấp phép và gia hạn giấy phép môi trường nhờ hồ sơ pháp lý rõ ràng, minh bạch. Đồng thời, doanh nghiệp cũng thể hiện rõ cam kết đồng hành cùng Chính phủ trong kế hoạch phát triển bền vững quốc gia và mục tiêu Net Zero vào năm 2050.
Doanh nghiệp không chỉ tạo dựng được uy tín vững chắc với khách hàng, nhà đầu tư và cộng đồng địa phương mà còn mở ra cơ hội dễ dàng đạt được các chứng chỉ quốc tế uy tín như ISO 14001, ESG, LEED, JCM. Đây là những yếu tố then chốt giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh và mở rộng thị trường xuất khẩu.
Dịch vụ xử lý khí thải tại – Công ty TNHH Công nghệ môi trường Hòa Bình Xanh
Bạn đang muốn xây dựng hệ thống xử lý khí thải công nghiệp hiệu quả, tối ưu? Bạn đang tìm kiếm một công nghệ xử lý khí thải tốt nhất ? Đừng lo ngại, Hòa Bình Xanh sẽ tận tình giúp bạn lựa chọn với những dịch vụ chuyên nghiệp, các công nghệ xử lý khí thải tối ưu nhất.
Công ty TNHH Công nghệ môi trường Hòa Bình Xanh chúng tôi luôn tự hào vì có đội ngũ chuyên gia, kỹ sư giàu kinh nghiệm đã góp phần tạo sự tin tưởng và an tâm cho khách hàng. Mục tiêu của chúng tôi là mang đến cho khách hàng một trải nghiệm dịch vụ xuất sắc với mức đầu tư phù hợp nhất.
Nhận xét bài viết!