TÍN CHỈ CARBON-CƠ HỘI MỚI CHO DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM 2025
Với cam kết mạnh mẽ của Việt Nam trong việc giảm phát thải khí nhà kính và đạt mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2050, thị trường tín chỉ carbon sẽ là một công cụ quan trọng giúp chính phủ thực hiện mục tiêu. Từ năm 2025, sàn giao dịch tín chỉ carbon quốc gia sẽ bước vào giai đoạn thử nghiệm và dự kiến sẽ chính thức đưa vào hoạt động năm 2029.
Vậy tín chỉ Carbon là gì? Làm thế nào để đủ điều kiện tham gia thị trường Carbon tại Việt Nam? Hãy cùng với Hòa Bình Xanh nghiên cứu kỹ hơn qua bài viết dưới đây.
1. Tín chỉ Carbon là gì?
Tín chỉ carbon là một đơn vị đo lường được sử dụng trong lĩnh vực môi trường và khí hậu, tương đương với 1 tấn khí CO₂ hoặc tương đương các khí ô nhiễm thuộc GHG có thuyên giảm, được loại trừ hoặc khử carbon trong khí quyển. Đây là một công cụ cốt lõi nhằm kiểm soát và cắt giảm lượng khí nhà kính phát thải trên quy mô toàn cầu.
2. Phân loại tín chỉ Carbon
Tín chỉ Carbon được chia thành 2 nhóm chính:
-
Tín chỉ carbon bắt buộc: được sử dụng trong các hệ thống giao dịch phát thải khí nhà kính do chính phủ hoặc tổ chức quốc tế quy định. Các doanh nghiệp có mức giá trị xả khí thải vượt ngưỡng cho phép, bắt buộc phải mua tín chỉ Carbon để đáp ứng đúng hạn ngạch đặt ra.
-
Tín chỉ carbon tự nguyện: để trung hòa lượng carbon đã phát thải của mình trong một khoảng thời gian các doanh nghiệp và tổ chức phi chính thức có thể tiến hành tự nguyện mua tín chỉ carbon phục vụ mục tiêu phát triển bền vững, xây dựng hình ảnh thương hiệu xanh.
3.Căn cứ pháp lý triển khai thị trường carbon tại Việt Nam
Việc thực hiện hóa cam kết giảm phát thải nhóm khí nhà kính góp phần giảm thiểu tình trạng biến đổi khí hậu trên toàn cầu Việt Nam đã xây dựng hành lang pháp lý rõ ràng cho thị trường carbon.
-
Nghị định số 06/2022/NĐ-CP về giảm phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ozon, trong đó quy định chi tiết việc xây dựng thị trường carbon trong nước.
-
Thông tư 45/2024/TT-BTNMT quy định mức giá trị giới hạn các thông số về khí thải chặt chẽ hơn đối với các ngành công nghiệp sản xuất nhiệt điện, nguyên vật liệu,…
-
Thông tư số 17/2022/TT-BTNMT là cơ sở để các cơ quan, đơn vị tính toán và xác minh tín chỉ carbon do Bộ Tài nguyên Môi trường ban hành có hướng dẫn rõ ràng về các kỹ thuật đo đạc, yêu cầu báo cáo và thẩm định phát thải lượng khí nhà kính.
Tìm hiểu thêm: QCVN 19:2024/BTNMT – QUY CHUẨN KHÍ THẢI CÔNG NGHIỆP
4. Lộ trình phát triển thị trường carbon
Để triển khai thị trường carbon trong nước chính phủ Việt Nam đã xây dựng lộ trình với hai giai đoạn chính:
- Giai đoạn ứng dụng thử ( kéo dài 4 năm 2025 – 2028): Mục tiêu đặt ra là thiết lập và triển khai vận hành thử sàn giao dịch tín chỉ carbon quốc gia, đồng thời thực hiện các hoạt động đánh giá và điều chỉnh nhằm hoàn thiện quy trình vận hành. Chú trọng tiến hành kiểm kê phát thải khí nhà kính, đồng thời tham gia chương trình thí điểm giao dịch tín chỉ carbon. Dự kiến có khoảng 100 đến 200 doanh nghiệp thuộc 3 lĩnh vực có lượng phát thải cao nhiệt điện, sản xuất xi măng và ngành công nghiệp sắt thép.
- Giai đoạn chính thức triển khai ( từ đầu năm 2029 ): Hoàn thành mục tiêu chính thức triển khai thị trường carbon trên phạm vị lãnh thổ trên toàn quốc gia. Thực hiện mở rộng thêm các đối tượng tham gia, đa ngành nghề, lĩnh vực hơn. Đặc biệt chú ý đến các cơ sở công nghiệp có giá trị lượng khí nhà kính đạt ngưỡng cao, rất cao.
5. Cơ hội cho các doanh nghiệp
Nhà nước ta khiến khích việc chuyển đổi xanh, tạo tiền đề cho thực hiện triển khai chính thức thị trường carbon. Các đơn vị, tổ chức nên chủ động chuyển đổi mô hình sản xuất theo hướng xanh hóa, chuẩn bị sẵn sàng cho cơ chế thị trường carbon bắt buộc từ năm 2028. Doanh nghiệp có thể tận dụng cơ hội tạo nguồn doanh thu mới khi thực hiện các dự án giảm phát thải đạt chuẩn quốc gia hoặc quốc tế, thông qua việc bán tín chỉ carbon trên sàn giao dịch.
Tạo lợi thế trong việc thu hút các nguồn đầu tư xanh từ các quỹ ESG, tổ chức CSR và các nhà đầu tư quốc tế ưu tiên doanh nghiệp phát triển bền vững. Giúp nâng cao thương hiệu trong mắt các nhà cung ứng toàn cầu trong thị trường xuất khẩu.
Tại các nước thuộc Liên minh Châu Âu đã triển khai thực hiện cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) với các mặt hàng có phát thải cao như thép, xi măng, nhôm…, doanh nghiệp Việt Nam nên chủ động giảm phát thải và tham gia thị trường tín chỉ carbon để giảm thiểu chi phí đóng thuế carbon khi xuất khẩu sang EU.

6. Điều kiện tham gia thị trường tín chỉ Carbon
Doanh nghiệp thuộc diện bắt buộc tham gia kiểm kê khí nhà kính, hoạt động trong một trong năm lĩnh vực có mức phát thải cao, bao gồm: năng lượng, giao thông vận tải, quản lý chất thải, quá trình công nghiệp, và nông – lâm nghiệp kết hợp sử dụng đất. Ngoài ra, doanh nghiệp phải có lượng phát thải khí nhà kính từ 3.000 tấn CO₂e mỗi năm trở lên, hoặc tiêu thụ từ 1.000 TOE năng lượng sơ cấp/năm. Theo Thông tư 01/2022/TT-BTNMT, hiện có 1.912 cơ sở thuộc diện kiểm kê, bao gồm các nhà máy điện, xi măng, sắt thép, hóa chất và nhiều ngành công nghiệp trọng điểm khác.
Doanh nghiệp cần xây dựng hệ thống MRV (Đo lường – Báo cáo – Thẩm định) phù hợp với tiêu chuẩn trong nước hoặc quốc tế. Phát thải CO₂e phải được đo lường chính xác, báo cáo theo mẫu quy định, và thẩm định bởi đơn vị có thẩm quyền. Dữ liệu về các thông số phải được lưu giữ chính xác, minh bạch và dễ dàng cho việc đối chiếu kiểm tra.
Tìm hiểu thêm: Tín chỉ Carbon là gì? Làm sao để có tín chỉ Carbon ở Việt Nam?
Nếu muốn tham gia thị trường carbon các cơ sở phải có dự án tại tín chỉ carbon rõ ràng hoặc có mức phát thải lớn muốn mua tín chỉ carbon để trung hòa lại. Các dự án tạo tín chỉ đều cần chứng minh khả năng giảm hoặc hấp thụ khí nhà kính như trồng rừng, điện mặt trời, thu hồi khí metan…, và phải được đăng ký theo chuẩn quốc tế
Để giao dịch trên sàn tín chỉ carbon Việt Nam từ năm 2025, doanh nghiệp cần có tài khoản giao dịch và mã định danh riêng, đồng thời tuân thủ quy chế giao dịch do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành. Các đơn vị doanh nghiệp, tổ chức sẽ được ưu tiên tham gia thị trường carbon để mua-bán tín chỉ carbon nếu đạt một trong các tiêu chuẩn quốc tế ISO 14001, chứng chỉ xanh, hoặc ESG, không vi phạm các luật về tài nguyên môi trường, tài chính, thuế và đảm bảo các hoạt động kinh doanh đều minh bạch.
Dịch vụ xử lý khí thải tại – Công ty TNHH Công nghệ môi trường Hòa Bình Xanh
Nếu bạn đang tìm kiếm giải pháp xử lý khí thải công nghiệp hiện đại và hiệu quả, Hòa Bình Xanh chính là sự lựa chọn đáng tin cậy. Công ty TNHH Công nghệ môi trường Hòa Bình Xanh với đội ngũ chuyên gia, kỹ sư giàu kinh nghiệm, chúng tôi tự hào mang đến những công nghệ xử lý tiên tiến, phù hợp với từng nhu cầu thực tế của doanh nghiệp. Mục tiêu của chúng tôi là mang đến dịch vụ tốt nhất với chi phí hợp lý, đảm bảo sự an tâm cho khách hàng trong suốt quá trình hợp tác.
Nhận xét bài viết!