THỦ TỤC ĐIỀU CHỈNH ĐTM KHI CÓ THAY ĐỔI

THỦ TỤC ĐIỀU CHỈNH ĐTM KHI CÓ THAY ĐỔI

Thủ tục điều chỉnh báo cáo đánh giá tác động động môi trường được yêu cầu bắt buộc đối với các dự án đầu tư cải tiến và nâng cấp hệ thống vận hành xử lý chất thải rắn, khí thải hoặc nước thải. Đảm bảo thống nhất các thông tin và lời cam kết thực hiện kế hoạch bảo vệ môi trường của đơn vị, cơ sở kinh doanh sản xuất phát thải môi trường.

Quy trình thực hiện thủ tục điều chỉnh ra sao? Cần những hồ sơ nào? Và trường hợp nào cần và không cần điều chỉnh ĐTM khi biến đổi hệ thống?

Những thay đổi cần thực hiện thủ tục điều chỉnh ĐTM

Doanh nghiệp và tổ chức đã tiến hành lập và được Bộ Tài nguyên và Môi trường, cơ quan thẩm quyền phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường tại các thời điểm trước đó. Nhưng trong quá trình hoạt động và phát triển trong tương lai có kế hoạch và triển khai thay đổi liên quan đến hệ thống xử lý môi trường. Bao gồm những thay đổi sau:

  • Thay đổi công suất xử lý của hệ thống xử lý lượng thải phát sinh, do lưu lượng và tải lượng vật chất ô nhiễm môi trường tăng. Công suất vận hành ban đầu không còn đáp ứng được nên tiến hành điều chỉnh công suất xử lý để đạt hiệu quả xử lý
  • Điều chỉnh quy trình xử lý của hệ thống có nguy cơ dẫn đến tình trạng biến động lượng thải phát sinh. Hoặc thay đổi quy trình thực hiện xử lý cũng có thể phải thay đổi phương thức kiểm soát chất thải để phù hợp đo lường các thông số.
  • Thay đổi địa điểm lắp đặt hệ thống xử lý. Do thay đổi vị trí thì các bản vẽ, sơ đồ xác định vị trí lấy mẫu trong báo cáo giám sát tác động không còn tính ứng dụng nên thực hiện thủ tục điều chỉnh.
Thủ tục điều chỉnh báo cáo ĐTM

Khi xảy ra một trong 3 trường hợp thay đổi trên thì chủ doanh nghiệp phải chủ động tạo ra những danh mục bị ảnh hưởng bởi thay đổi liên quan đến giấy tờ thuộc báo cáo giám sát tác động môi trường. Từ danh mục những văn bản, giấy tờ bị ảnh hưởng lập thủ tục điều chỉnh để nộp cho đơn vị chức trách để được phê duyệt.

Căn cứ pháp lý về thủ tục điều chỉnh ĐTM

Điều 35, Luật Bảo vệ môi trường 2020 đã thể hiện rõ việc chủ dự án phải có trách nhiệm xác định mức độ thay đổi để điều chỉnh lại những nội dung về bảo vệ môi trường khác với báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt trước đó.

Điều 39  – Điều 41 thuộc Nghị định 08/2022/NĐ-CP là cơ sở pháp lý hướng dẫn luật bảo vệ môi trường lần lượt quy định chi tiết về thứ tự thực hiện thủ tục điều chỉnh và các hồ sơ cần có, cách xác định loại thủ tục điều chỉnh.

Tìm hiểu thêm: LẬP KẾ HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀO THỜI ĐIỂM NÀO?

Còn Thông tư 02/2022/TT-BTNMT quy định mẫu trình bày nội dung cần thiết, cấu trúc cho các hồ sơ được yêu cầu tại Điều 40, Nghị định 08/2022/NĐ-CP và hướng dẫn kỹ thuật thực hiện thủ tục điều chỉnh báo cáo ĐTM. Thông tư yêu cầu nội dung thủ tục điều chỉnh phải mô tả chi tiết mức độ thay đổi và đánh giá được tác động của thay đổi, và đưa ra phương pháp giảm thiểu mới khắc phục tác động do thay đổi. Có mẫu quy chuẩn của báo cáo điều chỉnh ĐTM và văn bản thông báo điều chỉnh cho cả hai loại thẩm định.

Phân loại thủ tục điều chỉnh ĐTM

Chia ra làm 2 loại thủ tục điều chỉnh:

  • Lập báo cáo điều chỉnh thẩm định lại đối với các trường hợp thay đổi làm phát sinh khả năng gây tác động tiêu cực hoặc tăng tỷ lệ rủi ro ô nhiễm cho môi trường.
  • Lập thông báo điều chỉnh trong các trường hợp còn lại không thuộc phạm vi điều chỉnh của lập báo cáo điều chỉnh thẩm định lại

Dựa vào 2 loại thủ tục điều chỉnh ta có thể phân loại các thay đổi cần phải thực hiện loại thủ tục nào.

Bảng phân loại thay đổi

Loại thay đổi Thủ tục điều chỉnh áp dụng
Thay đổi công suất vận hành hệ thống xử lý, quy mô thực hiện dự án tăng đáng kể Thẩm định lại
Thay đổi loại công nghệ xử lý, phương pháp xử lý Thẩm định lại
Thay đổi nhỏ trong thứ tự thực hiện, thiết bị xử lý nhưng không tăng tác động môi trường Thông báo điều chỉnh
Thay đổi thông tin liên quan quản lý ( thay đổi người chủ đầu tư, địa chỉ…) Thông báo điều chỉnh
Tác động của ô nhiễm môi trường

Hồ sơ thủ tục điều chỉnh ĐTM

Thủ tục lập báo cáo điều chỉnh thẩm định lại

Các loại giấy tờ, văn bản phải có trong hồ sơ để làm thủ tục điều chỉnh và được phê duyệt thông qua:

  • Văn bản đề nghị điều chỉnh, đã được quy định về định dạng, cấu trúc mẫu văn bản.
  • Báo cáo điều chỉnh báo cáo đánh giá tác động môi trường. Đối với nội dung của báo cáo điều chỉnh phải nêu rõ những thay đổi, cụ thể nhưng thay đổi công suất từ bao nhiêu lên bao nhiêu? Diện tích lắp đặt hệ thống sau thay đổi quy trình như nào? Các thay đổi có tác động như thế nào? Bổ sung thêm đánh giá tác động mới gây ra cho môi trường. Và đưa ra kiến nghị giải pháp để kiểm soát và khắc chế tình trạng tác động mới.
  • Bản sao công chứng văn bản đã được quyết định phê duyệt của báo cáo đánh giá tác động môi trường trước đó.
  • Tài liệu về bản vẽ, sơ đồ trong trường hợp thay đổi vị trí hệ thống xử lý, thay đổi cấu trúc hệ thống, thay đổi công nghệ xử lý và cả giấy phép môi trường, giấy phép kinh doanh có tính chất pháp lý.

Tìm hiểu thêm: Phân tích nước ngầm

Thủ tục điều chỉnh được hoàn tất sau khi đơn vị chức trách xác nhận phê duyệt báo cáo điều chỉnh thẩm định lại. Thường trong vòng 30 ngày làm việc kể từ này nộp báo cáo điều chỉnh doanh nghiệp, tổ chức sẽ nhận được quyết định phê duyệt thông qua. Nhưng một số dự án thay đổi phức tạp có thể thời gian hoàn tất thủ tục pháp lý bị kéo dài hơn.

Thủ tục lập thông báo điều chỉnh

3 loại giấy tờ, văn bản cần có để lập thông báo điều chỉnh các trường hợp không cần thẩm định lại:

  • Văn bản thông báo điều chỉnh đã được cung cấp mẫu văn bản tại phụ lục VII Thông tư 02/2022/TT-BTNMT.
  • Văn bản mô tả chi tiết nội dung thay đổi trong báo cáo ĐTM trước đó, nêu nguyên nhân thay đổi và lời cam kết trách nhiệm của đơn vị về việc kiểm soát phát thải, không làm tăng các tác động gây ô nhiễm môi trường trong tương lai.
  • Bản sao công chứng văn bản ĐTM đã được đơn vị chức trách phê duyệt thông qua trước đó

Kể từ thời điểm hồ sơ thông báo điều chỉnh được tiếp nhận sẽ có thông báo phản hổi chấp nhận điều chỉnh gửi về doanh nghiệp, đơn vị thực hiện thông báo điều chỉnh trong vòng 15 ngày làm việc.

Những lưu ý thực tiễn khi làm thủ tục điều chỉnh

Các đơn vị, doanh nghiệp nên thực hiện báo cáo điều chỉnh sớm để không bị chậm tiến độ thi công bởi việc thực hiện thay đổi phải được tiến hành sau khi được cơ quan chức năng phê duyệt thông qua.

Trong thời gian chờ đơn vị chức năng xác nhận thì không được tự ý triển khai thay đổi, sẽ được liệt vào trường hợp hoạt động sai nội dung báo cáo môi trường dẫn đến bị xử phạt hành chính.

Việc thay đổi quy trình sản xuất, quy trình xử lý, làm phát sinh thêm loại chất thải, khí thải hay nước thải mới thì cần cập nhật lại thông tin trong giấy phép môi trường.

Nếu thay đổi quá lớn về loại hình kinh doanh, địa điểm kinh doanh thì phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường mới, trong trường hợp vẫn giữ vững mục tiêu và tính chất của dự án.

Dịch vụ quan trắc và phân tích môi trường – Công ty TNHH Công nghệ môi trường Hòa Bình Xanh

Nếu doanh nghiệp của bạn đang cần một đơn vị Quan trắc môi trường và phân tích môi trường uy tín, đúng quy chuẩn và hỗ trợ pháp lý đầy đủ, hãy liên hệ với chúng tôi Hòa Bình Xanh. Với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm và hệ thống thiết bị hiện đại, chúng tôi cam kết mang đến giải pháp giám sát môi trường chính xác – nhanh chóng – hiệu quả, giúp bạn yên tâm trong mọi hoạt động sản xuất và kiểm tra từ cơ quan chức năng.

Hãy gọi ngay cho chúng tôi qua hotline 0943.466.579 để nhận được sự hỗ trợ tốt nhất

Nhận xét bài viết!