QUY CHUẨN QCVN 62:2025/BTNMT VỀ NƯỚC THẢI CHĂN NUÔI CÓ GÌ MỚI?

QUY CHUẨN QCVN 62:2025/BTNMT VỀ NƯỚC THẢI CHĂN NUÔI CÓ GÌ MỚI?

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 62:2025/BTNMT quy định các ngưỡng giới hạn cho phép đối với các thông số ô nhiễm trong nước thải chăn nuôi trước khi xả thải vào nguồn tiếp nhận. Được ban hành kèo theo Thông tư số 04/2025/TT-BTNMT ban hành ngày 28/02/2025. Quy chuẩn này chính thức có hiệu lực từ ngày 01/09/2025 và thay thế cho QCVN 62:2016/BTNMT. Cùng ngày còn có QCVN 14:2025/BTNMT về nước thải sinh hoạt cũng bắt đầu được áp dụng.

Quy chuẩn QCVN 62:2025/BTNMT có điểm gì mới so với QCVN 62:2016/BTNMT thì có những cải tiến gì vướt bậc? Cùng Hòa Bình Xanh tìm hiểu về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia nước thải chăn nuôi mới nhất.

1. Đối tượng áp dụng

Quy chuẩn QCVN 62:2025/BTNMT được áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động chăn nuôi có phát sinh nước thải thải ra nguồn tiếp nhận, cũng như các cơ quan quản lý nhà nước thực hiện chức năng cấp phép, thanh tra, kiểm tra và giám sát môi trường trong lĩnh vực chăn nuôi. Đồng thời, quy chuẩn cũng áp dụng cho các tổ chức tư vấn và đơn vị thực hiện quan trắc môi trường nhằm kiểm soát và đánh giá chất lượng nước thải phát sinh từ hoạt động chăn nuôi.

Đặc biệt, quy định này được áp dụng đối với các cơ sở chăn nuôi có quy mô tập trung, thải nước trực tiếp ra môi trường và thuộc diện bắt buộc phải lập Giấy phép môi trường hoặc thực hiện Đăng ký môi trường theo quy định hiện hành.

2. Phạm vị điều chỉnh

Quy chuẩn quy định các giá trị giới hạn đối với các thông số ô nhiễm trong nước thải chăn nuôi xả ra nguồn tiếp nhận, bao gồm các chỉ tiêu như pH, BOD₅ , TSS (tổng chất rắn lơ lửng), tổng Nitơ (N), tổng Phốt pho (P) và tổng Coliform,…

3. Lộ trình chuyển đổi

Đối với các cơ sở đã được cấp Giấy phép môi trường hoặc Đăng ký môi trường trước thời điểm QCVN 62:2025/BTNMT có hiệu lực, sẽ được tiếp tục áp dụng theo quy chuẩn cũ là QCVN 62-MT:2016/BTNMT cho đến ngày 31/12/2031. 

Trong trường hợp gia hạn hoặc điều chỉnh liên quan đến hoạt động xả thải, cơ sở bắt buộc phải tuân thủ theo các quy định của QCVN 62:2025/BTNMT. Đối với các trường hợp chưa xác định được vùng tiếp nhận nước thải, tạm thời áp dụng các giá trị giới hạn theo Cột B của quy chuẩn này.

Đến ngày 01/01/2032 thì toàn bộ các quy chuẩn cũ QCVN 62:2016/BTNMT không còn được áp dụng nữa, chính thức hoàn toàn hết hiệu lực. Tất cả các cơ sở đều bắt buộc thực hiện theo QCVN 62:2025/BTNMT.

Tìm hiểu thêm: NHỮNG LƯU Ý KHI TUÂN THỦ QCVN 14:2025/BTNMT VỀ XẢ THẢI SINH HOẠT

4. QCVN 62:2025/BTNMT những vấn đề cần chú ý

4.1. Giới hạn các thông số ô nhiễm

Giá trị giới hạn các thông số ô nhiễm trong nước thải chăn nuôi được phân theo ba mức, tùy vào mục đích sử dụng của nguồn tiếp nhận.

  • Cột A áp dụng cho trường hợp nước thải được xả vào nguồn nước có chức năng cấp nước sinh hoạt hoặc thuộc các khu vực cần kiểm soát, nâng cao chất lượng môi trường nước theo tiêu chuẩn nghiêm ngặt, như quy định tại Mức A trong QCVN 08:2023/BTNMT hoặc theo quy định của địa phương.
  • Cột B quy định giới hạn đối với nước thải xả vào nguồn nước phục vụ mục tiêu quản lý, cải thiện chất lượng ở mức trung bình, tương ứng với Mức B trong cùng quy chuẩn. 
  • Cột C dành cho các nguồn tiếp nhận không thuộc hai nhóm nêu trên.
Bảng giá trị giới hạn cho phép của các thông số

4.2. Biện pháp xử lý 

Đối với các cơ sở chăn nuôi nông hộ, nước thải có thể được xử lý để đáp ứng giới hạn quy định tại Cột B hoặc Cột C, tùy thuộc vào loại nguồn nước tiếp nhận. Trường hợp không áp dụng công nghệ xử lý trực tiếp, chủ cơ sở có thể lựa chọn giải pháp thu gom nước thải và đưa vào các hệ thống xử lý sinh học như hầm biogas, bể ủ hoặc bể lắng.

Các công trình này phải có tổng dung tích hiệu dụng tối thiểu là 1,5 mét khối cho mỗi đơn vị vật nuôi, đồng thời đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật về chống thấm và chống rò rỉ nhằm ngăn ngừa ô nhiễm nguồn nước ngầm và đất xung quanh. Đây là giải pháp phổ biến, tiết kiệm chi phí, phù hợp với quy mô hộ gia đình và đáp ứng được quy chuẩn về bảo vệ môi trường trong chăn nuôi.

Tìm hiểu thêm: PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI BỀN VỮNG

4.3. Chính sách quản lý

Thông số ô nhiễm và biện pháp xử lý nước thải chăn nuôi phải được ghi rõ trong các văn bản môi trường và tuân thủ theo quy chuẩn. Việc quan trắc, phân tích mẫu nước thải phải do tổ chức đủ điều kiện thực hiện, kết quả là căn cứ đánh giá mức độ tuân thủ.

Nếu đấu nối vào hệ thống xử lý nước thải của khu đô thị, khu dân cư hoặc cụm công nghiệp, cơ sở chăn nuôi phải đáp ứng yêu cầu của đơn vị quản lý hệ thống. Nước thải từ khu vực nuôi nhốt nếu hòa lẫn với nước thải giết mổ được xem như nước thải công nghiệp.

Trường hợp nước thải sinh hoạt lẫn với nước thải chăn nuôi thì được quản lý theo quy chuẩn nước thải chăn nuôi. Ngược lại, nếu lẫn với nước thải công nghiệp thì áp dụng theo quy định nước thải công nghiệp.

Công nghệ xử lý nước thải chăn nuôi

5. Xem xét tương đồng và khác biệt giữa QCVN 62:2025/BNTMT và QCVN 62:2016/BNTMT

Bảng so sánh các tiêu chí khác biệt của 2 quy chuẩn

Tiêu chí so sánh QCVN 62-MT:2016/BTNMT QCVN 62:2025/BTNMT
Phạm vi áp dụng Áp dụng đối với các cơ sở chăn nuôi có tổng lượng nước thải từ 2 m³/ngày đến dưới 5 m³/ngày và yêu cầu lắp đặt hệ thống thu gom và xử lý nước thải. Áp dụng đối với các cơ quan nhà nước, tổ chức và cá nhân có liên quan đến việc xả nước thải chăn nuôi vào nguồn tiếp nhận
Phân loại nguồn tiếp nhận Phân loại dựa trên mục đích sử dụng của nguồn tiếp nhận nước thải (sinh hoạt hoặc không sinh hoạt). Phân loại thành ba: Cột A (sinh hoạt); Cột B (quản lý và cải thiện chất lượng môi trường nước); Cột C (các mục đích khác).
Giá trị giới hạn ô nhiễm Giá trị giới hạn tính theo công thức: Cmax = C x Kq x Kf, trong đó giá trị C được lấy làm cơ sở tính toán Ngưỡng giới hạn các thông số được quy định tại Bảng 1
Biện pháp xử lý nước thải Phải có hệ thống thu gom và xử lý chất thải đủ công suất như biogas hoặc đệm lót sinh học. Xả thải vào nguồn tiếp nhận thuộc Cột B hoặc Cột C, có thể linh hoạt lựa chọn các giải pháp xử lý: sử dụng hệ thống khí sinh học (biogas), bể lắng hoặc bể ủ, với yêu cầu dung tích hiệu dụng tối thiểu đạt 1,5 m³ cho mỗi đơn vị vật nuôi.

Bảng so sánh ngưỡng giới hạn các thông số ô nhiễm 

Thông số QCVN 62-MT:2016/BTNMT QCVN 62:2025/BTNMT
pH 6 – 9 6 – 9
BOD₅ 40 mg/L ≤ 60  mg/L
COD 100 mg/L ≤ 65 mg/L
TSS 50 mg/L ≤ 40 mg/L
Tổng Nitơ (T-N) 50 mg/L ≤ 20 mg/L
Tổng Phốt pho (T-P) Không quy định ≤ 2.0 mg/L
Tổng Coliform 3000 MPN hoặc CFU/100 mL ≤ 3 000 MPN hoặc CFU/100 mL

Nhận xét:  So với quy chuẩn năm 2016, QCVN 62:2025/BTNMT điều chỉnh các ngưỡng giới hạn một cách đáng kể. Cụ thể, giới hạn BOD₅ và COD được nâng lên, phản ánh sự nới lỏng về mức độ cho phép đối với ô nhiễm hữu cơ.

Ngược lại, giới hạn đối với tổng chất rắn lơ lửng (TSS) và tổng Nitơ (T-N) được hạ thấp, yêu cầu hệ thống xử lý phải hiệu quả hơn nhằm kiểm soát tốt hơn lượng chất thải rắn và chất độc hại trong nước thải. Chỉ tiêu tổng Phốt pho (T-P) được bổ sung như một điểm mới, cho thấy sự tăng cường giám sát yếu tố này. 

Dịch vụ xử lý nước thải mới nhất tại – Công ty TNHH Công nghệ môi trường Hòa Bình Xanh

Bạn đang tìm kiếm giải pháp xử lý nước thải chăn nuôi hiệu quả? Bạn cần một nhà thầu chuyên nghiệp và đáng tin cậy? Hãy để Hòa Bình Xanh đồng hành cùng bạn với dịch vụ chất lượng cao.

Công ty TNHH Công nghệ Môi trường Hòa Bình Xanh tự hào sở hữu đội ngũ chuyên gia và kỹ sư giàu kinh nghiệm, cam kết mang đến sự an tâm và tin tưởng tuyệt đối cho khách hàng. Chúng tôi luôn hướng đến việc cung cấp dịch vụ tối ưu với chi phí hợp lý, đảm bảo tuân thủ QCVN 62:2025/BTNMT.

Nếu quý doanh nghiệp có nhu cầu hợp tác hoặc quan tâm đến các giải pháp xử lý nước thải, vui lòng liên hệ ngay HOTLINE: 0943.466.579 để được tư vấn chi tiết.

Liên hệ công ty Hòa Bình Xanh

Nhận xét bài viết!