QCVN 02:2012/BTNMT QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ LÒ ĐỐT CHẤT THẢI RẮN Y TẾ
I GIỚI THIỆU VỀ QUY CHUẨN QCVN 02:2012/BTNMT
QCVN 02:2012/BTNMT do Tổ soạn thảo Thông tưban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lò đốt chất thải rắn y tế và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lò đốt chất thải công nghiệp biên soạn, Vụ Khoa học và Công nghệ, Vụ Pháp chế trình duyệt và được ban hành theo Thông tư số 27/2012/TT-BTNMT ngày 28 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Mốt số thuật ngữ cần lưu ý:
Chất thải rắn y tế (sau đây viết tắt là CTRYT) là chất thải ở thể rắn phát sinh từ các hoạt động y tế, gồm có chất thải nguy hại và chất thải không nguy hại (chất thải thông thường).
Lò đốt CTRYT là hệ thống thiết bị xử lý CTRYT bằng phương pháp thiêu đốt kèm theo hệ thống xử lý khí thải.
II PHẠM VI ÁP DỤNG
Áp dụng đối với các lò đốt chất thải rắn y tế.
III ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG
Quy chuẩn này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh (phân phối), sử dụng lò đốt chất thải rắn y tế trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; cơ quan quản lý nhà nước về môi trường; đơn vị lấy mẫu, phân tích và các tổ chức, cá nhân liên quan.
IV QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
Yêu cầu kỹ thuật cơ bản đối với lò đốt chất thải rắn y tế
Lò đốt CTRYT phải có quy trình hoạt động theo nguyên lý thiêu đốt nhiều cấp, tối thiểu phải có hai vùng đốt (sơ cấp và thứ cấp).
Việc tính toán thể tích các vùng đốt căn cứ vào công suất và thời gian lưu cháy của lò đốt CTRYT được tham khảo các quy định tại Phụ lục 1 kèm theo QCVN 30:2012/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lò đốt chất thải công nghiệp.
Các thông số kỹ thuật cơ bản của lò đốt chất thải rắn y tế:
Giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong khí thải lò đốt chất thải rắn y tế.
Giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong khí thải
Cột A áp dụng đối với lò đốt CTRYT tại cơ sở xử lý CTRYT tập trung theo quy hoạch (không nằm trong khuôn viên cơ sở y tế).
Cột B áp dụng đối với lò đốt CTRYT được lắp đặt trong khuôn viên của cơ sở y tế.
V QUY ĐỊNH VỀ VẬN HÀNH ỨNG PHÓ SỰ CỐ VÀ GIÁM SÁT
Quy trình vận hành an toàn lò đốt CTRYT
Lưu ý: Trừ trường hợp lò đốt CTRYT có quy trình hoạt động đặc biệt do nhà sản xuất quy định và được xem xét cụ thể bởi cơ quan cấp phép, quy trình khởi động lò đốt CTRYT phải theo trình tự như sau:
– Bước 1: Khởi động hệ thống xử lý khí thải;
– Bước 2: Khởi động và sấy nóng tất cả các vùng đốt. Chỉ được nạp một số loại chất thải không nguy hại có nhiệt trị lớn (như chất thải sinh khối) để thay thế, bổ sung nhiên liệu truyền thống sau khi sử dụng nhiên liệu truyền thống để sấy nóng vùng đốt sơ cấp lên nhiệt độ trên 300 (ba trăm)°C và vùng đốt thứ cấp lên nhiệt độ trên 800 QCVN 02:2012/BTNMT6 (tám trăm)°C.
– Bước 3: Chính thức nạp chất thải vào lò đốt CTRYT. Chỉ được nạp CTRYT nguy hại khi nhiệt độ các vùng đốt đạt giá trị tương ứng quy định tại Bảng 1 của Quy chuẩn này.
Quy trình kết thúc hoạt động lò đốt CTRYT phải được thực hiện theo trình tự sau:
– Bước 1: Ngừng nạp chất thải. Tiếp tục đảo trộn chất thải còn lại trong vùng đốt sơcấp và cấp nhiên liệu (nếu cần thiết) cho đến khi chất thải cháy hoàn toàn;
– Bước 2: Ngừng cấp nhiên liệu vào vùng đốt sơ cấp sau khi chất thải đã cháy hoàn toàn (không còn dấu hiệu cháy);
– Bước 3: Ngừng cấp nhiên liệu vào vùng đốt thứ cấp sau khi không còn khói trong vùng đốt sơ cấp và không còn khí thải qua ống khói;
– Bước 4: Ngừng hệ thống xử lý khí thải và kết thúc toàn bộ hoạt động của lò đốt khi nhiệt độ vùng đốt sơ cấp xuống dưới 300 (ba trăm)°C.
Quản lý chất thải phát sinh từ lò đốt chất thải rắn y tế và có các biện pháp phòng ngừa cháy nổ và các công tác giám sát lò đốt phải được quản lí nghiêm ngặc.
VI KẾT LUẬN VỀ PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH
Phương pháp xác định các thông số ô nhiễm trong khí thải lò đốt CTRYT thực hiện theo các tiêu chuẩn quốc gia dưới đây:
– TCVN 5977:2009 – Phát thải nguồn tĩnh – Xác định nồng độ khối lượng bụi bằng phương pháp thủ công;
– TCVN 6750:2000 – Sự phát thải của nguồn tĩnh – Xác định nồng độ khối lượng lưu huỳnh điôxit – Phương pháp sắc ký khí ion;
– TCVN 7172:2002 – Sự phát thải của nguồn tĩnh – Xác định nồng độ khối lượng nitơoxit – Phương pháp trắc quang dùng naphtyletylendiamin;
– TCVN 7242:2003 – Lò đốt chất thải rắn y tế – Phương pháp xác định nồng độcacbon monoxit (CO) trong khí thải;
– TCVN 7244:2003 – Lò đốt chất thải rắn y tế – Phương pháp xác định nồng độ axit clohydric (HCI) trong khí thải;
– TCVN 7557-1:2005 – Lò đốt chất thải rắn y tế – Xác định kim loại nặng trong khí thải – Phần 1: Quy định chung;
– TCVN 7557-2:2005 – Lò đốt chất thải rắn y tế – Xác định kim loại nặng trong khí thải – Phần 2: Phương pháp xác định nồng độ thủy ngân bằng đo phổ hấp thụ nguyên tửhóa hơi lạnh;
– TCVN 7557-3:2005 – Lò đốt chất thải rắn y tế – Xác định kim loại nặng trong khí thải – Phần 3: Phương pháp xác định nồng độ cadimi và chì bằng đo phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa và không ngọn lửa;
– TCVN 7556-3:2005 – Lò đốt chất thải rắn y tế – Xác định nồng độ khối lượng PCDD/PCDF – Phần 3: Định tính và định lượng.
Dịch vụ môi trường tại – Công ty TNHH Công nghệ môi trường Hòa Bình Xanh
Công ty TNHH Công nghệ Môi trường Hòa Bình Xanh chuyên tư vấn, thiết kế, thi công hệ thống xử lý khí thải cho Doanh nghiệp, Cơ sở sản xuất và các đơn vị sản xuất, kinh doanh. Với đội ngũ kỹ sư, thạc sĩ quản lý môi trường, kỹ thuật môi trường, cử nhân luật,… chúng tôi có đầy đủ năng lực và kinh nghiệm lập các hồ sơ môi trường cho các dự án lớn nhỏ, các doanh nghiệp trên cả nước.
Hoà Bình Xanh chúng tôi luôn tự hào vì có đội ngũ chuyên gia, kỹ sư giàu kinh nghiệm đã góp phần tạo sự tin tưởng và an tâm cho khách hàng. Mục tiêu của chúng tôi là mang đến cho khách hàng một trải nghiệm dịch vụ xuất sắc với mức đầu tư phù hợp nhất.
Qúy doanh nghiệp có nhu cầu hợp tác công ty để lập hồ sơ môi trường hoặc quan tâm đến các hạng mục khác, hãy liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE: 0943.466.579
Nhận xét bài viết!