QCVN 30:2012/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lò đốt chất thải công nghiệp

QCVN 302012BTNMT – QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ LÒ ĐỐT CHẤT THẢI CÔNG NGHIỆP

QCVN 30:2012/BTNMT – QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ LÒ ĐỐT CHẤT THẢI CÔNG NGHIỆP

QCVN 30:2012/BTNMT do Tổ soạn thảo Thông tư ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lò đốt chất thải rắn y tế và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lò đốt chất thải công nghiệp biên soạn, Vụ Khoa học và Công nghệ, Vụ Pháp chế trình duyệt và được ban hành theo Thông tư số 27/2012/TT-BNMT tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.

I. QCVN 30:2012/BTNMT áp dụng cho những đối tượng nào?

QCVN 30:2012/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lò đốt chất thải công nghiệp áp dụng đối với tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh (phân phối), sử dụng lò đốt chất thải công nghiệp trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; cơ quan quản lý nhà nước về môi trường; đơn vị lấy mẫu, phân tích và các tổ chức, cá nhân có liên quan.

II. Một số quy định kỹ thuật đối với lò đốt chất thải công nghiệp trong QCVN 30:2012/BTNMT

1. Các yêu cầu kỹ thuật cơ bản

Theo QCVN 30:2012/BTNMT thì lò đốt CTCN phải có quy trình hoạt động theo nguyên lý thiêu đốt nhiều cấp, tối thiểu phải có hai vùng đốt (sơ cấp và thứ cấp). Thể tích các vùng đốt được tính toán căn cứ vào công suất và thời gian lưu cháy của lò đốt CTCN theo quy định tại Phụ lục 1 kèm theo Quy chuẩn này .

Trong lò đốt CTCN phải có áp suất nhỏ hơn áp suất bên ngoài (còn gọi là áp suất âm) để hạn chế khói thoát ra ngoài môi trường qua cửa nạp chất thải.

Ống khói của lò đốt CTCN phải đảm bảo như sau:

  • Chiều cao ống khói phải được tính toán phù hợp, đảm bảo yêu cầu về chất lượng không khí xung quanh khi phát tán vào môi trường không khí, nhưng không được thấp hơn 20 (hai mươi) m tính từ mặt đất.
  • Trường hợp trong phạm vi 40 (bốn mươi) m tính từ chân ống khói có vật cản lớn (như nhà, rặng cây, đồi…) thì ống khói phải cao hơn tối thiểu 03 (ba) m so với điểm cao nhất của vật cản;
  • Ống khói phải có điểm (cửa) lấy mẫu khí thải với đường kính hoặc độ rộng mỗi chiều tối thiểu 10 (mười) cm, có nắp đậy để điều chỉnh độ mở rộng, kèm theo sàn thao tác đảm bảo an toàn, thuận lợi khi tiếp cận và lấy mẫu.

Không được trộn không khí bên ngoài vào để pha loãng khí thải kể từ điểm ra của vùng đốt thứ cấp đến vị trí có độ cao 02 (hai) m tính từ điểm lấy mẫu khí thải trên ống khói.

QCVN 30:2012/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lò đốt chất thải công nghiệp
QCVN 30:2012/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lò đốt chất thải công nghiệp

Lò đốt CTCN phải có hệ thống xử lý khí thải với quy trình hoạt động bao gồm các công đoạn chính sau:

  • Giải nhiệt (hạ nhanh nhiệt độ) khí thải nhưng không được sử dụng biện pháp trộn trực tiếp không khí bên ngoài vào dòng khí thải để làm mát;
  • Xử lý bụi (khô hoặc ướt);
  • Xử lý các thành phần độc hại trong khí thải (như hấp thụ, hấp phụ).

2. Các quy định về vận hành, ứng phó sự cố và giám sát lò đốt chất thải công nghiệp

Phải xây dựng và thực hiện quy trình vận hành an toàn lò đốt CTCN

Chất thải trước khi được nạp vào lò đốt CTCN phải được kiểm soát để không ảnh hưởng đến việc vận hành bình thường của lò đốt, tránh nạp các chất thải không có khả năng xử lý bằng lò đốt.

Phải chuẩn bị đủ lượng chất thải để đảm bảo mỗi lần vận hành lò đốt CTCN không dưới 24 (hai mươi bốn) giờ liên tục. Một số yêu cầu đối với chất thải trước khi nạp vào lò đốt được nêu tại Phụ lục 2 kèm theo Quy chuẩn này.

Lò đốt CTCN có thể tích vùng đốt sơ cấp lớn hơn 20 (hai mươi) m3 hoặc khoảng cách từ điểm xa nhất của vùng đốt sơ cấp đến cửa nạp chất thải lớn hơn 2 (hai) m thì phải lắp thêm các thiết bị cơ khí hóa cho việc nạp chất thải vào lò đốt và đảo trộn chất thải trong vùng đốt sơ cấp (trừ trường hợp công nghệ không yêu cầu đảo trộn như đốt nhiệt phân yếm khí).

Không được phép thiêu đốt: Chất thải phóng xạ; chất thải dễ nổ; chất thải có tính chất ăn mòn hoặc có chứa thủy ngân, chì, cadimi vượt ngưỡng chất thải nguy hại theo quy định tại QCVN 07:2009/BTNMT.

Chỉ được thiêu đốt chất thải có chứa thành phần halogen hữu cơ vượt ngưỡng chất thải nguy hại theo quy định tại QCVN 07:2009/BTNMT trong lò đốt CTCN do Tổng cục Môi trường – Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp giấy phép quản lý chất thải nguy hại.

Có biện pháp kỹ thuật để lấy tro xỉ ra khỏi vùng đốt sơ cấp trong quá trình vận hành một cách thuận lợi để đảm bảo lò đốt CTCN hoạt động liên tục, không gián đoạn.

Nước thải phát sinh từ quá trình vận hành hệ thống xử lý khí thải lò đốt CTCN (nếu có) chỉ được xả ra môi trường sau khi được xử lý đạt QCVN 40:2011/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp

Tro xỉ, bụi, bùn thải và các chất thải rắn khác phát sinh từ quá trình vận hành lò đốt CTCN phải được phân định, phân loại theo quy định tại QCVN 07:2009/BTNMT để có biện pháp quản lý phù hợp theo quy định.

Trong quá trình hoạt động bình thường, giá trị các thông số ô nhiễm trong khí thải lò đốt CTCN khi thải ra môi trường không được vượt quá các giá trị quy định tại bảng dưới đây:

Bng các giá trti đa cho phép ca các thông sô nhim trong khí thi lò đốt
STT                                    Thông số ô nhiễm Đơn vị Giá trị cho phép tối đa
A B
1 Bụi tổng mg/Nm3 150 100
2 Axít clohydric, HCI mg/Nm3 50 50
3 Cacbon monoxyt, CO mg/Nm3 300 250
4 Lưu huỳnh dioxyt, SO2 mg/Nm3 300 250
5 Nitơ oxyt, NOx (tính theo NO2) mg/Nm3 500 500
6 Thủy ngân và hợp chất tính theo thủy ngân, Hg mg/Nm3 0.5 0.2
7 Cadmi và hợp chất tính theo Cadmi, Cd mg/Nm3 0.2 0.16
8 Chì và hợp chất tính theo chì, Pb mg/Nm3 1.5 1.2
9 Tổng các kim loại nặng khác (As, Sb, Ni,
Co, Cu, Cr, Sn, Mn, TI, Zn) và hợp chất tương ứng
mg/Nm3 1.8 1.2
10 Tổng hydrocacbon, HC mg/Nm3 100 50
11 Tổng đioxin/furan, PCDD/PCDF ngTEQ/Nm3
Lò đốt có công suất dưới 300 kg/h 2.3 1.2
Lò đốt có công suất từ 300 kg/h trở lên 1.2 0.6

(Trong đó: Cột A áp dụng đối với tất cả các lò đốt CTCN cho đến ngày 31 tháng 12 nàm 2014; Cột B áp dụng đối với tất cả các lò đốt CTCN kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2015).

Phải xây dựng và thực hiện kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố cháy nổ theo quy định về phòng cháy, chữa cháy dưới sự hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền quản lý về công tác phòng cháy, chữa cháy.

Phải xây dựng và thực hiện các phương án dự phòng và ứng phó đối với các sự cố khác theo quy định (như quy định về quản lý chất thải nguy hại trong trường hợp thiêu đốt chất thải nguy hại).

Ngoài cơ chế ngắt bằng tay, các vùng đốt phải có cơ chế tự động ngắt khi hoạt động bất thường hoặc có sự cố.

Các vùng đốt phải có biện pháp kỹ thuật để hạ nhiệt độ kịp thời khi nhiệt độ trong các vùng đốt tăng cao đột ngột, bất thường hoặc có sự cố.

Lò đốt CTCN phải có van xả tắt (by-pass) để xả khí thải trực tiếp ra ống khói mà không qua hệ thống xử lý khí thải khi có sự cố. Van xả tắt phải có cần điều khiển bằng tay hoặc tự động ở độ cao vừa với người đứng, đảm bảo thao tác thuận lợi, kịp thời ngay khi có sự cố mà không phải trèo lên lò đốt.

Phải ngừng nạp chất thải ngay sau khi sử dụng van xả tắt. Chỉ được vận hành lại sau khi đã khắc phục sự cố hoàn toàn. Van xả tắt phải có niêm phong của cơ quan cấp phép để tránh sử dụng tùy tiện và phải thông báo trong vòng 48 (bốn mươi tám) giờ sau khi phá niêm phong để cơ quan cấp phép niêm phong lại.

Lò đốt CTCN phải lắp thiết bị giám sát tự động, liên tục để đo và ghi lại thông số nhiệt độ trong các vùng đốt, nhiệt độ khí thải sau hệ thống xử lý khí thải.

Phải bố trí máy ghi hình (camera) hoặc cửa quan sát trực tiếp để quan sát quá trình thiêu đốt chất thải trong vùng đốt sơ cấp với đường kính hoặc độ rộng mỗi chiều tối thiểu 05 (năm) cm.

Việc giám sát môi trường định kỳ đối với lò đốt CTCN phải được thực hiện theo quy định hiện hành và yêu cầu của cơ quan cấp phép, nhưng với tần suất không dưới 3 (ba) tháng/lần.

Ngoài ra, QCVN 30:2012/BTNMT còn quy định việc giảm sát tự động, liên tục đối với một số thông số nhất định trong khí thải và việc lấy mẫu giám sát đối với đioxin/furan chỉ phải thực hiện trong trường hợp thiêu đốt chất thải có chứa các thành phần halogen hữu cơ vượt ngưỡng chất thải nguy hại theo quy định tại QCVN 07:2009/BTNMT hoặc một số trường hợp đặc biệt khác theo yêu cầu cụ thể của cơ quan cấp phép.

III. Yêu cầu đối với chất thải trước khi nạp vào lò đốt theo QCVN 30:2012/BTNMT

Theo QCVN 30:2012/BTNMT thì chất thải rắn phải có kích thước phù hợp để được thiêu đốt nhanh chóng, đặc biệt các chất thải dạng khối đặc, liền ở thể rắn phải đảm bảo có độ dày tối thiểu tại một chiều bất kỳ không quá 10 (mười) cm.

Các chất thải nguy hại được phối trộn với nhau hoặc phối trộn với các chất thải không nguy hại hoặc phụ gia phù hợp để tạo dòng chất thải ổn định, trừ trường hợp các chất thải phối trộn có phản ứng hóa học với nhau gây nguy hiểm hoặc tạo ra thành phần mới khó xử lý.

Chất thải bết dính, có độ xốp thấp hoặc khó bắt cháy phải được phối trộn thêm chất thải, phụ gia phù hợp (như mùn cưa, vỏ trấu…) để giảm tính bết dính, tăng độ xốp và khả năng bắt cháy.

Lò đốt rác thải
Lò đốt rác thải

Chất thải có độ ẩm cao như bùn thải phải được làm giảm độ ẩm hoặc phối trộn với chất thải, phụ gia dạng khô.

Chất thải ở thể lỏng được phun trực tiếp vào các vùng đốt bằng vòi phun riêng hoặc phối trộn với chất thải, phụ gia ở thể rắn khô để nạp vào vùng đốt sơ cấp.

Chất thải có nhiệt trị nhỏ cần được phối trộn hoặc được đốt cùng với chất thải, phụ gia có nhiệt trị lớn hơn để đảm bảo nhiệt trị (thấp) trong khoảng 2.800 – 4.000 kcal/kg nhằm đảm bảo tiết kiệm nhiên liệu cũng như hoạt động và công suất bình thường của lò đốt CTCN.

IV. Các phương pháp xác định thông số nhiễm trong khí thải lò đốt chất thải công nghiệp

Phương pháp xác định các thông số ô nhiễm trong khí thải lò đốt CTCN thực hiện theo QCVN 30:2012/BTNMT, cụ thể có các tiêu chuẩn quốc gia dưới đây:

– TCVN 5977:2009 – Phát thải nguồn tĩnh – Xác định nồng độ khối lượng bụi bằng phương pháp thủ công;

– TCVN 6750:2000 – Sự phát thải của nguồn tĩnh – Xác định nồng độ khối lượng lưu huỳnh điôxit – Phương pháp sắc ký khí ion;

– TCVN 7172:2002 – Sự phát thải của nguồn tĩnh – Xác định nồng độ khối lượng nitơ oxit – Phương pháp trắc quang dùng naphtyletylendiamin;

– TCVN 7242:2003 – Lò đốt chất thải rắn y tế – Phương pháp xác định nồng độ cacbon monoxit (CO) trong khí thải;

– TCVN 7244:2003 – Lò đốt chất thải rắn y tế – Phương pháp xác định nồng độ axit clohydric (HCI) trong khí thải;

– TCVN 7557-1:2005 – Lò đốt chất thải rắn y tế – Xác định kim loại nặng trong khí thải – Phần 1: Quy định chung;

– TCVN 7557-2:2005 – Lò đốt chất thải rắn y tế – Xác định kim loại nặng trong khí thải – Phần 2: Phương pháp xác định nồng độ thủy ngân bằng đo phổ hấp thụ nguyên tử hóa hơi lạnh;

– TCVN 7557-3:2005 – Lò đốt chất thải rắn y tế – Xác định kim loại nặng trong khí thải – Phần 3: Phương pháp xác định nồng độ cadmi và chì bằng đo phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa và không ngọn lửa;

– TCVN 7556-3:2005 – Lò đốt chất thải rắn y tế – Xác định nồng độ khối lượng PCDD/PCDF – Phần 3: Định tính và định lượng.

Trên đây là một số thông tin khái quát về QCVN 30:2012/BTNMT mà Hòa Bình Xanh chúng tôi đã cập nhật để bạn đọc có thể dễ dàng tham khảo và tìm hiểu. Ngoài ra, bạn đọc có thể tham khảo qua QCVN 30:2012/BTNMT để biết thêm thông tin chi tiết và cụ thể hơn về Quy chuẩn chuẩn kỹ thuật quốc gia về lò đốt chất thải công nghiệp.

Download “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lò đốt chất thải công nghiệp” tại đây: QCVN 30:2012/BTNMT

V. Dịch vụ môi trường tại – Công ty TNHH Công nghệ môi trường Hòa Bình Xanh

Công ty TNHH Công nghệ Môi trường Hòa Bình Xanh chuyên tư vấn và lập các hồ sơ môi trường cho Doanh nghiệp, Cơ sở sản xuất và các đơn vị sản xuất, kinh doanh. Với đội ngũ kỹ sư, thạc sĩ quản lý môi trường, kỹ thuật môi trường, cử nhân luật,… chúng tôi có đầy đủ năng lực và kinh nghiệm lập các hồ sơ môi trường cho các dự án lớn nhỏ, các doanh nghiệp trên cả nước.

  • Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM);
  • Kế hoạch bảo vệ môi trường;
  • Lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ.
  • Đề án thăm dò khai thác nước ngầm;
  • Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước;
  • Sổ chủ nguồn thải chất thải nguy hại;
  • Sổ chủ nguồn thải chất thải nguy hại
  • Báo cáo quản lý chất thải nguy hại.
  • Giấy phép khai thác nước ngầm
  • Xác nhận hoàn thành hồ sơ môi trường.

Hòa Bình Xanh chúng tôi luôn tự hào vì có đội ngũ chuyên gia, kỹ sư giàu kinh nghiệm đã góp phần tạo sự tin tưởng và an tâm cho khách hàng. Mục tiêu của chúng tôi là mang đến cho khách hàng một trải nghiệm dịch vụ xuất sắc với mức đầu tư phù hợp nhất.

Qúy doanh nghiệp có nhu cầu hợp tác công ty để lập hồ sơ môi trường  hoặc quan tâm đến các hạng mục khác, hãy liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE: 0943.466.579

Công ty TNHH Công nghệ môi trường Hòa Bình Xanh
Công ty TNHH Công nghệ môi trường Hòa Bình Xanh

Nhận xét bài viết!