PHÁP LUẬT QUY ĐỊNH GÌ VỀ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ?
Ở Việt Nam mọi nghành nghề đều phát sinh ra chất thải dù ít hay nhiều, nghành y tế cũng vậy. Chất thải y tế là loại chất thải chứa nhiều thành phần khác nhau nên có nguy cơ gây hại cho con người và môi trường, vì vậy cần có các quy định về việc phân loại, thu gom và xử lý chất thải y tế một cách khoa học. Chỉ khi thực hiện tốt các bước này, chúng ta mới có thể ngăn chặn sự lây lan của bệnh tật, bảo vệ môi trường và đảm bảo sức khỏe cho cộng đồng.
Tìm hiểu quy định pháp luật về chất thải y tế
Chất thải y tế sẽ được phân loại thu gom xử lý như thế nào để không gây ảnh hưởng đến sức khoẻ con người và môi trường? Pháp luật sẽ quy định như thế nào?
Cơ sở pháp lý
Thông tư 20/2021/TT-BYT được Bộ Y tế ban hành ngày 26 tháng 11 năm 2021 Quy định về quản lý chất thải y tế trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế (sau đây gọi là Thông tư 20/2021/TT-BYT).
Thông tư 02/2022/TT-BTNMT được Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành ngày 10 tháng 01 năm 2022 Quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Bảo vệ môi trường (sau đây gọi là Thông tư 02/2022/TT-BTNMT).
Các văn bản pháp luật vi phạm hành chính
Luật xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 ngày 20/6/2012.
Nghị định 81/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 19/7/2013 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính.
Nghị định số 179/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 quy định về XPVPHC trong lĩnh vực BVMT.
Khoàng 4, điều 20 NĐ 155/2016 NĐ-CP- Ngày 2/11/2016 qui định về xử phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Nội dung
Chất thải y tế là gì?
Theo khoản 1 Điều 3 Thông tu 20/2021/TT-BYT định nghĩa về chất thải y tế như sau: Chất thải y tế là chất thải phát sinh từ hoạt động của cơ sở y tế, bao gồm chất thải y tế nguy hại, chất thải rắn thông thường, khí thải, chất thải lỏng không nguy hại và nước thải y tế.
Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 20/2021/TT-BYT phân định chất thải y tế, cụ thể:
Chất thải y tế nguy hại bao gồm:
+ Chất thải lây nhiễm
+ Chất thải nguy hại không lây nhiễm.
Chất thải lây nhiễm bao gồm:
– Chất thải lây nhiễm sắc nhọn bao gồm kim tiêm, bơm liền kim tiêm, đầu sắc nhọn của dây truyền, kim chọc dò, kim châm cứu, lưỡi dao mổ, đinh, cưa dùng trong phẫu thuật, các ống tiêm, mảnh thủy tinh vỡ, các vật sắc nhọn khác đã qua sử dụng thải bỏ có dính, chứa máu của cơ thể hoặc chứa vi sinh vật gây bệnh;
– Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn bao gồm bông, băng, gạc, găng tay, các chất thải không sắc nhọn khác thấm, dính, chứa máu của cơ thể, chứa vi sinh vật gây bệnh; vỏ lọ vắc xin thuộc loại vắc xin bất hoạt hoặc giảm độc lực thải bỏ; chất thải lây nhiễm dạng lỏng (bao gồm dịch dẫn lưu sau phẫu thuật, thủ thuật y khoa, dịch thải bỏ chứa máu của cơ thể người hoặc chứa vi sinh vật gây bệnh);
– Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao bao gồm mẫu bệnh phẩm, dụng cụ đựng, dính mẫu bệnh phẩm, chất thải dính mẫu bệnh phẩm thải bỏ từ các phòng xét nghiệm tương đương an toàn sinh học cấp II trở lên; các chất thải phát sinh từ buồng bệnh cách ly, khu vực điều trị cách ly, khu vực lấy mẫu xét nghiệm người bệnh mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhóm A, nhóm B;
– Chất thải giải phẫu bao gồm mô, bộ phận cơ thể người thải bỏ, xác động vật thí nghiệm;
Chất thải nguy hại không lây nhiễm bao gồm:
– Hoá chất thải bỏ có chứa thành phần nguy hại
– Dược phẩm nguy hại thải bỏ (gây độc tế bào/cảnh báo nguy hại).
– Thiết bị y tế bị vỡ, hỏng, đã qua sử dụng thải bỏ có chứa thủy ngân, cadimi (Cd); pin, ắc quy thải bỏ; vật liệu tráng chì sử dụng trong ngăn tia xạ thải bỏ;
– Chất thải chứa kim loại nặng.
– Chất hàn răng amalgam
– Chất thải nguy hại khác( TT 36/2015/TT-BTNMT)
Chất thải rắn thông thường bao gồm:
– Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hoạt động sinh hoạt thường ngày của nhân viên y tế, người bệnh, người nhà người bệnh, học viên, khách đến làm việc và các chất thải ngoại cảnh trong cơ sở y tế (trừ chất thải sinh hoạt phát sinh từ khu vực cách ly, điều trị người mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm);
– Hóa chất thải bỏ không có thành phần, tính chất nguy hại vượt ngưỡng chất thải nguy hại;
– Vỏ chai, lọ đựng thuốc hoặc hoá chất, dụng cụ dính thuốc hoặc hoá chất không thuộc nhóm gây độc tế bào hoặc không có cảnh báo nguy hại trên bao bì từ nhà sản xuất;
– Vỏ lọ vắc xin thải bỏ không thuộc loại vắc xin bất hoạt hoặc giảm độc lực;
– Chất thải sắc nhọn không lây nhiễm, không có thành phần, tính chất nguy hại vượt ngưỡng chất thải nguy hại;
– Chất thải lây nhiễm sau khi đã xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;
– Bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải không có thành phần, tính chất nguy hại vượt ngưỡng chất thải nguy hại; tro, xỉ từ lò đốt chất thải rắn y tế không có thành phần, tính chất nguy hại vượt ngưỡng chất thải nguy hại;
-Chất thải rắn thông thường khác;
Quy định vận chuyển và lữu giữ thu gom
Phương tiện, thiết bị vận chuyển chất thải y tế nguy hại phải bảo đảm đáp ứng các quy định tại Điều 36, Điều 37 Thông tư 02/2022/TT-BTNMT và các yêu cầu đặc thù về bảo vệ môi trường sau:
Dễ chất tải và dỡ bỏ chất thải
Dễ làm sạch
Dễ kéo, đẩy
Có dán nhãn và sử dụng riêng cho từng loại CT
Có kích thước phù hợp lượng CT phát sinh
Không quá cao
Không có cạnh sắc nhọn
Khóa lại khi không sử dụng
Thu gom chất thải y tế
Là quá trình tập hợp CTYT từ nơi phát sinh ( Khoa phòng) → vận chuyển về khu vực lưu giữ, xử lý CTYT trong khuôn viên cơ sở y tế.
Thu gom CTYT lây nhiễm
Thu gom riêng từ nơi phát sinh về khu vực lưu giữ.
– Buộc kín, đậy kín.
– Qui định tuyến đường và thời điểm thu gom CTLN phù hợp.
– Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao: xử lý sơ bộ
– Tần suất thu gom từ khoa phòng về nhà rác chung của BV:
+ Ít nhất 1 lần ngày/ hoặc theo nhu cầu.
+ Lượng CTYTLN < 05 kg/ngày → thu gom tối thiểu 1 lần/tháng.
Thu gom CTYT nguy hại không lây nhiễm
– Thu gom, lưu giữ riêng tại khu vực lưu giữ trong BV
– Thời gian thu gom căn cứ vào lượng chất thải phát sinh, do người đứng đầu CSYT quy định.
– CTYT có chứa thuỷ ngân được thu gom, lưu giữ riêng trong các hộp bằng nhựa hoặc các vât liệu phù hợp và bảo đảm không bị rò rỉ, phát tán hơi thuỷ ngân ra môi trường.
Thu gom CTYT thông thường
– CTYT thông thường phục vụ mục đích tái chế
– CTYT thông thường không phục vụ mục đích tái chế
Cần có biện pháp thu gom riêng.
Lưu ý: Quy định về thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế nguy hại trên địa bàn do Sở Tài nguyên và Môi trường lập, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt bảo đảm phù hợp với điều kiện của địa phương và quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
Với phương châm môi trường sạch là nền tảng của sự phát triển bền vững. Công ty TNHH Công Nghệ Môi Trường Hòa Bình Xanh cam kết cung cấp dịch vụ môi trường tốt nhất cho Quý khách hàng.
Cùng Quý khách hàng phát triển bền vững nhờ việc hợp tác xử lý triệt để chất thải y tế nói riêng và các loại chấ thải khác nói chung góp phần bảo vệ môi trường ngày càng xanh sạch đẹp.
Nhận xét bài viết!