XỬ LÝ NƯỚC THẢI KHU CÔNG NGHIỆP
I. Tại sao phải thiết kế hệ thống xử lý nước thải khu công nghiệp?
Ngày nay, phát triển bền vững là xu hướng phát triển chủa đạo của các nước trên thế giới. Đó là sự phát triển mạnh mẽ, liên tục của nền kinh tế, đồng thời với việc lành mạnh hóa xã hội và bảo vệ môi trường. Nước ta đang trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, để tạp điều kiện thuận lợi cho quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước thì các khu công nghiệp được thành lập ngày càng nhiều với quy mô lớn nhỏ khác nhau và được chia thành các loại hình:
- Loại 1: các khu công nghiệp được xây trên khuôn viên đã có một số doanh nghiệp hoạt động. Các doanh nghiệp này được thành lập nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển theo đúng quy hoạch, đồng thời tạo hạ tầng kỹ thuật tập trung đồng bộ và hạ tầng xã hội thuận lợi phục vụ tốt việc phát triển khu công nghiệp có điều kiện xử lý các chất thải với các thiết bị tiên tiến.
- Loại 2: các khu công nghiệp thành lập nhằm đáp ứng nhu cầu di dời các nhà máy, xí nghiệp ở nội thành các đô thị xen kẽ với khu dân cư đông đúc do yêu cầu bảo vệ môi trường nhất thiết phải di chuyển.
- Loại 3: các khu công nghiệp quy mô nhỏ và vừa mà hoạt động sản xuất gắn liền với nguồn nguyên liệu nông lâm, thủy sản được hình thành ở một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.
- Loại 4: các KCN hiện đại, xây dựng mới hoàn toàn. Các KCN loại này có tốc độ hạ tầng tương đối nhanh và chất lượng khá cao, có hệ thống xử lý chất thải tiên tiến, đồng bộ tạo điều kiện hấp dẫn đầu tư đối với các công ty nước ngoài có công nghệ cao, khả năng tài chính và làm ăn lâu dài với Việt Nam, kha năng vận động và xúc tiến đầu tư thuận lợi, có mạng lưới kinh doanh rộng ở nhiều nước, có kinh nghiệm tiếp thị.
Việc hình thành ngày càng nhiều khu công nghiệp, ngoài việc mang lại lợi nhuận kinh tế cho đất nước thì bên cạnh đó, các vấn đề về ô nhiễm khí thải, nước thải, chất thải rắn ở các khu công nghiệp cũng cần được quan tâm nhiều hơn.
Với sự ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng, sự phát triển công nghiệp và kết quả là nhiều khu công nghiệp hình thành với sản xuất hàng loạt các loại hình sản phẩm, kết quả là các nhà máy xí nghiệp thải một lượng lớn nước thải chưa đạt tiêu chuẩn vào nguồn tiếp nhận làm gây ô nhiễm nguồn nước mặt hay nước ngầm, sự qui định nghiêm ngặt về môi trường, hạn chế phát sinh mùi hôi khi xả thải cũng như tạo điều kiện ổn định cho nhà máy hoạt động.
Vì vậy để đảm bảo an toàn cho nguồn nước cũng như môi trường thì việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải khu công nghiệp, các nhà máy xí nghiệp nằm trong khu công nghiệp là một việc làm hết sức quan trọng và cần thiết.
II. Nguồn phát sinh nước thải và thành phần tính chất nước thải khu công nghiệp
Khi dự án ở các khu công nghiệp đi vào hoạt động thì nguồn phát sinh nước thải chủ yếu là:
- Nước mưa thu gom trên khu vực dự án
- Nước thải khu công nghiệp: bao gồm nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất từ các nhà máy
Xét về thành phần và tính chất, nước thải sản xuất chứa: các chất cặn bã, chất lơ lửng, các chất hữu cơ (thông qua các chỉ tiêu BOD và COD), các chất dinh dưỡng (thông qua chỉ tiêu N và P) và vi trùng.
Các nhà máy trong khu công nghiệp hiện nay thuộc các ngành công nghiệp sản xuất các loại sản phẩm khác nhau nên nhu cầu sử dụng nước là khác nhau. Như các ngành chế biến thực phẩm lại sử dụng một lượng nước tương đối lớn nước sản xuất, các ngành may mặc, lắp ráp cơ khí, vật liệu xây dựng, chế tạo dây điện, thiết bị điện,… lại sử dụng ít nước hơn. Tùy theo từng công nghệ và quy mô sản xuất mà lưu lượng nước thải sẽ khác nhau và có thành phân các chất ô nhiễm khác nhau. Chia làm 3 nhóm chính:
- Nhóm 1: sản xuất giấy, bột giấy; ngành thuộc da; các ngành có công đoạn tẩy nhuộm; công nghệ xi mạ; sản xuất hóa chất; sản xuất pin – ác quy; chất tẩy rửa, thuốc nhuộm, mực in.
- Nhóm 2: ngành chế biến gỗ: cưa sẻ sấy gỗ và sản xuất các sản phẩm từ gỗ; sơn gia công các sản phẩm gỗ; kim loại và các sản phẩm khác; luyện cán thép và các sản phẩm từ phôi thép; luyện cán và sản xuất các sản phẩm từ cao su; kinh doanh phân loại phế liệu,phế thải,thức ăn chăn nuôi; ngành thực phẩm: chế biến thủy sản, nước chấm bột ngọt, muối, dầu ăn, cồn rượu bia, nước giải khát, chế biến hạt điều.
- Nhóm 3: sản xuất gạch, nguyên liệu pha chế và đóng gói thuốc bảo vệ thực vật; sản xuất phân bón; ngành tái chế phế liệu, phế thải; sơ chế mủ cao su thiên nhiên; sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm; sản xuất tinh bột từ khoai mì; xử lý chất thải công nghiệp nguy hại.
III. Tác động của chất ô nhiễm trong nước thải khu công nghiệp đến môi trường nước
Nước thải khu công nghiệp có hàm lượng chất ô nhiễm cao, nếu không được xử lý hoặc xử lý chưa đạt tiêu chuẩn, nước thải khu công nghiệp sẽ gây tác động xấu tới chất lượng nguồn nước mặt và nước ngầm ở khu vực xung quanh.
Trị số BOD trong nước thải sinh hoạt càng cao thì mức ô nhiễm hữu cơ càng lớn. Khi thải ra nguồn tiếp nhận, nước thải sản xuất sẽ làm giảm lượng oxi hòa tan trong nguồn nước gây ảnh hưởng đến đời sống của các thủy sinh vật, đồng thời cũng gây nguy hại cho con người nếu sử dụng nguồn nước này cho mục đích sinh hoạt tắm giặt.
Sự có mặt của các chất dinh dưỡng như N,P trong nước thải ở nồng độ cao dễ gây ra hiện tượng phú dưỡng hóa đất đai và nguồn nước nơi tiếp nhận, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển nhanh chóng của các loài tảo. Trong những điều kiện thiếu hụt chất dinh dưỡng, chúng dễ bị chết và sự phân rã xác thực vật làm cho nguồn nước bị ô nhiễm lần thứ 2.
>>>> Xem thêm Công nghệ xử lý nước thải khu chế xuất
IV. Đề xuất phương án xây dựng hệ thống xử lý nước thải khu công nghiệp
Việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải khu công nghiệp dựa vào các yếu tố:
- Công suất trạm xử lý
- Chất lượng nước sau xử lý
- Thành phần, tính chất nước thải khu công nghiệp
- Những quy định xả vào cống chung và vào nguồn nước
- Hiệu quả của quá trình xử lý
- Diện tích đất sẵn có của khu công nghiệp
- Quy mô và xu hướng phát triển trong tương lai của khu công nghiệp
- Yêu cầu về năng lượng, hóa chất, các thiết bị sẵn có trên thị trường
- Công nghệ phải đảm bảo mức an toàn cao trong trường hợp có sự thay đổi lớn về lưu lượng và nồng độ chất ô nhiễm giữa mùa mưa và mùa khô
- Xử lý đơn giản, dễ vận hành, có tính ổn định cao, vốn đầu tư kinh phí tối ưu.
1. Quy trình công nghệ xử lý nước thải khu công nghiệp
2. Thuyết minh quy trình công nghệ xử lý nước thải khu công nghiệp
Nước thải khu công nghiệp sau khi được xử lý sơ bộ được đưa về hố thu gom tập trung để đưa về hệ thống xử lý tập trung trước khi xả thải ra ngoài môi trường.
Nước thải từ hố thu gom được đưa qua thiết bị lọc rác tinh để loại bỏ các cặn bẩn, đá, sỏi có kích thước lớn hơn 1,5mm ra khỏi nước thải.
Sau đó nước thải được đưa về bể điều hòa để ổn định lại lưu lượng và nồng độ chất thải trong nước thải. Trong bể điều hòa có đặt hệ thống sục khí để xáo trộn đều nguồn nước, tránh xảy ra hiện tượng lắng cặn dưới đáy bể hình thành phân hủy kỵ khí, gây mùi hôi.
Nước thải khu công nghiệp từ bể điều hòa được bơm vể bể keo tụ tạo bông, hóa chất được cho vào bể giúp các hạt keo trong nước thải kết dính lại với nhau hình thành bông cặn có kích thước lớn và nặng hơn. Các bông cặn sau khi được hình thành được dẫn qua bể lắng I để lắng cặn nhờ quá trình trọng lực, cặn sau khi lắng xuống đáy bể sau đó được thu gom ra bể chứa bùn để đem đi xử lý.
Nước thải sau đó được đưa về bể anoxic và bể oxic để xử lý sinh học. Việc áp dụng kết hợp 2 bể này nhằm loại bỏ chất độc hại, khó phân hủy trong nước thải. Tại bể xử lý sinh học hiếu oxic, các vi sinh vật hiếu khí sử dụng chất hữu cơ trong nước thải làm nguồn dinh dưỡng cho quá trình sinh trưởng và phát triển. Trong bể có hệ thống sục khí giúp cung cấp đầy đủ oxi cho vi sinh vật hiếu khí phân giải chất hữu cơ thành các chất vô cơ đơn giản.
Sau khi xử lý sinh học, nước thải được dẫn qua thiết bị lọc áp lực để loại bỏ cặn, màu và mùi còn xót lại trong nước thải rồi được đưa qua hệ thống khử trùng để loại bỏ các vi khuẩn gây bệnh còn xót lại trong nước thải trước khi xả thải ra ngoài nguồn tiếp nhận. Nước thải khu công nghiệp đầu ra sau xử lý đạt QCVN 40:2011/BTNMT.
Ưu điểm của loại hình công nghệ xử lý nước thải khu công nghiệp này là:
- Tích hợp được các công đoạn Anoxic, hiếu khí và lắng vào trong 1 công trình xử lý giúp tiết kiệm được diện tích xây dựng.
- Không cần hệ thống bơm bùn hồi lưu giúp tiết kiệm được điện năng, giảm chi phí vận hành.
- Có thể sử dụng hệ thống phân phối khí theo kiểu nổi hoặc chìm.
- Cùng tạo ra các quá trình hiếu khí – thiếu khí – kỵ khí trong cùng một chu trình giúp xử lý tốt được các hợp chất nito trong nước thải.
Trên đây là công nghệ xử lý nước thải khu công nghiệp mà Hòa Bình Xanh chúng tôi đã trình bày để quý khách hàng có thể dễ dàng tìm hiểu và tham khảo.
V. Dịch vụ xử lý nước thải khu công nghiệp mới nhất tại – Công ty TNHH Công nghệ môi trường Hòa Bình Xanh
Bạn đang muốn xây dựng hệ thống xử lý nước thải khu công nghiệp? Bạn đang muốn tìm kiếm một nhà thầu chuyên nghiệp và uy tín? Đừng lo ngại, Hòa Bình Xanh sẽ giúp bạn tận tình với những dịch vụ chuyên nghiệp nhất.
Công ty TNHH Công nghệ Môi trường Hòa Bình Xanh chúng tôi luôn tự hào vì có đội ngũ chuyên gia, kỹ sư giàu kinh nghiệm đã góp phần tạo sự tin tưởng và an tâm cho khách hàng. Mục tiêu của chúng tôi là mang đến cho khách hàng một trải nghiệm dịch vụ xuất sắc với mức đầu tư phù hợp nhất.
Qúy doanh nghiệp có nhu cầu hợp tác công ty để xử lý nước thải khu công nghiệp hoặc quan tâm đến các hạng mục khác, hãy liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE: 0943.466.579.
Nhận xét bài viết!