MÔ HÌNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT HỘ GIA ĐÌNH ĐƠN GIẢN
Ngày nay, vấn đề gia tăng dân số một cách mạnh mẽ đã tạo ra nhiều áp lực cho xã hội. Các vấn đề về dân sinh, kinh tế, giáo dục, cơ sở hạ tầng, …đang rất được quan tâm trong cộng đồng. Đặc biệt các tác động tiêu cực đến môi trường đang là một trong những mối lo ngại của toàn xã hội. Khi số lượng dân số gia tăng đồng nghĩa với nhu cầu sử dụng nước sạch và lưu lượng nước thải sinh hoạt cũng gia tăng.
Với thực trạng hiện nay ở nước ta thì chỉ một số lượng nhỏ nước thải được thu gom xử lý còn phần lớn không được xử lý mà được xả thải thẳng ra kênh, rạch, … do áp lực về kinh tế và cơ sở hạ tầng ở các hệ thống xử lý nước thải tập trung chưa được đầu tư đáp ứng đủ nhu cầu của xã hội.
Việc xả thải nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý tại các hộ gia đình ra môi trường đã và đang tạo một áp lực lớn đến môi trường gây ra những vấn đề về ô nhiễm môi trường nước, không khí, đất, … trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Do đó, việc chủ động triển khai thực hiện xử lý nước thải sinh hoạt tại các hộ gia đình có vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ môi trường. Vậy mô hình xử lý nước thải sinh hoạt hộ gia đình được thiết kế xây dựng và hoạt động như thế nào? Hãy cùng Hòa Bình Xanh tham khảo bài viết sau nhé!
1. Tại sao cần phải xử lý nước thải sinh hoạt hộ gia đình?
Nước thải sinh hoạt hộ gia đình được được nghĩa là loại nước thải được phát sinh trong các quá hoạt động hằng này của con người tại gia đình. Nó bao gồm các loại nước thải từ quá trình tắm giặt, tẩy rửa, vệ sinh, các khu nhà bếp, …
Các loại nước thải này có nguồn gốc hữu cơ, rất dễ phân hủy. Chất hữu cơ chiếm đến 60% bao gồm các chất hữu cơ thực vật và chất hữu cơ động vật. Các chất vô cơ chiếm khoảng 40% bao gồm đất cát, acid, bazo, .… Đặc tính chung của nước thải loại này là ô nhiễm bởi hàm lượng Nito, Phospho, COD, BOD, Colifom, TSS và các chủng vi sinh vật, vi khuẩn, vi trùng gây bệnh, … rất cao.
Bảng giá trị các thông số đặc trưng của nước thải sinh hoạt hộ gia đình.
STT | Thông số | Đơn vị | Giá trị | QCVN 14:2015/BTNMT | |
Cột A | Cột B | ||||
1 | pH | – | 6 – 8 | 5 – 9 | 5 – 9 |
2 | BOD5 (200C) | mg/L | 150 – 250 | 30 | 50 |
3 | COD | 75 | 150 | ||
4 | Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) | mg/L | 250 – 300 | 50 | 100 |
5 | Tổng Nito (tính theo N) | mg/L | 20 | 40 | |
5 | Tổng Phospho (tính theo P) | mg/L | 4 | 6 | |
7 | Tổng các chất hoạt động bề mặt | mg/L | 4 – 15 | 5 | 10 |
8 | Tổng dầu mỡ | mg/L | 5 – 60 | 10 | 20 |
9 | Cadimi | mg/L | 4 – 35 | 0,05 | 0,1 |
10 | Crom (VI) | mg/L | 0,05 | 0,1 | |
11 | Tổng Coliform | MPN/ 100L | 100.000 – 3.000.000 | 3000 | 5000 |
Với những thành phần ô nhiễm trên, việc loại nước thải này không được xử lý mà trực tiếp xả thải ra ngoài môi trường (sông, suối, kênh, rạch, …) sẽ gây nên các vấn đề tiêu cực như ô nhiễm môi trường. Với hàm lượng dinh dưỡng có trong nước thải sinh hoạt khi xả thải ra môi trường nước sẽ gây ra hiện tượng phú dưỡng hóa, ảnh hưởng đến chất lượng và các sinh vật sống trong nước. Việc xả thải không chỉ làm ô nhiễm môi trường nước mà còn làm ô nhiễm cả môi trường đất và không khí, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người.
Đặc biệt trong tình hình gia tăng dân số như hiện nay thì nhu cầu sử dụng và xả thải nước cũng gia tăng đến mức báo động. Vần đề này gây áp lực lên các hệ thống xử lý tập trung bởi hiện nay việc đầu tư, xây dựng các hệ thống xử lý nước thải tập trung còn nhiều hạn chế.
Bảng tiêu chuẩn thải nước khu vực dân cư
STT | Mức độ thiết bị vệ sinh trong công trình | Tiêu chuẩn thải (L/người.ngđ) |
1 | Có hệ thống cấp thoát nước, có dụng cụ vệ sinh, không có thiết bị tắm | 80 – 100 |
2 | Có hệ thống cấp thoát nước, có dụng cụ vệ sinh và thiết bị tắm thông thường | 110 – 140 |
3 | Có hệ thống cấp thoát nước, có dụng cụ vệ sinh, có bồn tắm và cấp nước nóng cục bộ | 140 – 180 |
(Sách XLTN Th.s Lâm Vĩnh Sơn)
Do đó để giải quyết vấn đề trên, việc đầu tư và xây dựng các mô hình xử lý nước thải sinh hoạt đơn giản tại các hộ gia đình là rất quan trọng và cần thiết. Việc xây dựng mô hình xử lý nước thải sinh hoạt tại các hộ gia đình giúp làm giảm áp lực lên các hệ thống xử lý nước thải tập trung, bảo vệ môi trường nâng cao chất lượng cuộc sống.
2. Đề xuất công nghệ Johkasou áp dụng cho xử lý nước thải sinh hoạt hộ gia đình ở Nhật Bản
Hiện nay, dựa vào nhu cầu và điều kiện kinh tế mà có nhiều công nghệ được áp dụng trong xử lý nước thải hộ gia đình. Sau đây Hòa Bình Xanh sẽ giới thiệu cho bạn về một công nghệ xử lý nước thải hộ gia đình hiệu quả và tiết kiệm nhất. Đó là công nghệ Johkasou đang được ứng dụng rộng rãi ở Nhật Bản.
3. Công nghệ Johkasou trong xử lý nước sinh hoạt là gì?
Công nghệ Johkasou là sản phẩm công nghệ xử lý nước thải đặc trưng của Nhật Bản giúp lọc sạch nước thải sinh hoạt từ các hộ gia đình thông thường bằng phương pháp vi sinh ứng dụng khả năng của vi sinh vật để phân hủy các chất ô nhiễm. Qua gia đoạn dài phát triển, hiện nay công nghệ Johkasou đã được ứng dụng rộng rãi không chỉ tại Nhật Bản mà còn phát triển tại nhiều nơi trên thế giới.
3.1 Đặc điểm công nghệ Johkasou trong xử lý nước thải sinh hoạt hộ gia đình
Có khả năng xử lý được các loại nước thải sinh hoạt (cả nước thải đen và nước thải xám) từ nhiều nguồn như nước thải nhà vệ sinh, nhà tắm, nhà bếp hay các nguồn khác. Vật liệu của bể được làm từ composite cốt thủy tinh (FRP), chất liệu này có khả năng chống ăn mòn và chịu được lực cực lớn. Bể được thiết kế Module hóa theo các kích cỡ khác nhau, phù hợp với từng quy mô cần sử dụng. Bể Johkasou có thể xây nổi hoặc chìm tùy theo điều kiện mặt bằng và đảm bảo khép kín giúp đảm bảo môi trường vệ sinh xung quanh.
- Đối với hệ thống quy mô nhỏ: dùng cho mô hình từ 5 – 10 người.
- Đối với hệ thống quy mô vừa: dùng cho mô hình từ 11 – 50 người (thường là ở các cụm dân cư thưa thớt).
- Đối với quy mô lớn: dùng cho mô hình từ 51 người trở lên (thường là các nhà cao tầng, khu đô thị, trung tâm thương mại, …).
3.2 Nguyên lý hoạt động của công nghệ Johkasou
Hệ thống xử lý nước xả thải sinh hoạt Johkasou được thiết kế với cơ chế sử dụng các vi sinh vật hiếu khí và kỵ khí. Chúng có tác dụng loại bỏ được BOD, cũng như các chất hữu cơ, vô cơ cùng với các vi khuẩn độc hại ở trong nước thải. Điều này sẽ giúp cho nguồn nước đầu ra đảm bảo tiêu chuẩn, hạn chế nguy cơ ô nhiễm môi trường.
Thông thường, chỉ số BOD của nước thải sinh hoạt là 200mg/l, Nito 50mg/l và Phospho 5mg/l. Tùy thuộc vào bản chất và loại JKS, nước thải sau xử lý có chỉ số BOD dưới 20, 10,5 (mg/l); hàm lượng Nito dưới 20, 15, 10 (mg/l) và Phospho dưới 1 (mg/l).
3.3 Ưu điểm của công nghệ Johkasou trong xử lý nước thải hộ gia đình
- Hiệu suất xử lý nước thải cực cao, lượng bùn được thu gom triệt để.
- Tiết kiệm được diện tích sử dụng cũng như chi phí, thời gian thi công đầu tư.
- Lắp đặt đơn giản, nhanh chóng.
- Có độ bền vô cùng cao theo thời gian.
- Thiết kế thân thiện với môi trường.
Trên đây là quy trình xử lý nước thải sinh hoạt hộ gia đình đơn giản nhất mà Hòa Bình Xanh chúng tôi đã đề xuất để quý khách hàng có thể dễ dàng tìm hiểu và tham khảo.
Dịch vụ xử lý nước thải mới nhất tại – Công ty TNHH Công nghệ môi trường Hòa Bình Xanh
Bạn đang muốn lựa chọn công nghệ xử lý nước thải hộ gia đình? Bạn đang muốn tìm kiếm một nhà thầu chuyên nghiệp và uy tín? Đừng lo ngại, Hòa Bình Xanh sẽ giúp bạn tận tình với những dịch vụ chuyên nghiệp.
Quý doanh nghiệp hãy liên hệ tới Công ty TNHH Công nghệ Môi trường Hòa Bình Xanh. Công ty chúng tôi với đội ngũ thạc sĩ, kỹ sư giàu kinh nghiệm đã đầu tư nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng các công nghệ xử lý và tìm các phương án xử lý chất lượng tốt nhất, chi phí hợp lý và thời gian nhanh nhất.
- Với phương châm: “Uy tín, chất lượng là hàng đầu” Hòa Bình Xanh mang đến cho quý khách hàng sản phẩm và dịch vụ tốt nhất, đáp ứng nhu cầu cần thiết của quý khách.
- Quý khách hàng có công trình, dự án cần tư vấn, hãy gọi ngay qua hotline 0943.466.579 để nhận được sự hỗ trợ nhanh nhất và tận tình nhất.
Nhận xét bài viết!