LẬP KẾ HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀO THỜI ĐIỂM NÀO?

LẬP KẾ HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀO THỜI ĐIỂM NÀO?

Lập kế hoạch bảo vệ môi trường không còn là một sự lựa chọn có thực hiện hay không, mà hiện tại đây là vấn đề cấp thiết mỗi doanh nghiệp hay tổ chức đều phải thực hiện nghĩa vụ. Nhưng khi nào và thời điểm nào để thích hợp lên kế hoạch cho việc bảo vệ môi trường? Câu hỏi cần phải trả lời để hành động bảo vệ môi trường đúng thời điểm, đúng mục đích và đạt được hiểu quả mong đợi.

Để trả lời được câu hỏi “Thời điểm nào cần lên kế hoạch để bảo vệ môi trường?” các bạn có thể tham khảo những thông tin trong bài viết sau.

Tại sao cần lên kế hoạch bảo vệ môi trường sớm

Giảm thiểu rủi ro về pháp lý bởi việc lập kế hoạch bảo vệ môi trường cũng như báo cáo đánh giá tác động môi trường đã trở thành giấy tờ pháp lý phải có cho các hoạt động, dự án với nguy cơ phát thải ảnh hưởng môi trường từ trung bình, thấp đến cao. Đối với các trường hợp hoạt động phát sinh chất thải ra môi trường mà không có các giấy tờ pháp lý trên thì sẽ bị xử phạt hành chính, hình phạt tương đương hoặc tệ nhất là xử phạt hình sự.

Có kế hoạch bảo vệ môi trường sớm thì việc thực hiện trở nên dễ dàng hơn, có thể điều chỉnh kết hợp pương pháp, giải pháp xử lý xanh trong thiết kế hệ thống quy trình xử lý môi trường.

Chuẩn bị sớm kế hoạch bảo vệ môi trường sẽ có thời gian để hoàn thiện chi tiết, đầy đủ và cụ thể, giảm thiểu hậu quả do tắc trách trong kế hoạch. Vừa không đạt được hiệu quả xử lý như mong đội mà còn mất thêm chi phí ngoài luồng cho việc khác phục hậu quả đã gây ra.

Thu hút được nhóm khách hàng, đối tác có mối quan tâm lớn đến vấn đề bảo vệ môi trường. Nhất là trong tình hình đảng và nhà nước đang khích lệ doanh nghiệp, cơ sở, đơn vị kinh doanh sản xuất tiến đến phát triển bền vững.

Khi bắt đầu một dự án mới

Mỗi một dự án trước khi bắt đầu triển khai đều phải tiên s hành lên kế hoach bảo vệ môi trường và lập báo cáo tác động môi trường. Bất kể hoạt động, dự án nào có ảnh hưởng đến môi trường đều phải thực hiện kế hoạch và báo cáo tác động. Từ những công trình xây dựng, nhà máy sản xuất, khu công nghiệp, khu vực đô thị phát triển hay các hoạt động khai thác tài nguyê, khoáng sản. Thậm chí có sự kiện tổ chức có quy mô lớn cũng phải tuân thủ quy định lập kế hoạch bảo vệ môi trường trước thềm triển khai.

Thời điểm cần lập kế hoạch bảo vệ môi trường

Khi có sự thay đổi về công nghệ hoặc quy trình sản xuất

Sau quá trình thực hiện hoạt động kinh doanh, sản xuất một khoảng thời gian sẽ tiến tới việc thay đổi công nghệ sản xuất, nguyên vật liệu đầu vào, mở rộng quy mô, tăng công suất hoạt động chính những vấn đề đó có thể gia tăng phát sinh lượng chất thải, khí thải hay nước thải. Vì thế, kế hoạch bảo vệ môi trường đã lập trước đó không càn thích hợp để áp dụng, các số liệu kê khai về lượng bị biến đổi.

Đây chính là thời điểm để đánh giá lại các yếu tố môi trường bị biến động và tiến hành điều chỉnh lại kế hoạch bảo vệ môi trường cho phù hợp hơn, thay thế cho bản kế hoạch cũ.

Điền hình như việc nhà máy sản xuất lượng sản phẩm nhiều hơn thời điểm mới bắt đầu dự án hoạt động. Để đáp ứng đủ lượng sản phẩm cung cấp cho khách hàng nhà máy đẩy mạnh công suất hoạt động bằng cách thay thế công nghệ sản xuất. Nhưng lại làm gia tăng thêm lượng khí thải, nước thải. Lúc này nhà máy cần tính toán lại lưu lượng thải và tiến hành điều chỉnh hệ thống xử lý sao cho phù hợp.

Sau khi xảy ra sự cố bị phản ánh

Dựa vào định nghĩa của Luật Bảo vệ Môi trường 2020 thì  “sự cố môi trường là sự kiện xảy ra đột ngột, ngoài kiểm soát, gây ô nhiễm hoặc suy thoái môi trường nghiêm trọng”.

Các sự cố môi trường có thể gặp phải trong quá trình hoạt dộng như cháy nổ kho chứa hóa chất, dung môi, nơi chứa các chất dễ bắt lửa. Rò rỉ nước thải, khí độc hại. Tràn dầu, tràn bể chứa nước thải,…những sự cố bất ngờ khó nắm bắt làm tổn hại đến môi trường tự nhiên, tác động tiêu cực đến sức khỏe cộng đồng xã hội.

Tìm hiểu thêm: PHÂN TÍCH NƯỚC THẢI

Mỗi một sự cố xảy ra làm điêu đứng cho chủ doanh nghiệp, gây thiệt hại lớn về vật chất và tinh thần. Gây hậu quả lớn cho môi trường xanh quanh. Việc lập kế hoạch bảo vệ môi trường mới để khắc phục, xử lý hậu quả sự cố.

Doanh nghiệp cần khẩn trương triển khai rà soát hệ thống sản xuất, xử lý môi trường. Tìm ra nguyên nhân dẫn đến sự cố từ đó có kế hoạch sửa chữa, cải tiến thích hợp. Trong trường hợp chậm trễ có thể gây ảnh hưởng xấu, bị cơ quan chức năng đưa vào danh sách chú ý.

Khi pháp luật có thay đổi về tiêu chuẩn môi trường

Để củng cố hành lang pháp lý chặt chẽ, thu hẹp các lỗ hổng pháp luật trong lĩnh vực môi trường. Mà chính phủ ta tiến hành cập nhật, điều chỉnh hoặc thay thế các quy chuẩn, quy định về nước thải, khí thải, chất thải.

Thời gian công bố quy chuẩn và thời gian để chính thức triển khai thực hiện luôn có khoảng thời gian nhất định. Cho doanh nghiệp có thời gian tìm hiểu, thay đổi cho đúng các điều lệ. Trong thời gian đó doanh nghiệp phải rà soát lại những điều lệ mới, những điều lệ đã được thay đổi.

Bảo vệ môi trường

Đánh giá lại hệ thống vận hành xử lý đã đáp ứng được chưa ? Và cụ thể chưa đáp ứng được mục nào? Rồi lên kế hoạch bảo vệ môi trường bằng những phương pháp như đầu tư cải tiến, thay đổi cấu trúc hệ thống đảm bảo chất lượng phát thải sau xử lý đạt chuẩn mới nhất.

Khi chuẩn bị tham gia hợp tác quốc tế

Nhiều dự án đầu tư, kinh doanh vốn đầu tư nước ngoài hoặc dự án quốc tế, đây là các dự án lớn mang tầm cỡ. Chính vì thế mà rất thận trọng trong việc tính toán các trường hợp rủi ro. Nhất là trường hợp rủi ro về vi phạm pháp luật, rất khó để xử lý kịp thời gây ảnh hưởng tiến độ thi công.

Vậy nên, yêu cầu đối với các chứng nhận trong và ngoài nước như ISO 14001, LEED, EDGE rất khắt khe. Cụ thể phải chứng minh được kế hoạch và hoạt động môi trường đủ thuyết phục, hợp lý, đạt hiệu quả.

Tìm hiểu thêm: HƯỚNG DẪN LẬP BÁO CÁO GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 2025

Doanh nghiệp chủ động xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường chi tiết, thích hợp, đầy đủ, đạt yêu cầu khắc nghiệt của thị trường quốc tế. Mở rộng con đường phát triển trong tương lai, gia nhập thị trường sản xuất kinh doanh quốc tế. Tăng cơ hội phát triển đột phá tạo doang thu lợi nhuận tốt và ổn định.

Mức xử phạt hành chính liên quan kế hoạch bảo vệ môi trường

Hầu hết các doanh nghiệp phải thực hiện lập báo cáo đáng giá tác động môi trường. Nhưng một số ít đơn vị chỉ cần thực hiện đăng ký kế hoặc bảo vệ môi trường hoặc được xác nhận công trình bảo vệ môi trường là có thể hoạt động bình thường.

Các nhóm đối tượng không thuộc phạm vi áp dụng phải lập báo cáo tác động môi trường. Mà không có hồ sơ môi trường bao gồm kế hoạch bỏa vệ môi trường thì sẽ bị xử phạt hành chính từ 100.000.000 đến 200.000.000 VND. hình phạt nhằm khắc phục hiện trạng là bắt buộc cơ sở phải hoàn thiện hồ sơ môi trường. Yếu tố tăng nặng tội là không thực hiện khắc phục mà cố tình hoạt đoọng sẽ bị đình chỉ hoạt động kinh doanh một phần hoặc toàn bộ.

Trong trường hợp có kế hoạch bảo vệ môi trường nhưng lại không thực hiện các nội dung đã trình báo và cam kết sẽ bị xử phạt hành chính với mức tiền nộp phạt nhẹ sẽ là vài chục triệu và nặng sẽ là vài trăm triệu biến động do mức độ và quy mô ảnh hưởng.

Dịch vụ quan trắc và phân tích môi trường – Công ty TNHH Công nghệ môi trường Hòa Bình Xanh

Nếu doanh nghiệp của bạn đang cần một đơn vị Quan trắc môi trường và phân tích môi trường uy tín, đúng quy chuẩn và hỗ trợ pháp lý đầy đủ, hãy liên hệ với chúng tôi Hòa Bình Xanh. Với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm và hệ thống thiết bị hiện đại, chúng tôi cam kết mang đến giải pháp giám sát môi trường chính xác – nhanh chóng – hiệu quả, giúp bạn yên tâm trong mọi hoạt động sản xuất và kiểm tra từ cơ quan chức năng.

Hãy gọi ngay cho chúng tôi qua hotline 0943.466.579 để nhận được sự hỗ trợ tốt nhất

Nhận xét bài viết!