HƯỚNG DẪN LẬP BÁO CÁO GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 2025
Đối với các đơn vị kinh doanh, cơ sở sản xuất, khu sản xuất tập trung phải lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ theo yêu cầu tiêu chuẩn của pháp luật. Đảm bảo dễ kiểm soát các đơn vị tuân thủ đúng quy định pháp luật về vấn đề bảo vệ môi trường. Tiến hành thực hiện báo cáo nghiêm túc và đúng quy định hiện hành góp phần tiến đến mục tiêu phát triển bền vững của Đảng.
Các quy định về lĩnh vực bảo vệ môi trường đang ngày càng thắt chặt hơn, hiểu rõ được các bước lập báo cáo giúp đơn vị tránh được các rủi ro pháp lý. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin, hướng dẫn cho bạn chi tiết về cách lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ theo chuẩn quy định mới nhất năm 2025.
Báo cáo giám sát môi trường định kỳ là gì?
Báo cáo giám sát môi trường định kỳ, tựa như một bức tranh toàn cảnh về “sức khỏe” của môi trường. Là tư liệu tổng hợp tất cả kết quả phân tích được sau khi tiến hành đo lường chất lượng môi trường được thể hiện thông qua các giá trị thông số. Dựa vào báo cáo giám sát môi trường mà đánh giá được tình trạng ô nhiễm và biện pháp xử lý có đạt được hiệu quả không mà tiến hành đề nghị cải tiến.
Tần suất lập báo cáo 2 lần mỗi năm áp dụng với các cơ sở, đơn vị thuộc diện có nguy cơ cao gây nên ô nhiễm môi trường. Lượng thải phát sinh trên một ngày lớn hơn ≥ 20 m³. Từ đó, theo dõi được mức độ ô nhiễm sát sao hơn, tránh tình trạng phát thải quá mức mà gây hại cho môi trường xung quanh khó xử lý khắc phục kịp thời.
Lập báo cáo giám sát tần suất 1 lần mỗi năm áp dụng cho các cơ sở còn lại, thuộc diện sản xuất phát thải ít không gây ảnh hưởng nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng cho môi trường. Nhưng dù lượng phát thải ít vẫn phải giám sát đảm bảo duy trì môi trường xanh – sạch.
Các giá trị thông số ô nhiễm phải thể hiện trong báo cáo giám sát môi trường được quy định riêng theo từng nhóm loại phát thải trong lĩnh vực môi trường bao gồm nước thải, khí thải, chất thải, tiếng ồn và độ rung. Ngưỡng giá trị các thông số và các thông số sẽ có biến đổi.
Hồ sơ đầy đủ để lập báo cáo giám sát môi trường
Để lập báo cáo giám sát môi trường hoàn thiện, đúng quy định thì tâph hợp đầy đủ các hồ sơ và giấy tờ như sau:
- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc đăng ký kinh doanh
- Văn bản giao đất, cho thuê đất hoặc tài liệu chứng minh quyền sử dụng đất hợp pháp
- Công văn xác nhận đấu nối hệ thống thoát nước thải (nếu có)
- Thông tin hiện trạng sản xuất, đặc điểm hoạt động và quy mô cơ sở
- Thỏa thuận dịch vụ thu gom, vận chuyển chất thải (sinh hoạt, nguy hại, công nghiệp)
- Chứng từ thanh toán điện, nước
- Báo cáo quan trắc môi trường định kỳ gần nhất (nếu có)
- Giấy tờ pháp lý môi trường hiện có hoặc biên bản kiểm tra của cơ quan quản lý môi trường
- Sơ đồ tổng mặt bằng cơ sở
- Sơ đồ bố trí công năng khu vực
- Sơ đồ hệ thống thoát nước mưa
- Sơ đồ hệ thống thoát nước thải
- Hồ sơ thuyết minh và bản vẽ thiết kế hệ thống xử lý nước thải (nếu có)
- Tài liệu bản vẽ bổ sung khác (nếu có)
Quy trình lập báo cáo giám sát môi trường

Bước 1: Đánh giá tình trạng và lập phương án quan trắc
Tiến hành thu thập dữ liệu và kết hợp hướng dẫn lựa chọn vị trí lấy mẫu của chính phủ. Tiếp theo lập phương án quan trắc môi trường thật chi tiết, thể hiện tần suất và thời gian thực hiện quan trắc, đặc điểm phát thải do quá trình hoạt động, danh sách các thông số ô nhiễm cần phân tích.
Bước 2: Thu mẫu và kiểm định
Phương án quan trắc sau khi được thông qua, đơn vị triển khai hoạt động thu mẫu để phân tích tại vị trí đã xác định theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Phương pháp thu mẫu cần đúng kỹ thuật nên được thực hiện bởi đội ngũ kỹ thuật đã qua đào tạo chuyên môn. Bảo quản mẫu thu được rồi vận chuyển đến phòng thí nghiệm chuyên trách đạt chuẩn ISO 17025. Để kiểm định chất lượng, phân tích các giá trị thông số môi trường đã xác định trong phương án quan trắc.
Độ uy tín của phòng thí nghiệm là yếu tố then chốt trong việc cam kết độ tin cậy của kết quả kiểm định.
⇒Tìm hiểu thêm: Thông tư 10/2021/TT-BTNMT kỹ thuật quan trắc môi trường mới nhất
Bước 3: Tập hợp số liệu và lập báo cáo giám sát
Sau khi đã có đầy đủ kết quả kiểm định chất lượng từ đơn vị phân tích thì tổng hợp và so sánh dữ liệu thu được với các giá trị tối đa quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. Nếu phát hiện số liệu vượt quá giá trị cho phép thì phải báo cáo rõ tình trạng, nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó. Đồng thời có giải pháp cụ thể đề xuất nhằm khắc phục tình trạng.
Báo cáo giám sát môi trường định kỳ cần được trình bày một cách khoa học, dễ hiểu và đầy đủ hồ sơ, giấy tờ như đã quy định.
Bước 4: Nộp hồ sơ báo cáo giám sát cho đơn vị chức năng
Hoàn thiện báo cáo giám sát với đầy đủ chữ ký của người có trách nhiệm và con dấu mộc đỏ của đơn vị. Sau đó, báo cáo sẽ được gửi đến các cơ quan quản lý môi trường có thẩm quyền, cụ thể là Sở Tài nguyên và Môi trường hoặc Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện, tùy thuộc vào quy mô và loại hình hoạt động của cơ sở theo quy định.
Hình thức nộp báo cáo thường bao gồm cả bản in giấy và bản mềm dưới định dạng PDF hoặc Word để thuận tiện cho việc lưu trữ và quản lý của cơ quan nhà nước. Chú ý, nộp báo cáo đúng thời hạn và đúng yêu cầu.
⇒Tìm hiểu thêm: CÔNG CỤ QUẢN LÝ-QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG
Lưu ý khi lập báo cáo giám sát

Kiểm tra kỹ các quy định trong Giấy phép môi trường hoặc ĐTM đã được phê duyệt, đặc biệt về tần suất, vị trí lấy mẫu và thông số giám sát. Sai sót có thể khiến kết quả không được chấp nhận và phải thực hiện lại.
Tuyệt đối lựa chọn đơn vị quan trắc có đầy đủ giấy phép hoạt động và chứng nhận đủ điều kiện thực hiện dịch vụ quan trắc môi trường (VIMCERTS). Trách sai sót số liệu sau kiểm định gây nguy cơ tiềm ẩn về pháp lý.
Nghiêm cấm mọi hành vi tự ý chỉnh sửa, làm giả số liệu quan trắc hoặc sử dụng lại các kết quả của những kỳ trước. Hành vi gian lận không được chấp nhận, gây sai lệch tình trạng môi trường thực tế khi bị phát hiện sẽ bị cho là hành vi cố ý che dấu vi phạm pháp luật. Tăng năng hình phạt phải chịu.
Báo cáo giám sát môi trường định kỳ là một tài liệu pháp lý quan trọng và cần được lưu giữ cẩn thận tại đơn vị trong thời gian tối thiểu là 5 năm. Lưu lại tư liệu phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất từ cơ quan.
Đặc biệt chú ý đến việc nộp báo cáo đúng thời hạn quy định.
Dịch vụ quan trắc và phân tích môi trường – Công ty TNHH Công nghệ môi trường Hòa Bình Xanh
Bạn đang gặp khó khăn khi phải đối mặt với những vấn đề trong việc lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ? Không biết nên bắt đầu xử lý vấn đề từ đâu? Hãy đến với chúng tôi Hòa Bình Xanh cam kết sẽ mang lại báo cáo giám sát môi trường định kỳ đúng chuẩn quy định mới nhất đang hiện hành.
Công ty TNHH Công nghệ môi trường Hòa Bình Xanh với mục tiêu mang đến dịch vụ tốt nhất với chi phí hợp lý, đảm bảo sự an tâm cho khách hàng trong suốt quá trình hợp tác. Chúng tôi tự hào mang đến những công nghệ xử lý tiên tiến, phù hợp với từng nhu cầu thực tế của doanh nghiệp với đội ngũ chuyên gia, kỹ sư giàu kinh nghiệm.
Nhận xét bài viết!