XỬ LÝ RÁC THẢI: ĐỐT RÁC PHÁT ĐIỆN VÀ CHÔN LẤP RÁC THẢI
Xử lý chất thải là một trong những vấn đề quan trọng nhất trong bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Hiện nay, hai phương pháp xử lý chất thải phổ biến nhất trên thế giới là công nghệ đốt rác phát điện và chôn lắp rác thải. Mỗi phương pháp đều có những ưu và nhược điểm khác nhau, ảnh hưởng đến kinh tế, xã hội và môi trường.
Bài viết này sẽ so sánh chi tiết hai phương pháp xử lý này giúp người đọc hiểu rõ đâu là giải pháp tốt nhất trong tương lai.
1. Công nghệ đốt rác thải phát điện là gì?
Công nghệ đốt rác phát điện được hiểu đơn giản là quá trình biến đổi rác thải từ nhiều nguồn khác nhau thành năng lượng điện. Quá trình này bao gồm việc đốt cháy rác thải ở nhiệt độ cao trong môi trường được kiểm soát, tạo ra hơi nước và khí thải. Hơi nước và nhiệt lượng sinh ra sau đó sẽ được sử dụng để quay tua-bin phát điện.
Đây là một công nghệ hiện đại được áp dụng rộng rãi tại các quốc gia phát triển nhằm tận dụng rác thải làm nguồn năng lượng tái tạo. Điện rác không chỉ cung cấp năng lượng mà còn góp phần quan trọng trong việc giảm tải lượng rác thải tại các bãi chôn lấp.
1.1. Quy trình hoạt động
(1) Thu gom và xử lý rác: Rác thải từ nhiều nguồn khác nhau (sinh hoạt, công nghiệp, y tế,…) được thu thập và phân loại (sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí khi người dân có nhận thức, ý thức phân loại rác thải). Quá trình này giúp loại bỏ các vật liệu không thể đốt cháy, đồng thời tách riêng rác có thể tái chế nhằm nâng cao hiệu suất xử lý.
(2) Đốt rác trong lò đốt: Rác thải được đưa vào lò đốt ở nhiệt độ cao (thường từ 850 – 1100°C) trong môi trường có kiểm soát để đảm bảo hiệu suất cháy tối ưu. Các công nghệ hiện đại đi kèm với hệ thống kiểm soát khí thải nhằm giảm thiểu ô nhiễm không khí.
(3) Tạo nhiệt và hơi nước: Quá trình đốt cháy rác sinh ra nhiệt lượng lớn, làm nóng nước hoặc chất lỏng làm lạnh đặc biệt để tạo thành hơi nước có áp suất cao.
(4) Sản xuất điện: Hơi nước áp suất cao được dẫn vào tua-bin hơi để quay cánh quạt, từ đó truyền động lực cho máy phát điện, tạo ra dòng điện cung cấp cho lưới điện quốc gia.
(5) Xử lý khí thải: Các khí thải sinh ra trong quá trình đốt rác, bao gồm CO₂, NOx, SO₂,… được xử lý thông qua các hệ thống lọc bụi, hấp thụ hóa chất hoặc công nghệ tiên tiến khác nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường và sức khỏe con người.

1.2. Ngành đốt rác phát điện tại nước ta
Trong những năm gần đây, Việt Nam đang đẩy mạnh phát triển công nghệ đốt rác phát điện nhằm giảm tải áp lực rác thải đô thị và tận dụng nguồn rác để sản xuất năng lượng. Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, mỗi ngày Việt Nam phát sinh khoảng 70.000 tấn rác thải sinh hoạt, trong đó chủ yếu vẫn được xử lý bằng phương pháp chôn lấp, gây ra nhiều hệ lụy về ô nhiễm môi trường, gây ảnh hưởng nguồn nước ngầm, rò rỉ nước thải và ảnh hưởng đến đời sống dân cư.
Trước tình trạng này, Chính phủ đã có nhiều chính sách khuyến khích đầu tư vào công nghệ đốt rác phát điện, đặt mục tiêu đến năm 2030, ít nhất 80% rác thải sinh hoạt tại các đô thị sẽ được xử lý bằng công nghệ hiện đại, trong đó có đốt rác phát điện.
Các dự án đốt rác phát điện
Hiện nay, cả nước ta có khoảng 15 dự án đang triển khai xây dựng và đưa các nhà máy đốt phát điện vào hoạt động. Và có 3 nhà máy đang chính thức hoạt động góp phần điện năng vào mạng lưới nước nhà.
Nhà máy điện rác Sóc Sơn (Hà Nội): Đây là nhà máy đốt rác phát điện lớn nhất Việt Nam và Đông Nam Á, chính thức vận hành từ năm 2022 với công suất xử lý 4.000 tấn rác khô/ngàyó 5.000 tấn rác ướt/ngày, cung cấp khoảng 75 MW điện cho lưới điện quốc gia.
Nhà máy đốt rác phát điện Cần Thơ: Hoạt động từ năm 2019, với công suất 400 tấn rác/ngày, tạo ra 7,5 MW điện, giúp giảm tải đáng kể lượng rác chôn lấp tại địa phương.
Gần đây nhất nhà máy Vietstar tại Củ Chi, TP.HCM được khởi công ngày 5/3 với tổng mức đầu tư ban đầu là 3.500 tỷ đồng, dự kiến công suất xử lý lên đến 2.000 tấn/ngày. Góp phần vào kế hoạch xử lý rác thải sinh hoạt bằng công nghệ hiện đại.
Thách thức và hạn chế
Mặc dù công nghệ đốt rác phát điện mang lại nhiều lợi ích, nhưng quá trình triển khai tại Việt Nam vẫn gặp một số khó khăn:
Chi phí đầu tư lớn: Một nhà máy đốt rác phát điện cần vốn đầu tư hàng trăm triệu USD, trong khi giá bán điện từ rác tại Việt Nam còn thấp 10,05 UScents/kWh (khoảng hơn 2.000 đồng/kWh)), chưa đủ hấp dẫn để thu hút mạnh mẽ đầu tư tư nhân.
Chất lượng rác đầu vào chưa đồng nhất: Rác thải sinh hoạt tại Việt Nam chứa nhiều tạp chất hữu cơ và có độ ẩm cao, làm giảm hiệu suất đốt. Hệ thống phân loại rác tại nguồn còn chưa phổ biến, dẫn đến khó khăn trong vận hành.
Công nghệ xử lý khí thải đòi hỏi tiêu chuẩn cao: Nếu không kiểm soát chặt chẽ, quá trình đốt rác có thể tạo ra dioxin, furan và các khí độc hại, ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe con người.
⇒Tìm hiểu thêm:PHÂN LOẠI CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI NGUỒN NĂM 2025 – TỪNG BƯỚC ĐƯA RÁC THẢI THÀNH NGUỒN TÀI NGUYÊN
2. Chôn lấp rác thải là gì?
Phương pháp chôn lấp chất thải là một giải pháp hữu hiệu để xử lý chất thải rắn, đặc biệt phù hợp với các loại rác khó phân hủy như rác thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp, tro xỉ từ lò đốt than, cũng như các loại chất thải nguy hại như chất phóng xạ.
Quá trình này kiểm soát sự phân hủy của rác thải bằng cách chôn sâu dưới lòng đất và phủ kín bề mặt nhằm hạn chế tác động đến môi trường. Khi chất thải rắn phân hủy trong bãi chôn lấp, chúng tạo ra các hợp chất như axit hữu cơ, hợp chất amoniac và một số loại khí như CO, CO₂ và CH₄.
2.1. Quy trình hoạt động
Phương pháp chôn lấp rác thải hoạt động theo một quy trình chặt chẽ nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường.
Trước tiên, các hố chôn lấp được thiết kế với kích thước phù hợp, sau đó lót một lớp vật liệu chống thấm, thường là bạt HDPE, để ngăn chặn tình trạng rò rỉ nước rác thải xuống mạch nước ngầm, tránh gây ô nhiễm nguồn nước.
Sau khi rác thải được đưa vào hố, quá trình chôn lấp diễn ra theo từng tầng. Rác sẽ được san lấp và nén chặt theo đúng kỹ thuật để đảm bảo tính ổn định. Một lớp đất trung gian sẽ được phủ lên bề mặt nhằm hạn chế mùi hôi thối và giảm thiểu sự sinh sôi của côn trùng cũng như các tác nhân gây bệnh.
Nước rỉ từ rác thải sẽ được thu gom thông qua hệ thống đường ống được lắp đặt sẵn dưới đáy hố. Hệ thống này dẫn nước rác đến nhà máy xử lý chuyên biệt, nơi các chất ô nhiễm trong nước rác được loại bỏ trước khi thải ra môi trường.
Ngoài ra, trong quá trình phân hủy rác, các khí sinh ra như methane (CH₄) sẽ được thu hồi và có thể tận dụng để sản xuất khí gas hoặc chuyển hóa thành năng lượng điện, góp phần vào việc sử dụng tài nguyên hiệu quả hơn.
⇒Tìm hiểu thêm:Xử lý khí thải lò đốt rác – Ảnh hưởng của khí thải lò đốt rác
2.2. Lợi ích của chôn lấp rác thải
Một trong những lợi thế lớn của phương pháp này là quy trình thực hiện đơn giản, không đòi hỏi kỹ thuật phức tạp hay công nghệ cao. Điều này giúp các địa phương dễ dàng triển khai mà không cần đầu tư quá nhiều vào cơ sở hạ tầng.
Chi phí đầu tư ban đầu và vận hành thấp cũng là một điểm mạnh quan trọng. So với các công nghệ xử lý rác hiện đại như đốt rác phát điện, chôn lấp giúp tiết kiệm nguồn lực tài chính, phù hợp với điều kiện của nhiều quốc gia, đặc biệt là những nước đang phát triển.
Hiệu quả xử lý rác thải cũng được đảm bảo nhờ quy trình khoa học. Rác thải được thu gom, chôn lấp theo từng tầng và có hệ thống kiểm soát chặt chẽ, giúp hạn chế tối đa tác động tiêu cực đến môi trường.
Đáng chú ý, phương pháp này còn góp phần bảo vệ môi trường bằng cách hạn chế ô nhiễm đất và nguồn nước ngầm. Nhờ sử dụng các lớp lót chống thấm và hệ thống xử lý nước rỉ rác, nguy cơ chất thải thẩm thấu vào lòng đất và gây hại đến hệ sinh thái xung quanh được giảm thiểu đáng kể.

4. Kết luận
Cả hai phương pháp đốt rác phát điện và chôn lấp rác thải đều đóng vai trò quan trọng trong quản lý chất thải tại Việt Nam. Trong khi chôn lấp vẫn là phương pháp phổ biến nhờ chi phí thấp và tính khả thi cao, nó cũng mang lại nhiều rủi ro về ô nhiễm đất, nước và khí hậu. Ngược lại, đốt rác phát điện giúp giảm thiểu rác thải chôn lấp và tạo ra năng lượng tái tạo, nhưng lại đòi hỏi công nghệ tiên tiến và chi phí đầu tư lớn.
Thực tế tại Việt Nam cho thấy, chính phủ đang dần chuyển hướng sang công nghệ đốt rác phát điện, với nhiều nhà máy mới được triển khai nhằm giảm tải áp lực rác thải đô thị. Tuy nhiên, để phát triển bền vững, cần có các chính sách hỗ trợ mạnh mẽ hơn như khuyến khích phân loại rác tại nguồn, đầu tư vào công nghệ xử lý khí thải và nâng cao nhận thức cộng đồng về quản lý chất thải.
Trong tương lai, một hệ thống xử lý rác thải kết hợp giữa đốt phát điện và chôn lấp hợp vệ sinh, cùng với các giải pháp tái chế và kinh tế tuần hoàn, sẽ là hướng đi tối ưu giúp Việt Nam giải quyết bài toán môi trường một cách hiệu quả và bền vững.
Dịch vụ xử lý môi trường mới nhất tại – Công ty TNHH Công nghệ môi trường Hòa Bình Xanh
Bạn đang muốn lựa chọn công nghệ xử lý môi trường? Bạn đang muốn tìm kiếm một nhà thầu chuyên nghiệp và uy tín để xây dựng hệ thống xử lý nước thải, chất thải, khí độc hai, bụi mịn? Đừng lo ngại, Hòa Bình Xanh – chuyên lắp đặt hệ thống xử lý các vấn đề môi trường sẽ giúp bạn tận tình với những dịch vụ chuyên nghiệp.
Công ty TNHH Công nghệ môi trường Hòa Bình Xanh chúng tôi luôn tự hào vì có đội ngũ chuyên gia, kỹ sư giàu kinh nghiệm đã góp phần tạo sự tin tưởng và an tâm cho khách hàng. Mục tiêu của chúng tôi là mang đến cho khách hàng một trải nghiệm dịch vụ xuất sắc với mức đầu tư phù hợp nhất.
Qúy doanh nghiệp có nhu cầu hợp tác công ty để xử lý nước thải hoặc quan tâm đến các hạng mục khác, hãy liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE: 0943.466.579
Nhận xét bài viết!