GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHẤT THẢI TẠI CÁC LÀNG NGHỀ TÁI CHẾ
Các làng nghề tái chế ở Việt Nam, với lịch sử lâu đời và quy mô nhỏ, đã đóng góp đáng kể vào nền kinh tế và xã hội. Tuy nhiên, hoạt động sản xuất truyền thống này cũng đặt ra nhiều thách thức về môi trường, đặc biệt là vấn đề quản lý chất thải. Việc thiếu các nghiên cứu chuyên sâu và giải pháp công nghệ hiện đại đã hạn chế khả năng phát triển bền vững của các làng nghề này.
Đặc điểm của các làng nghề tái chế phế liệu
Làng nghề nông thôn Việt Nam hiện được phân loại theo 6 nhóm ngành nghề sản xuất chính như sau:
Thủ công mỹ nghệ: gốm, sứ, thủy tinh mỹ nghệ, chạm khắc, sơn mài, đồ gỗ mỹ nghệ, chạm mạ vàng, bạc, thêu, ren,…
Chế biến lương thực, thực phẩm, chăn nuôi, giết mổ
Dệt nhuộm, ươm tơ, thuộc da
Vật liệu xây dựng và khai thác đá
Tái chế phế liệu (giấy, nhựa, kim loại)
Nghề khác (sản xuất nông cụ như cày, bừa, đóng thuyền, làm quạt giấy…)
Góp phần giảm từ 15 – 20% khối lượng chất thải rắn đưa đi xử lý/chôn lấp
Việc tái chế phế liệu tại các làng nghề không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn góp phần bảo vệ môi trường. Nhờ giảm thiểu lượng chất thải đưa ra bãi chôn lấp, chúng ta đã hạn chế được tình trạng ô nhiễm đất, nước và không khí. Đây là một trong những giải pháp quan trọng để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững của đất nước.
Chất thải rắn phát sinh từ hoạt động tại các làng nghề tái chế phế liệu
Làng nghề tái chế chì: Phế thải chứa chì chủ yếu đến từ ắc quy chì, với hoạt động tái chế ắc quy chì chủ yếu được thực hiện thủ công tại các làng nghề. Quá trình tái chế này tạo ra một khối lượng lớn chất thải nguy hại, bao gồm cả chất lỏng chứa axit và phế liệu ắc quy, gây ra ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Làng nghề tái nhựa phế thải: Với hơn 300 cơ sở, làng nghề tái chế nhựa Triều Khúc đang gặp ô nhiễm nghiêm trọng. Thiếu bãi tập kết phế liệu khiến nhựa thải vứt bừa bãi, gây ùn tắc giao thông và ảnh hưởng sinh hoạt. Mỗi ngày, làng thải hàng chục tấn phế thải và hàng vạn mét khối nước thải, làm ô nhiễm nguồn nước và không khí.
Làng nghề tái chế sắt vụn tại Đa Hội, Châu Khê, Bắc Ninh: Đến cuối năm 2009, làng nghề tái chế sắt vụn Châu Khê đã phát triển mạnh mẽ với 1.767 hộ gia đình tham gia sản xuất tại 70 cơ sở. Mỗi ngày, các cơ sở này sản xuất trung bình 400 tấn thép tái chế, đồng thời thải ra khoảng 1,2 tấn phế liệu thép.
Làng nghề tái chế nhôm tại Văn Môn, Yên Phong, Bắc Ninh: Hoạt động sản xuất tại làng nghề Văn Môn, như đúc nhôm và thu mua phế liệu, đã tạo ra lượng lớn chất thải rắn, trong đó có chất PCB độc hại từ dầu thải máy biến thế. PCB khó phân hủy và tích tụ trong sinh vật, gây hại lâu dài cho môi trường và sức khỏe con người.
Đặc trưng chất thải của một số làng nghề
Các giải pháp xử lý chất thải
- Thành lập mô hình hợp tác xã thu gom, xử lý chất thải làng nghề.
- Quy hoạch các điểm tập kết chất thải tại các làng nghề.
- Chất thải nguy hại có thể tạm thời được thu gom tại các điểm thu gom tập trung và lưu chứa trong các thùng chứa kín trước khi được vận chuyển đến các cơ sở xử lý, lưu trữ, chôn lấp được cấp giấy phép.
- Thay đổi công nghệ tái chế thích hợp.
Ví dụ: Làng nghề tái nhựa phế thải:
- Tập trung xây dựng qui hoạch cơ sở hạ tầng, nhất là hệ thống đường giao thông, mạng lưới điện, hệ thống cấp thoát nước và thông tin liên lạc. Hệ thống qui hoạch này cần phải có sự đồng bộ.
- Lập quy hoạch quản lý chất thải rắn cho các làng nghề gắn với quy hoạch quản lý chất thải rắn của toàn đô thị.
- Quy hoạch không gian làng nghề gắn với phát triển du lịch.
Vấn đề giải quyết chất thải của các làng nghề tái chế phế liệu đang là những vấn đề cấp thiết vì vậy chúng ta cần quan tâm đến các giải pháp quản lý, xử lý một cách hiệu quả nhất. Và phía trên là một số gợi ý của công ty Hoà Bình Xanh mong có thể giải đáp những vấn đề của quý khách.
Với phương châm: ”Uy tín, chất lượng là hàng đầu” Hòa Bình Xanh mang đến cho quý khách hàng sản phẩm và dịch vụ tốt nhất, đáp ứng nhu cầu cần thiết của quý khách.
Nhận xét bài viết!