GIẢI PHÁP XỬ LÝ BỤI CHO MỎ KHAI THÁC ĐÁ

GIẢI PHÁP XỬ LÝ BỤI CHO MỎ KHAI THÁC ĐÁ

I. Quy trình khai thác mỏ đá xây dựng

Đá là một trong những vật liệu không thể thiếu trong ngành xây dựng nói chung, tuy nhiên trước khi được đưa vào xây dựng, đá xây dựng phải trải qua một quy trình khai thác từ mỏ đá rất phức tạp. Việc khai thác mỏ đá là một công việc không hề đơn giản và vô cùng gian nan, tiềm ẩn nhiều nguy hiểm nếu không có những biện pháp đảm bảo an toàn khi khai thác. Vì vậy, công việc này cần phải được thực hiện qua nhiều công đoạn và theo một quy trình nghiêm ngặt theo nhiều bước. Hãy cùng Hòa Bình Xanh theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về quy trình nhé:

Giai đoạn 1: Giai đoạn chuẩn bị cho việc khai thác

Trước khi tiến hành khai thác mỏ đá, chủ thầu phải chuẩn bị kỹ lưỡng về mặt máy móc, thiết bị, nhân sự, cơ sở hạ tầng… Trải qua nhiều khảo sát và chọn vùng khai thác phù hợp, chủ thầu phải chuyển đầy đủ máy móc cần thiết, nhân công có tay nghề, xây dựng hệ thống đường giao thông, lán trại, trạm điện, mặt bằng, bãi chứa vật liệu, kho thuốc nổ… để phục vụ quá trình khai thác

Giai đoạn 2: Giai đoạn khai thác

  • Bước 01: Tiến hành khoan nổ mìn cho đá xây dựng 

Trước khi khoan, việc đầu tiên mà chủ thầu cần phải thực hiện là tiến hành loại bỏ lớp đất bao phủ trên bề mặt của mỏ đá, sau đó tạo lỗ khoan mìn trên vỉa đá. Giai đoạn này khá nguy hiểm vì vậy các công nhân phải làm việc khéo léo và cần phải làm việc khéo và cần phải có sức khỏe bởi chỉ một sơ xuất nhỏ đều có thể tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn. Trong trường hợp đá học nổ có kích thước lớn thì phải tiếp tục nổ phá để thu được đá hỏ hơn.

Thực hiện khoan nổ bằng lỗ khoan lớn, lỗ khoan đường kính từ 76 đến 105mm bằng loại búa khoan BMK5,  khoan Rock và các dàn khoan tự hành. Hiện nay có 3 loại máy khoan đá hay sử dụng phổ biến là máy khoan đá cầm tay mini, máy khoan đá bằng hơi (thông qua ống hơi áp lực cao phi 19, phi 25, phi 32), máy khoan đá khí nén thủy lực.

Việc nổ mìn được tiến hành đúng quy trình, thời gian của nhà nước. Thời gian thực hiện khoan nổ mìn từ 11h đến 13h và từ 17h đến 19h các ngày, tránh ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt của người dân.

  • Bước 02: Xay nghiền, phân loại đá

Sau khi đã nổ mìn khai thác mỏ đá xây dựng, đá sẽ bị phá với một dung lượng nhất định theo nhiều kích cỡ lớn nhỏ khác nhau. Lúc này, bằng các máy móc hỗ trợ chúng ta sẽ phân loại và đưa đá qua dây chuyền xay nghiền để nghiền và sàng lọc. Chính vì thế, công đoạn này rất cần sự tỉ mỏ, và độ chính xác cao. Riêng các loại đá nhỏ như mi sàng, mi bụi, đá 1×2, đá 0x4 thì cần tiến hành sàng lọc lần 2. Quá trình vận chuyển đá để phân loại qua hệ thống băng tải và máy nghiền chạy dây curoa đai thang để tăng năng suất làm việc.

  • Bước 03: Phân phối đá thành phẩm

Đá xây dựng sau khi đã được khai thác và nghiền thành nhiều loại sản phẩm khác nhau, bước cuối cùng trong quy trình khai thác mỏ đá xây dựng chỉ là tiến hành vận chuyển phân phối về các công trình xây dựng hoặc tập kết vào kho. Kết thúc quá trình sàng lọc, các loại đá xây dựng được đến bãi chứa riêng, từ đó sẽ vận chuyển và phân phối chúng đi tới các nơi khác phụ vụ cho việc thi công xây dựng.

II. Nguồn phát sinh bụi mỏ đá

Việc xây dựng các mỏ quặng từ các hoạt động như đào đất, chở đất đá và xây dựng công trình giao thông đã gây ra nhiều bụi mỏ đá thải ra không khí. Tiếp theo đó là các công việc khai thác trong khai thác lộ thiên và khai thác hầm lò cũng gây ra một lượng bụi thải lớn.

1. Hoạt động khai thác lộ thiên

Hầu hết tất cả các khâu công nghệ đều tạo ra bụi, không chỉ ảnh hưởng đến môi trường làm việc trực tiếp mà còn làm xấu chất lượng không khí của khu vực

Khai thác mỏ lộ thiên là một hình thức khai thác mỏ mà theo đó cần phải bóc lớp đất đá phủ trên loại khoáng sản cần khai thác.

  • San gạt, xúc bốc, đổ thải đất đá thải: nồng độ bụi phụ thuộc vào độ ẩm, độ cứng, giòn và độ tơi nhỏ của đất đá
  • Các hoạt động xây dựng mỏ
  • Hoạt động của ô tô, máy xúc, máy gạt…ở trên mặt bằng sân công nghiệp và trên khu vực khai thác, trên đường vận chuyển quặng, từ các bếp than ở nhà ăn tập thể của công nhân
  • Bụi mỏ phát sinh từ tất cả các khâu trong dây chuyền công nghệ: nổ mìn, vận tải và thải đá

– Giai đoạn nổ mìn: tải lượng bụi (đất, đá) phát sinh trong giai đoạn nổ mìn khai thác than một năm khá lớn. Khi nổ, nồng độ bụi trong đám mây khá cao nhưng phần lớn lắng động xuống công trường trong vòng bán kính 0,5km, phần nhỏ được gió đưa đi và lắng đọng các khu vực xung quanh theo chiều gió.

– Giai đoạn xúc bốc: tải lượng bụi phát sinh từ hoạt động của thiết bị thi công cơ giới để bốc xúc nguyên liệu theo thống kê của WHO là 0,17kg bụi/tấn.

– Quá trình vận tải: thải ra một lượng bụi thải lớn. Khí độc hại bao gồm Pb, SO2,NOx, H2S, CO, muội, bụi mịn phát sinh do đốt cháy nhiên liệu của các phương tiện vận tải  và máy móc, thiết bị thi công hình ảnh phát thải bụi do vận tải.

– Thải đá: cũng sẽ phát sinh ra bụi, đất đá thải của khu vực sau khi bị phá vỡ kết cấu trở nên bở rời, vỡ vụn nên khi được đổ từ trên cao xuống và được san gạt bằng xe gạt sẽ tạo ra lượng bụi lớn phát tán vào môi trường không khí.

  • Tùy theo loại đất đá và khoáng sản cũng như điều kiện thời tiết mà mức độ phát thải bụi là khác nhau.
  • Mỏ khoáng sản nhiều doanh nghiệp sử dụng thiết bị khai thác lạc hậu, chưa đồng bộ nên hiệu quả khai thác, chế biến thấp, đầu tư thực hiện biện pháp giảm thiểu tác động xấu đến môi trường còn hạn chế.
  • Bụi, khí thải từ các sự cố do trượt lở, trôi lấp bãi thải, mất nước, sụt lún, nứt đất, nhà cửa và các công trình xây dựng do hạ thấp mực nước ngầm.
  • Trên các mỏ than thường có mặt với hàm lượng cao các nguyên tố Sc, Ti, Mn…Các khoáng vật sufua có trong than còn chứa Zn, Cd, HG…làm cho bụi mỏ trở nên độc hại với sức khỏe con người.

 

Phương pháp khai thác lộ thiên
Phương pháp khai thác lộ thiên

2. Khai thác mỏ hầm lò

  • Trong các hoạt động khoan, đào hầm đã gây ra một lượng bụi rất lớn
  • Trong giai đoạn khai thác quặng cũng thải ra một lượng bụi đáng kể
  • Vận chuyển quặng từ trong mỏ ra ngoài rồi xe chở đến các khu công nghiệp
TT Nguồn gây ô nhiễm Chất ô nhiễm chỉ thị Khu vực phát sinh
Hoạt động khai thác Hoạt động cải tạo phục hồi
1 Khoan Bụi đất đá, khí độc hại, tiếng ồn Khu vực mỏ khai thác – Khu vực mỏ khai thác

– Mặt bằng sân công nghiệp

2 Nổ mìn khai thác Bụi đát đá, khí độc hại, tiếng ồn, độ chấn động, sóng âm Khu vực mỏ khai thác
3 Các hoạt động, bốc xúc và vận chuyển, nguyên vật liệu, đất đá thải… Bụi đất đá, tiếng ồn – Trên tuyến đường vận chuyển

– Sân công nghiệp

– Khu vực mỏ khai thác

– Trên tuyến đường vận chuyển – Sân công nghiệp

4 Quá trình nghiền, sàng đá vôi, bốc xúc sản phẩm lên ô tô đi tiêu thụ Bụi, tiếng ồn (Do hệ thống máy nghiền đều sử dụng điện nên không phát sinh các khí độc hại) Mặt bằng sân công nghiệp
5 Quá trình đốt cháy nhiên liệu của các động cơ Bụi, khí độc hại (SO2, CO, NOx…) – Trên tuyến đường vận chuyển – Tại khu vực khai trường – Trên tuyến đường vận chuyển

– Tại khu vực mỏ

 III. Ảnh hưởng của bụi mỏ đá

1. Tác động đến môi trường không khí

Ngoài tiếng ồn thì chất ô nhiễm lớn nhất phải kể đến trong hoạt động khai thác đá là bụi, sau đó mới đến các loại khí thải của các phương tiện vận chuyển, máy móc thiết bị thi công. Các khí thải độc hại này bao gồm: bụi, Pb, SO2, NOx, H2S, CO, muội…

Các loại khí này thường khi thâm nhập tầng bình lưu là các tác nhân gây nên khói quang hóa, phá hủy tầng ozon, góp phần tạo nên hiệu ứng nhà kính, ảnh hưởng chung đến thời tiết toàn cầu. Ở tầng đối lưu các loại khí này có khả năng kết hợp với hơi nước tạo ra các hạt mù axit, hoặc hòa tan vào nước mưa làm giảm độ pH của nước xuống tới 5,5. Khi rơi xuống mặt đất sẽ làm gia tăng khả năng hòa tan các kim loại nặng trong đất, làm chai đất, phá hủy rễ cây, hạn chế khả năng đâm chòi, giảm năng suất cây trồng. Đối với con người các khí có khả năng gây kích ứng niêm mạc phổi ở nồng độ thấp. Ở nồng độ cao và lâu dài, chúng có thể gây loét phế quản, giảm khả năng hấp thụ oxi của các phế nang, tác động không tốt đến hệ tim mạch, gây suy nhược cơ thể. Đặc biệt khi có mặt đồng thời SO3 thì các tác động lên cơ thể sống mạnh hơn so với tác động của từng chất riêng biệt, gây co thắt phế quản gây ngạt và tử vong.

Bụi là một trong những tác nhân gây ô nhiễm nguy hiểm. Các loại bụi khoáng vô cơ kim loại, silic amiang, bụi plastic gây ra các bệnh bụi phổi ở động vật (aluminose, silicoe, siderose…). Đối với thực vật, bụi lắng đọng trên lá làm giảm khả năng quan hợp của cây, làm giảm năng suất cây. Các hạt bụi có kích thước nhỏ (1-5mm) dễ dàng lọt vào và tồn tại trong các phế nang phổi gây bệnh về hô hấp cho người và động vật. Tác động lên môi trường không khí ở giai đoạn này có mức độ không lớn và mang tính tạm thời.

Tác động khai thác mỏ đá đến cảnh quan môi trường
Tác động khai thác mỏ đá đến cảnh quan môi trường

2. Tác động đến môi trường nước

Nguồn gây ô nhiễm nước trong giai đoạn này chủ yếu là nước mưa chảy tràn trên bề mặt khu mỏ. Lưu lượng nước chảy tràn phụ thuộc vào mùa và chế độ khí hậu khu vực và thường có hàm lượng chất lơ lửng là bùn đất và các tạp chất rất cao.

Ngoài nước mưa chảy tràn là nước thải sinh hoạt của công nhân viên trong khu vực mỏ. Tuy nhiên, đây là dự án mỏ rộng khai thác mỏ đá nên về căn bản cơ sở hạ tầng đã có sẵn. Vì thế khu vực mỏ đã có khu vệ sinh đảm bảo tiêu chuẩn. Nước thải sinh hoạt được thu gom xử lý tại bể yếm khí trước khi thải ra môi trường.

Trong khi khai thác các khoáng vật chứa sunfua trong đá có thể tiếp xúc với không khí thành các sunfat dể hòa tan vào nước. Hệ quả là làm tăng sự axit hóa trong nước ngầm khi chảy qua khu vực mới khai thác. Và nếu chảy tràn trên bề mặt vào hệ thống suối xung quanh khu vực sẽ làm tăng độ axit của nước suối.

Các kim loại nặng phân tán trong đất đá cũng như các ion Ca+2, Mg+2… làm thay đổi thành phần hóa học và độ cứng của nước. Đất đá, bụi kéo theo nước mưa chảy tràn làm tăng hàm lượng cặn lơ lửng và độ đục của nước.

3. Tác động đến môi trường đất

Đối với các công trường khai thác hầu hết là hoạt động tại khu vực miền núi. Đối với khu vực này diện tích đất có thể sử dụng trồng trọt được hạn chế. Hoạt động khai thác của các mỏ đá sẽ sử dụng một diện tích đất lớn cho việc hình thành khu mỏ, bãi thải, sân công nghiệp, bến bãi, khu lưu không…Như vậy có thể khai thác đá không những làm mất diện tích đất trồng mà còn làm biến đổi chất lượng đất do xói mòn, phong hóa và ô nhiễm.

4. Tác động tới cảnh quan môi trường

Khai thác đá vôi là hoạt động có các tác động tiêu cực tới môi trường, ảnh hưởng tới cấu trúc địa tầng, địa chất từ đó có ảnh hưởng tới hệ thống nước ngầm khu vực, ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường như: làm thay đổi bề mặt địa hình, đất đá thải gây bồi lấp lòng sông suối, làm mất đi vẻ đẹp tự nhiên hoang dã của khu vực. Một dãy núi dài với vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ sẽ bị mất đi thay vào đó là các công trường khi thác đá ngổn ngang.\

Tác động khai thác mỏ đá đến cảnh quan môi trường
Tác động khai thác mỏ đá đến cảnh quan môi trường

5. Tác động tới môi trường sinh thái

Nước mưa chảy tràn từ khu vực mỏ khá lớn nhất là vào mùa mưa. Nước mưa chảy tràn trong khu vực mỏ kéo theo nhiều bùn đất, cặn lơ lửng và các kim loại nặng có mặt trong đất đá vào hệ thống nước mặt làm tăng độ đục, thay đổi độ pH của nước… Độ đục trong nước mặt tăng đã ngăn cản độ xuyên thấu của ánh sáng, làm cản trở quá trình quang hóa trong nước ảnh hưởng tiêu cực tới đời sống các loại thủy sinh. Trong trường hợp độ đục quá lớn còn dẫn đến sự tuyệt chủng của các loài động thực vật sống trong nước.

Trong khu vực mỏ đá thảm thực vật tự nhiên của vùng núi và các loại cây ăn quả. Hoạt động khai thác đá vôi sẽ sử dụng một diện tích đất lớn và việc sử dụng đất này làm mất đi  thảm thực vật tự nhiên của khu vực. Không những thế, các chất thải của quá trình khai thác như bụi, khí thải, chất thải rắn cũng có ảnh hưởng nhất định tới hệ thực vật khu vực xung quanh do khả năng lan truyền trong môi trường. Bụi là một trong những tác nhân gây ô nhiễm. Đối với thực vật, bụi lắng đọng trên lá làm giảm khả năng quang hợp của cây làm giảm năng suất cây trồng.

Đối với các loài động vật, nhất là động vật hoang dã rất nhạy cảm với sự biến đổi môi trường. Hầu như các chất ô nhiễm môi trường đều có tác động rất xấu đến động vật. Chất thải rắn và khí độc hại làm ảnh hưởng tới sự sinh sản của các loài động vật. Tiếng ồn và chấn động khi nổ mìn làm động vật hoảng sợ dẫn đến sự di cư hàng loạt các loài động vật.

Hoạt động khai thác mỏ đã làm mất đi các thảm thực vật trên cạn và ảnh hưởng đến các loài động vật hệ quả là làm suy thoái đa dạng sinh học. Tuy nhiên, với đặc trưng hệ sinh thái cạn cũng như hệ sinh thái nước khu vực dự án tương đối nghèo nàn, không có loài động vật hoang dã đặc hữu nên các tác động tiêu cực của quá trình triển khai thực hiện dự án mở rộng khai thác tới tài nguyên sinh vật là không đáng kể.

Hoạt động khai thác mỏ lộ thiên có ảnh hưởng tới mực nước ngầm khu vực. Với độ sâu khai thác càng lớn thì mực nước ngầm càng hạ xuống thấp. Như vậy, hoạt động khai thác đá dẫn đến hệ quả là làm nghèo kiệt nguồn tài nguyên không tái tạo ảnh hưởng đến thế hệ mai sau.

6. Tác động tới sức khỏe công nhân mỏ

Công nhân lao động trong các khu vực khai thác là người chịu ảnh hưởng trực tiếp do các hoạt động sản xuất của mỏ, Các tác nhân ô nhiễm như khí độc hại, bụi mỏ đá, tiếng ồn, nhiệt gây nên các bệnh nghề nghiệp mãn tính như bụi phổi, tim mạch, giảm thính lực… Ngoài ra, do tác động của các tác nhân ô nhiễm trên nên rất hay gặp các bệnh như viêm đường hô hấp, đau mắt, đau đầu, chóng mặt…

Tác động khai thác mỏ đá đến cảnh quan môi trường
Tác động khai thác mỏ đá đến cảnh quan môi trường

Trong quá trình hoạt động khai thác đá thường xảy ra các tai nạn đáng tiếc như:

Đổ xe trong quá trình thi công, vận chuyển. Tai nạn do đá văng khi nổ mìn, đá rơi từ trên cao do chấn động. Tai nạn do sạt lở núi, lật xe có thể dẫn tới nguy hiểm tới tính mạng. Các tai nạn lao động khác. Tai nạ do chập điện, cháy nổ kho xăng dầu, kho thuốc nổ…

Các sự cố do thiên tai thường xảy ra vào mùa mưa bão như: Cháy nổ do sét đánh. Vào mùa mưa bão hay xảy ra sự cố sét đánh vào các máy móc thiết bị trong khu vực mỏ. Sự cố do bão lũ làm trôi sạt bãi thải ảnh hưởng đến khu vực xung quanh. Sự cố do mưa bão kéo dài gây sụt lún, sạt lở đường giao thông làm gián đoạn sản xuất.

IV. Đề xuất công nghệ xử lý bụi cho mỏ đá

1. Đề xuất dây chuyền công nghệ

Căn cứ vào hiện trạng khai thác tổ hợp đá đồng thời phát sinh bụi đá với số lượng lớn, chúng tôi đề xuất quy trình công nghệ thu lại bụi đá để dùng cho các mục đích khác nhau

Sơ đồ công nghệ xử lý bụi mỏ đá
Sơ đồ công nghệ xử lý bụi mỏ đá

2. Thuyết minh sơ đồ công nghệ

Bụi mỏ đá và dòng khí vào cyclon. Cyclon xử lý bụi dựa trên nguyên lý của lực ly tâm. Không khí đi vào bên trong thiết bị theo phương tiếp tuyến với ống trụ và chuyển động xoáy tròn từ trên xuống dưới. Khi đó, những hạt bụi có trọng lượng lớn hơn các phân tử khí sẽ chịu tác động của của lực ly tâm văng ra xa trụ, va vào thành. Khi bụi chạm thành, sẽ bị mất quán tính và rơi xuống bồn chứa phía dưới. Bụi ở bồn chứa đủ nhiều sẽ được đưa ra ngoài. Như vậy, sau khi được tách bụi, các dòng khí chuyển động xoay quanh thân cyclon cho đến khi đạt đến điểm giảm của chính nó và thay đổi hướng đi lên phía trên để thoát ra ngoài qua bộ phận tiếp theo.

Không khí tiếp tục được đưa vào thiết bị lọc bụi túi vải. Tại đây, bụi được giữ lại trên thành của túi xử lý. Sau khoảng thời gian đã được đặt trước qua hệ thống tủ điều khiển, bụi bám nhiều trên mặt vải xử lý làm cho sức cản của chúng tăng cao làm lưu lượng khí đi qua chúng giảm ảnh hưởng tới năng suất xử lý. Khi đó ta tiến hành giũ bụi: động cơ hút và van gió chính sẽ đóng lại van rũ bụi mở ra. Khí nén với một áp lực lớn qua buồng làm sạch xả vào túi xử lý làm rung các túi lọc hay ta dùng quy trình rung lắc túi vải. Hạt bụi sẽ rơi xuống ở đáy buồng thu bụi. Thao tác này còn được gọi là hoàn nguyên khả năng lọc. Khí sau khi qua thiết bị xử lý bụi túi vải được dẫn ra ống thải và thoát ra ngoài không khí.

Bụi sẽ được thu gom nhờ vít tải liệu vận chuyện qua gầu tải theo phương thẳng đứng vận chuyển bụi qua silo chứa bụi, từ silo chứa bụi sẽ xả bụi xuống xe vận chuyển nhờ vít tải xả liệu để bán lại cho nhà đầu tư xây dựng.

Bụi được các nhà xây dựng mua lại, là loại bụi có kết cấu mịn, nhẹ, nóng, có thể thay thế được cát trong xây dựng, loại bụi này giúp tiết kiệm chi phí mà vẫn có thể đảm bảo được tính thẩm mỹ và bền chắc của công trình.

>>> Xem thêm các phương pháp xử lý bụi khác tại đây.

Dịch vụ xử lý khí bụi cho mỏ đá – Công ty Hòa Bình Xanh

Bạn đang cảm thấy lo lắng vì chưa tìm được nhà thầu uy tín và chuyên nghiệp? Bạn đang cần xây dựng hệ thống xử lý bụi cho mỏ đá? Đừng lo ngại, hãy liên hệ ngay với công ty chúng tôi. Hòa Bình Xanh sẽ giúp bạn tận tình với những dịch vụ chuyên nghiệp nhất.

Qúy doanh nghiệp hãy liên hệ với Công ty TNHH Công nghệ Môi trường Hòa Bình Xanh, Công ty chúng tôi với đội ngũ thạc sỹ, kỹ sư giàu kinh nghiệm đã đầu tư nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng các công nghệ xử lý và tìm các phương án xử lý chất lượng tốt nhất, chi phí hợp lý và thời gian nhanh nhất.

  • Với phương châm: “Uy tín, chất lượng là hàng đầu” Hòa Bình Xanh mang đến cho quý khách hàng sản phẩm và dịch vụ tốt nhất. đáp ứng nhu cầu cần thiết của quý khách.
  • Quý khách hàng có công trình, dự án cần tư vấn, hãy gọi ngay qua hotline 0943.466.579 để nhận được sự hỗ trợ nhanh nhất và tận tình nhất.

Nhận xét bài viết!