LẬP BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
I. Báo cáo đánh giá tác động môi trường là gì?
Theo mục số 23, Điều 3, Chương I của Luật Bảo vệ Môi trường số 55/2014/QH13: Báo cáo Đánh giá tác động môi trường (viết tắt: ĐTM; tiếng Anh: EIA – Environmental Impact Assessment) là việc phân tích, dự báo các tác động của dự án đầu tư đến môi trường để đưa ra biện pháp bảo vệ môi trường khi triển khai dự án đó.
II. Tại sao phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường?
– Đảm bảo phát triển kinh tế – xã hội phải đi đôi với bảo vệ môi trường;
– Tạo sự ràng buộc trách nhiệm của doanh nghiệp đối với môi trường khi dự án đi vào hoạt động;
– Là công cụ để Cơ quan Nhà nước quản lý công tác bảo vệ môi trường của doanh nghiệp;
– Giúp doanh nghiệp chọn được phương án tối ưu nhất trong công tác bảo vệ môi trường.
III. Cơ sở pháp lý để lập báo cáo đánh giá tác động môi trường
– Luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23/06/2014 của Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 7;
– Nghị định 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ về quy hoạch bảo vệ môi trường, báo cáo đánh giá tác động môi trường chiến lược, báo cáo đánh giá tác động môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường;
– Thông tư 27/2015/TT-BTNMT ngày 29/05/2015 của bộ Tài Nguyên Môi Trường về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.
IV. Đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường
Đối tượng phải thực hiện ĐTM được quy định tại Phụ lục II Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ về quy hoạch bảo vệ môi trường, báo cáo đánh giá tác động môi trường chiến lược, báo cáo đánh giá tác động môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường.
V. Quy trình lập báo cáo đánh giá tác động môi trường
– Bước 1: Thu thập tài liệu, các giấy tờ pháp lý có liên quan đến dự án
– Bước 2: Khảo sát điều kiện tự nhiên (địa chất, địa hình, thủy văn,…) và xã hội tại khu vực thực hiện dự án
– Bước 3: Tổ chức thực hiện tham vấn cộng đồng dân cư chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi dự án
– Bước 4: Lập báo cáo ĐTM
– Bước 5: Nộp báo cáo lên Sở Tài nguyên và Môi trường
– Bước 6: Tham gia hội đồng thẩm định dự án
– Bước 7: Tiếp nhận sửa chữa, bổ sung theo biên bản họp hội đồng và ý kiến của hội đồng thẩm định
– Bước 8: Chờ phê duyệt và cấp giấy
(Theo Phụ lục 2.3 Thông tư 27/2015/TT-BTNMT)
Trên đây là các bước lập báo cáo đánh giá tác động môi trường mà Hòa Bình Xanh chúng tôi đã đề cập đến để quý khách hàng có thể dễ dàng tham khảo và tìm hiểu.
Dịch vụ môi trường mới nhất tại – Công ty TNHH Công nghệ môi trường Hòa Bình Xanh
Bạn đang muốn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường? Bạn đang muốn tìm kiếm một nhà thầu chuyên nghiệp và uy tín? Đừng lo ngại, Hòa Bình Xanh sẽ giúp bạn tận tình với những dịch vụ chuyên nghiệp nhất.
Công ty TNHH công nghệ môi trường Hòa Bình Xanh chúng tôi luôn tự hào vì có đội ngũ chuyên gia, kỹ sư giàu kinh nghiệm đã góp phần tạo sự tin tưởng và an tâm cho khách hàng. Mục tiêu của chúng tôi là mang đến cho khách hàng một trải nghiệm dịch vụ xuất sắc với mức đầu tư phù hợp nhất.
Qúy doanh nghiệp có nhu cầu hợp tác công ty để lập hồ sơ môi trường hoặc quan tâm đến các hạng mục khác, hãy liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE: 0943.466.579
Nhận xét bài viết!