CHẤT THẢI CÔNG NGHIỆP THÔNG THƯỜNG XỬ LÝ THEO QUY ĐỊNH
Chất thải công nghiệp là chất thải phát sinh từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, trong đó bao gồm chất thải nguy hại, chất thải công nghiệp phải kiểm soát và chất thải rắn công nghiệp thông thường.
Chất thải công nghiệp thường là gì là gì?
Chất thải rắn công nghiệp thông thường (hay chất thải rắn công nghiệp không độc hại) là các chất thải được tạo ra trong quá trình sản xuất, chế biến, các hoạt động công nghiệp trong các nhà máy, nhà xưởng, cơ sở sản xuất, khu công nghiệp. Các chất thải này không nằm trong danh mục các chất thải nguy hại. Tuy nhiên, chúng vẫn tiềm ẩn rủi ro ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe.
Một số ví dụ về chất thải rắn công nghiệp thông thường:
- Bao bì: Từ các hộp carton đựng hàng hóa đến bao bì nhựa, kim loại chứa sản phẩm.
- Vật liệu xây dựng: Gồm xi măng, cát, đá, gạch, ngói và các loại vật liệu thừa sau thi công.
- Giấy và bìa: Như giấy vụn, bìa carton, giấy báo cũ,…
- Gỗ và mùn gỗ: Bao gồm gỗ vụn, mùn cưa từ các xưởng mộc, nhà máy chế biến gỗ.
Các chất thải thường được phân loại dựa trên các yếu tố về nguồn gốc, tính chất, và cách xử lý.
Dưới đây sẽ là một vài phân loại các chất thải rắn công nghiệp thông thường:
- Chất thải hữu cơ: Bao gồm các loại vật liệu hữu cơ như gỗ, giấy, thức ăn, các chất hữu cơ từ ngành công nghiệp thực phẩm, công nghiệp chế biến. Các loại chất thải này có khả năng phân hủy tự nhiên.
- Chất thải không hữu cơ: Bao gồm các loại chất thải không thể tự phân hủy như kim loại, gốm sứ, nhựa, các loại vật liệu xây dựng.
- Chất thải tái chế: Bao gồm các loại chất thải có khả năng tái chế mà không cần qua nhiều khâu xử lý như giấy, kim loại, thủy tinh, nhựa. Quá trình tái chế chất thải giúp giảm thiểu việc xả thải ra môi trường, tiết kiệm tài nguyên.
- Chất thải từ quá trình cụ thể: một số chất thải được sinh ra từ các ngành công nghiệp cụ thể, như từ ngành chế biến thực phẩm, ngành điện tử,….
Lưu giữ chất thải rắn công nghiệp thông thường
Quy định lưu giữ chất thải rắn công nghiệp thông thường theo Điều 33 Thông tư 02/2022/TT-BTNMT
Các thiết bị, dụng cụ lưu chứa chất thải rắn công nghiệp thông thường phải đáp ứng các yêu cầu sau:
- Bảo đảm lưu giữ an toàn, không bị hư hỏng, rách vỡ vỏ
- Bao bì mềm được buộc kín, bao bì cứng có nắp đậy kín
- Kết cấu cứng chịu được va chạm, không bị hư hỏng, biến dạng, rách vỡ bởi trọng lượng chất thải trong quá trình sử dụng
Chất thải rắn công nghiệp thông thường phải được lưu giữ trực tiếp tại kho hoặc khu vực lưu giữ chất thải đáp ứng quy định tại khoản 3 và khoản 4, Điều này hoặc phải chứa, đựng trong các thiết bị, dụng cụ đáp ứng quy định tại khoản 1.
Kho hoặc khu vực lưu giữ chất thải rắn công nghiệp thông thường trong nhà:
- Có cao độ nền bảo đảm không bị ngập lụt
- Mặt sàn bảo đảm kín, không rạn nứt, không bị thẩm thấu và tránh nước mưa chảy tràn từ bên ngoài vào
- Có mái che kín mưa cho toàn bộ khu vực lưu giữ
- Nhà kho phải đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật xây dựng theo quy định của pháp luật
Phương pháp xử lý chất thải công nghiệp thông thường
Hiện nay, đối với các chất thải rắn công nghiệp thông thường, nhà nước không yêu cầu có giấy phép xử lý chất thải rắn thông thường. Quy định xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường theo khoản 1, khoản 2 Điều 82 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020. Tuy nhiên với một đơn vị tự xử lý chất thải rắn cần đáp ứng các điều kiện như: phải có báo cáo đánh giá tác động môi trường, các hệ thống vận chuyển, lưu trữ phải đáp ứng yêu cầu kĩ thuật, địa điểm xử lý phải phù hợp với quy hoạch môi trường tại khu vực,…
Xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường có thể thực hiện bằng nhiều phương pháp khác nhau, bao gồm tái chế, đốt, phân hủy sinh học, tái sử dụng hoặc chuyển hóa thành năng lượng. Trong đó, việc sản xuất năng lượng từ chất thải, đặc biệt là điện năng, đang được xem là giải pháp tối ưu, vừa giảm thiểu lượng chất thải chôn lấp, vừa tạo ra nguồn năng lượng sạch.
Tái sử dụng, tái chế, thu hồi năng lượng
Chuyển giao cho các đối tượng sau:
- Cơ sở sản xuất sử dụng trực tiếp làm nguyên liệu sản xuất, sản xuất vật liệu xây dựng hoặc san lấp mặt bằng
- Cơ sở sản xuất có chức năng đồng xử lý chất thải phù hợp
- Cơ sở xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường có chức năng phù hợp.
- Cơ sở vận chuyển chất thải rắn công nghiệp thông thường đã có hợp đồng chuyển giao với đối tượng theo quy định nêu trên.
Cuối cùng, để giải quyết vấn đề chất thải rắn công nghiệp, chúng ta cần sự chung tay của cả cộng đồng. Việc nâng cao nhận thức về tác hại của chất thải đối với môi trường và sức khỏe là vô cùng quan trọng. Mỗi cá nhân cần thay đổi thói quen tiêu dùng, phân loại rác thải và ủng hộ các sản phẩm thân thiện với môi trường. Khi cộng đồng cùng chung tay, chúng ta sẽ tạo ra những thay đổi tích cực và bền vững.
Bạn cần giải đáp gì về vấn đề môi trường hãy liên hệ Công ty TNHH Công nghệ Môi trường Hòa Bình Xanh chúng tôi hotline: 094346657
Với phương châm: ”Uy tín, chất lượng là hàng đầu” Hòa Bình Xanh cam kết sẽ mang đến cho quý khách hàng sản phẩm và dịch vụ tốt nhất, đáp ứng nhu cầu cần thiết của quý khách.
Nhận xét bài viết!