CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT PHÂN HỮU CƠ TỪ RÁC THẢI ĐÔ THỊ

CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT PHÂN HỮU CƠ TỪ RÁC ĐÔ THỊ

CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT PHÂN HỮU CƠ TỪ RÁC THẢI ĐÔ THỊ

Việt Nam đang đối mặt với lượng rác thải sinh (rác thải đô thị) hoạt khổng lồ, lên đến 64.658 tấn mỗi ngày (theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2020). Mặc dù tỷ lệ thu gom và xử lý tại khu vực đô thị đã đạt 92%, nhưng việc chôn lấp vẫn chiếm tỷ trọng lớn (71%). Để chuyển đổi rác thải thành nguồn tài nguyên, ủ phân compost đang nổi lên như một giải pháp bền vững. Nghiên cứu này hướng tới việc cải thiện chất lượng phân compost, góp phần đưa phân hữu cơ vào sản xuất nông nghiệp, đóng góp vào nền kinh tế tuần hoàn.

KHÁI QUÁT VỀ CÔNG NGHỆ

Công nghệ sản xuất phân compost từ rác thải đô thị rất đa dạng, trong đó hai phương pháp chủ yếu là phân hủy kỵ khí và hiếu khí. Mặc dù cơ chế hoạt động khác nhau, nhưng điểm chung của cả hai là đều dựa trên quá trình phân hủy sinh học để ổn định chất hữu cơ trong rác.

Khái quát về xử lý chất thải hữu cơ
                                                                                Khái quát về xử lý chất thải hữu cơ

Các dòng vật chất chính trong xử lý sinh học các chất hữu cơ có thể phân huỷ sinh học trong rác thải đô thị.

CÁC GIAI ĐẠN CƠ BẢN TRONG SẢN XUẤT PHÂN HỮU CƠ

Tiền xử lý ctr đô thị: phân loại thành phần hữu cơ, nghiên tạo kích thước đồng chất.

Phân huỷ thành các thành phần hữu cơ trong ctr đô thị.

Chuẩn bị sản phẩm và tiếp thị sản phẩm.

Tuần hoàn việc sản xuất phân hữu cơ từ rác thải đô thị
                                                      Tuần hoàn việc sản xuất phân hữu cơ từ rác thải đô thị

QUÁ TRÌNH LÀM PHÂN HỮU CƠ

Quá trình làm phần hữu cơ từ C tổng quát theo phương trình sau:

Chất hữu cơ + O2 + dinh dưỡng tế bào mới + chất hữu cơ khó phân huỷ + CO2 + H2O + NH3 + SO42- + … + Q

Vi sinh vật đóng vai trò quan trọng trong quá trình ủ phân compost. Ở giai đoạn đầu, vi sinh vật ưa lạnh giúp khởi động quá trình phân hủy. Tiếp theo, vi sinh vật chịu nhiệt đảm nhận nhiệm vụ phân giải các chất hữu cơ phức tạp trong rác thải đô thị, nâng cao nhiệt độ của đống ủ. Cuối cùng, khuẩn tia và mốc góp phần ổn định sản phẩm cuối cùng, tạo ra phân compost giàu dinh dưỡng.

Do các loại vi sinh vật này có thể không tồn tại trong Quá trình làm phần hữu cơ từ rác đô thị ở nồng độ thích hợp, nên cần bổ sung chúng vào vật liệu làm như là chất phụ gia.

Phương pháp ủ compost có thể được phân loại dựa trên các tiêu chí khác nhau như: cách thức chứa chất thải (ủ ngoài trời hoặc trong container), cách cung cấp oxy và hình dạng của đống ủ. Mỗi phương pháp sẽ có những ưu và nhược điểm riêng, phù hợp với điều kiện và quy mô khác nhau.

CÁC BƯỚC SẢN XUẤT PHÂN HỮU CƠ

Bước 1: Phân loại rác thải đô thị 

Chất lượng rác thải đô thị ban đầu có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuối cùng của phân compost. Chính vì vậy, khâu phân loại rác đóng vai trò then chốt trong quá trình sản xuất phân compost.

Bước 2: Trộn rác với các thành phần bổ sung

Tỷ lệ carbon trên nitrogen (C/N) là một chỉ số quan trọng đánh giá chất lượng của nguyên liệu ủ compost. Tỷ lệ C/N thích hợp sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của vi sinh vật, giúp quá trình phân hủy diễn ra nhanh chóng và hiệu quả. Mặc dù tỷ lệ C/N lý tưởng thường nằm trong khoảng 25:1 đến 40:1, nhưng rác thải sinh hoạt thường có tỷ lệ C/N không đồng đều, đòi hỏi phải điều chỉnh để đạt được hiệu quả ủ tốt nhất.

Bước 3: Đổ rác vào hệ thống ủ

Rác hữu cơ trong rác thải đô thị sẽ được phân lớp trên luống ủ và được xử lý bằng chế phẩm EM để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phân hủy. Nhờ hoạt động của vi sinh vật, nhiệt độ trong đống ủ sẽ tăng cao, giúp tiêu diệt mầm bệnh và cỏ dại. Sau khoảng 30 ngày ủ chính, sản phẩm phân compost sẽ đạt chất lượng tốt.

Bước 4: Đảo trộn rác

Trọng vài ngày đầu lượng sinh vật hiếu khí tăng trưởng rất nhanh nên cần nhiều oxy. Việc thiếu oxy sẽ làm tăng trưởng vi sinh vật kỵ khí và làm xuất hiện mùi hôi, đồng thời làm chậm quá trình compost. Vì thế phải lưu ý để luôn đảm bảo lượng không khí được cung cấp đầy đủ.

Bước 5: Kiểm soát nhiệt độ

Hoạt động của vi sinh vật hiệu quả trong khoảng nhiệt độ 65-700C. Vì thế cần duy trì nhiệt độ này trong ít nhất 3 ngày, sau tuần thứ nhất nhiệt độ sẽ giảm và quá trình compost cũng chậm lại. Quá trình sẽ chuyển qua giai đoạn thực vật với nhiệt độ từ 45 – 50 0C và các vi sinh vật khác sẽ giữ vai trò chuyển hóa cho đến khi rác trở thành compost.

Bước 6: Kiểm soát độ ẩm

Phải đảm bảo độ ẩm trong bể từ 40 – 60%

Bước 7: Ủ chín 

Sau 30 ngày, rác trong các bể sẽ ngã màu như màu đất và nhiệt độ xuống dưới 500C thì sẽ được coi là quá trình chín. Cần thêm 2 tuần để đảm bảo compost chin hoàn toàn.

Bước 8: Sàng lọc compost

Để có sản phẩm phân compost từ rác thải đô thị đồng đều và dễ sử dụng, sản phẩm sau khi ủ thường được sàng lọc với kích thước hạt khoảng 10mm. Kích thước này phù hợp với nhiều loại cây trồng và phương pháp bón phân.

Bước 9: Chứa và đóng bao

Sau khi sàng lọc để đạt được kích thước hạt đồng đều, phân compost sẽ được bổ sung thêm các dưỡng chất như NPK và khoáng chất để tăng cường chất lượng. Sản phẩm cuối cùng sẽ được đóng gói và đưa ra thị trường.

Công nghệ sản xuất phân hữu cơ từ rác thải đô thị đã được Công ty TNHH Công nghệ Môi trường Hoà Bình Xanh chúng tôi khái quát lại ngắn gọn mong sẽ đem lại kiến thức cho nhu cầu của quý công ty. Nếu quý khách có gì cần giải đáp sâu hơn về việc xử lý rác thải đô thị hãy liên hệ cho chúng tôi qua hotline: 0943.466.579.

Với phương châm: ”Uy tín, chất lượng là hàng đầu” Hoà Bình Xanh cam kết sẽ mang đến cho quý khách hàng sản phẩm và dịch vụ tốt nhất, đáp ứng nhu cầu cần thiết của quý khách.

Công ty TNHH Công nghệ Môi trường Hoà Bình Xanh
Công ty TNHH Công nghệ Môi trường Hoà Bình Xanh

Nhận xét bài viết!