CÔNG CỤ QUẢN LÝ-QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG

CÔNG CỤ QUẢN LÝ – QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG

Môi trường sống của chúng ta ngày càng bị đe dọa bởi những hoạt động công nghiệp sản xuất. Các yếu tố cấu thành nên sự sinh sống con người bị ô nhiễm như đất, khí, nước bị ô nhiễm lẫn các tạp chất gây hại trực tiếp đến sức khỏe con người nói riêng là hệ sinh thái nói chung. Làm thế nào để có thể phát hiện ra những mối nguy hại? Môi trường đang biến đổi ra sao?

Hoạt động quan trắc môi trường đóng vai trò chủ yếu trong việc thực hiện giám sát, phát hiện và bảo vệ môi trường sống. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu quan trắc môi trường là gì, vì sao nó quan trọng và đang được thực hiện như thế nào tại Việt Nam hiện nay.

1. Quan trắc môi trường là gì?

Quan trắc môi trường là hoạt động thu thập, đo lường và phân tích có hệ thống các yếu tố môi trường như không khí, nguồn nước, đất đai, tiếng ồn, độ rung và bức xạ… trong những khoảng thời gian và địa điểm xác định.

Hoạt động này nhằm phản ánh chính xác thực trạng và sự biến đổi của chất lượng môi trường, từ đó cung cấp cơ sở dữ liệu khoa học phục vụ công tác giám sát, kiểm soát ô nhiễm và hoạch định các chính sách phát triển bền vững, bảo đảm hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên.

Hiện nay, các hoạt động quan trắc môi trường tại Việt Nam đang được điều chỉnh bởi hệ thống văn bản pháp lý chặt chẽ. Cụ thể, Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 từ Chương IX (Điều 105 đến Điều 113) đã quy định rõ về tổ chức, hoạt động và quản lý công tác quan trắc môi trường.

Bên cạnh đó, Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ban hành nhằm hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, đặc biệt tại Chương V (Điều 96 đến Điều 104), đã làm rõ các nội dung về quản lý hoạt động quan trắc, vận hành trạm, mạng lưới quan trắc cũng như công bố, chia sẻ dữ liệu môi trường.

Gần đây, Nghị định số 05/2025/NĐ-CP tiếp tục sửa đổi, bổ sung một số quy định của Nghị định 08/2022/NĐ-CP, nhằm hoàn thiện hơn cơ chế quản lý và giám sát hoạt động quan trắc.

Tìm hiểu thêm: Nghị định 05/2025/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 08/2022/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường mới nhất

Phương pháp lấy mẫu nước thải

Ngoài ra, Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành cũng quy định chi tiết về kỹ thuật, quy trình thực hiện hoạt động quan trắc môi trường, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ và độ tin cậy của dữ liệu quan trắc trên phạm vi toàn quốc.

2. Vì sao quan trắc môi trường lại quan trọng?

Hiện nay vấn đề ô nhiễm môi trường là vấn đề chung của toàn cầu trong đó có Việt Nam ta. Do sự phát triển của công nghiệp hóa hiện đại hóa mà các thống số ô nhiễm ngày càng tăng cao. Vì mục tiêu phát triển bền vững, phát triển nhưng không gây ảnh hưởng đến môi trường sống con người.

Hoạt động quan trắc môi trường giúp con người nhận biết những dấu hiệu bất thường của môi trường sống. Nhờ đó, các biện pháp ứng phó, phòng ngừa và giảm thiểu tác động tiêu cực có thể được triển khai một cách hiệuquả và chủ động.

Cụ thể, công tác quan trắc môi trường mang lại nhiều giá trị thiết thực:

  • Đối với cơ quan quản lý nhà nước thì đây là nguồn dữ liệu nền tảng để hoạch định chính sách, xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường và kiểm soát việc chấp hành pháp luật của các tổ chức, cá nhân.
  • Đối với doanh nghiệp và các đơn vị sản xuất là công cụ giúp theo dõi, kiểm soát nguồn thải, bảo đảm quá trình sản xuất tuân thủ quy định hiện hành, đồng thời từng bước tiếp cận mô hình sản xuất sạch và phát triển bền vững.
  • Đối với cộng đồng đóng vai trò cung cấp thông tin công khai, minh bạch về chất lượng môi trường sống, góp phần nâng cao nhận thức và thúc đẩy tinh thần trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường của người dân.

Tìm hiểu thêm: Công nghệ xử lý bụi và kim loại nặng

3. Các loại hình quan trắc môi trường

3.1. Phân loại quan trắc môi trường theo đối tượng giám sát

Quan trắc môi trường không khí

Hoạt động quan trắc chất lượng không khí được triển khai trên hai phạm vi chính. Với quan trắc không khí xung quangh tiến hành đo đạc các thông số tại khu vực đô thị, khu vực đông dân cư, các khu bảo tồn thiên nhiên. Mục tiêu nhằm đánh giá mức độ tác động từ hoạt động sinh hoạt của con người cũng như các yếu tố tự nhiên đến chất lượng môi trường không khí.

Quan trắc không khí tại nguồn thải thì tập trung vào việc kiểm soát khí thải phát sinh từ các cơ sở sản xuất công nghiệp, nhà máy, lò đốt chất thải, trạm xử lý nước thải và các công trình hạ tầng kỹ thuật khác. Đây là cơ sở quan trọng để giám sát mức độ ô nhiễm và bảo đảm các nguồn phát thải tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật môi trường hiện hành.

Những thông số được đo đạc và đưa ra phân tích thường là những chất gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người và hệ sinh thái như bụi mịn, nhóm khí VOCs, nhóm khí nhà kính,…

Quan trắc môi trường nước

Thực hiện đánh giá chất lượng nước mặt ( bao gồm ao, hồ, sông, suối và kênh rạch), chất lượng nước ngầm, nước biển ven bờ tại khu đô thị ven biển, vùng du lịch và thủy sản; và nước thải từ khu công nghiệp, bệnh viện, nhà máy, khu dân cư.

Các thông số ô nhiễm quan trọng gồm pH, DO, COD, BOD, amoni, nitrat, kim loại nặng và vi sinh vật.

Quan trắc môi trường đất

Hoạt động quan trắc đất được triển khai tại đất nông nghiệp, khu dân cư, khu công nghiệp và những khu vực có nguy cơ hoặc dấu hiệu ô nhiễm. Mục đích nhằm đánh giá mức độ tồn dư của hóa chất bảo vệ thực vật, kim loại nặng (As, Pb, Hg…) và các chất hữu cơ khó phân hủy, từ đó kiểm soát chất lượng đất và bảo vệ môi trường đất bền vững.

Quan trắc tiếng ồn và độ rung

Hoạt động này được tiến hành tại khu đô thị, khu vực gần các tuyến giao thông, công trình xây dựng và nhà máy, nơi tiềm ẩn nguy cơ tác động đến đời sống và sức khỏe cộng đồng dân cư lân cận.

Quan trắc bức xạ và phóng xạ  

Tiến hành thực hiện tại các địa điểm như y tế hoặc công nghiệp có ứng dụng các thiết bị phóng xạ và các địa bàn có nghi ngờ ô nhiễm phóng xạ.

Quan trắc chất thải

Công tác quan trắc chất thải bao gồm giám sát chất thải rắn sinh hoạt, chất thải nguy hại và chất thải công nghiệp. Hoạt động này nhằm theo dõi thành phần, khối lượng, mức độ độc hại cũng như khả năng tái chế, tái sử dụng hoặc xử lý an toàn, phục vụ quản lý chất thải hiệu quả và giảm thiểu tác động môi trường.

Quan trắc sinh học môi trường

Tập trung vào việc giám sát sinh vật chỉ thị và vi sinh vật trong nước và đất, giúp đánh giá tác động lâu dài của ô nhiễm đối với hệ sinh thái. Hoạt động này cung cấp cái nhìn sâu sắc về sự thay đổi của các thành phần sinh học trong môi trường, từ đó đưa ra các biện pháp bảo vệ và phục hồi hiệu quả.

3.2. Phân loại quan trắc môi trường theo hình thức

Quan tắc định kỳ

Là hình thức giám sát được thực hiện theo một lịch trình cố định, có thể là hàng tháng, hàng quý hoặc hàng năm. Tốn nhiều thời gian và nhân lực để thu thập mẫu gửi về các trung tâm thí nghiệm để phân tích và đưa ra kết quả rõ rành và chi tiết.

Quan trắc tự động và liên tục

Phương pháp sử dụng các thiết bị đô chuyên dụng được lắp đặt cố định ghi nhận và truyền tải trực tiếp các số liệu, dữ liệu về trung tâm quản lý liên tục. Giúp phát hiện kịp thời các biến động bất thường của môi trường đồng thời giảm thiểu các sai sót trong qua trình thu thập dữ liệu.

Quan trắc nhanh

Phương pháp sử dụng thiết bị cầm tay hoặc xe quan trắc lưu động để thu thập số liệu trực tiếp tại hiện trường trong thời gian ngắn. hỗ trợ danhd giá sơ bộ hiện trạng môi trường làm cơ sở dữ liệu cho việc lấy mẫu về phân tích. Thích hợp với các đợt kiểm tả đột xuất tại các khu vực đông dân cư hay khu đô thị, nhà máy hoặc cơ sở nghi ngờ có dấu hiệu vi phạm giá trị tối đa các thông số. Giúp cơ quan chức năng nhanh chóng nắm bắt tình hình và xử lý kịp thời.

Quan trắc giám sát môi trường của doanh nghiệp

Hoạt động giám sát chất lượng môi trường do doanh nghiệp hoặc cơ sở phát sinh chất thải trực tiếp thực hiện theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước. Thường được tiến hành định kỳ và phải báo cáo đánh giá tác động môi trường ( ĐTM). Nhàm đảo bảo việc phát thải không vượt quá giới hạn cho phép và kiểm soát chặt chẽ nguy cơ ô nhiễm.

Quan trắc nền

Đo đạc, giám sát môi trường tại những khu vực ít chịu tác động từ hoạt động của con người, nhằm thu thập số liệu phản ánh điều kiện môi trường tự nhiên nguyên bản, làm cơ sở đối chiếu và so sánh với các khu vực khác. Cung cấp dữ liệu nền quan trọng để nhận diện xu hướng biến động và mức độ ô nhiễm môi trường.

4. Hệ thống quan trắc môi trường tại Việt Nam

Tại Việt Nam, hệ thống quan trắc môi trường được tổ chức thành mạng lưới đồng bộ từ trung ương đến địa phương, bao gồm:

  • Các trạm quan trắc quốc gia do Bộ Tài nguyên và Môi trường trực tiếp quản lý, vận hành.
Trạm quan trắc môi trường không khí
  • Trạm quan trắc cấp tỉnh hoặc thành phố trương ương thuộc sự quản lý của Sở Tài nguyên và Môi trường các địa phương.
  • Trạm quan trắc tự động, liên tục do doanh nghiệp và các khu công nghiệp, cơ sở phát thải lớn đầu tư và vận hành theo quy định.

Song song đó, Việt Nam đang tích cực triển khai chuyển đổi số và kết nối dữ liệu quan trắc môi trường trên phạm vi toàn quốc, từng bước xây dựng hệ thống tích hợp, công khai, minh bạch, phục vụ quản lý, kiểm soát chất lượng môi trường và cung cấp thông tin cho cộng đồng. Nổi bật là sự vận hành của Cổng thông tin quan trắc môi trường quốc gia nhằm công khai hóa dữ liệu môi trường trên diện rộng.

Dịch vụ quan trắc và phân tích môi trường – Công ty TNHH Công nghệ môi trường Hòa Bình Xanh

Nếu doanh nghiệp của bạn đang cần một đơn vị Quan trắc môi trường và phân tích môi trường uy tín, đúng quy chuẩn và hỗ trợ pháp lý đầy đủ, hãy liên hệ với chúng tôi Hòa Bình Xanh. Với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm và hệ thống thiết bị hiện đại, chúng tôi cam kết mang đến giải pháp giám sát môi trường chính xác – nhanh chóng – hiệu quả, giúp bạn yên tâm trong mọi hoạt động sản xuất và kiểm tra từ cơ quan chức năng.

Hãy gọi ngay cho chúng tôi qua hotline 0943.466.579 để nhận được sự hỗ trợ tốt nhất

Nhận xét bài viết!