XỬ LÝ BÙN XI MẠ HIỆU QUẢ CAO
Tính chất của bùn xi mạ
Nước thải xi mạ thường có 2 dòng khác nhau:
Dòng 1: Nước thải chứa xyanua (CN) phát thải từ công đoạn mạ xyanua.
Dòng 2: Nước thải mang tính axít, thải ra từ các công đoạn mạ dùng axit H2SO4.
Nước thải được xử lý bằng phương pháp kết hợp oxy hóa-trung hòa. Nước thải chứa xyanua được oxy hóa bằng Javel trong môi trường kiềm để chuyển hóa xyanua thành các hợp chất ít độc hơn.
Đồng thời, nước thải axit được trung hòa bằng dung dịch NaOH đến pH thích hợp. Hệ thống xử lý bao gồm một bể phản ứng kết hợp và một đơn vị lọc để loại bỏ các chất rắn và các hợp chất không hòa tan.
Quá trình kết tủa trong môi trường kiềm giúp tách các kim loại nặng ra khỏi nước thải
– Crom: Cần khử Cr6+ thành Cr3+ rồi kết tủa bằng kiểm tạo thành crom hydroxit.
– Sắt: oxy hoá chuyển Fe2+ thành Fe3+ và được loại ra ở dạng kết tủa Fe(OH)3.
– Niken: kết tủa niken bằng dung dịch kiểm ở pH = 10-10,5.
Bùn xi mạ là chất thải rắn (sản phẩm phụ) của quá trình xử lý nước thải xi mạ. Thành phần chính của bùn gồm các kim loại như nhôm, đồng, niken, crom, tuy nhiên hàm lượng của chúng tương đối thấp, chủ yếu là nhôm (3%), đồng (0,96%), niken (3,87%) và crom (5,61%). Ngoài ra, bùn còn chứa một lượng lớn các thành phần khác như silic (10%), sắt (5%), canxi (3%), làm giảm giá trị kinh tế của bùn. Việc xử lý và tái chế bùn xi mạ là một vấn đề cấp bách, đòi hỏi những giải pháp kỹ thuật phù hợp
Xử lý “BÙN XI MẠ” thành bột màu
Bùn xi mạ ban đầu được xử lý bằng cách hòa tan trong dung dịch axit clohidric (HCl). Sau đó, hỗn hợp này được để lắng và lọc để tách phần rắn không tan ra khỏi dung dịch. Phần rắn còn lại tiếp tục được xử lý bằng amoniac (NH3) và lọc lại. Dung dịch thu được sau quá trình lọc chứa các hợp chất phức của niken (Ni) và đồng (Cu).
Để tách niken, dung dịch này được cho phản ứng với natri cacbonat (Na2CO3) ở nhiệt độ 70-80°C. Kết quả của phản ứng là tạo thành niken hidroxit (Ni(OH)2). Cuối cùng, niken hidroxit được nung nóng để thu được niken oxit (NiO), một loại bột màu có ứng dụng trong công nghiệp.
Phần lỏng của dung dịch CuCl2 phản ứng với phoi sắt tạo ra đồng kim loại. Trong khi đó, phần chất rắn thu được sau khi lọc bùn và phản ứng với NH3 là một hỗn hợp hydroxit của Fe, Al, Cr. Hỗn hợp này được nung ở 300°C rồi hòa tan trong dung dịch HCl. Sau đó, hỗn hợp được lọc để thu được Cr2O3 (dạng rắn), dùng trong sản xuất bột màu. Dung dịch nhôm và sắt qua lọc sẽ được sử dụng làm dung dịch hỗn hợp các chất trợ lắng.
Xử lý bùn xi mạ bằng phương pháp chôn lấp
Bùn xi mạ nếu có hàm lượng kim loại quý thấp để quá trình thu hồi mang lại hiệu quả kinh tế, phương án xử lý cuối cùng thường là chôn lấp. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho môi trường, trước khi chôn lấp, bùn xi mạ cần phải được xử lý bằng phương pháp đóng rắn. Quá trình này giúp cô lập các kim loại nặng có trong bùn, ngăn chặn chúng hòa tan vào nước và gây ô nhiễm môi trường.
Có 2 khuynh hướng công nghệ cố định – hoá rắn:
Thêm hóa chất: chất thải được trộn với một số hoá chất có tính khử (như FeSO4, Na2S, Na2SO3, NaOCI) và các chất có tính kiểm và kết dính như vôi, xi măng. Các chất ô 3+ nhiễm chủ yếu là các oxyt kim loại mang tính oxy hoá dễ hoà tan trong nước như Cr³, trong môi trường kiềm và có sự hiện diện của các tác nhân có tính khử sẽ giảm khả năng hoà tan vào nước.
Phương pháp này phức tạp do phải bổ sung một số hoá chất vào trong chất thải, thiết bị nghiền trộn hiện đại, đắt tiền và phải kiểm tra quá trình xử lý liên tục. Tuy nhiên, phương pháp này có ưu điểm là không làm tăng khối tích cần chôn lấp do lượng phụ gia đưa vào chỉ khoảng 20%. Công nghệ này được ứng dụng phổ biến tại Nhật, Mỹ.
Thêm phụ gia hoá rắn: chất thải rắn được trộn với một số chất như cát, xi măng, vôi, nước nhằm hoá rắn – bê tông hoá, nhằm giảm khả năng phát tán chất ô nhiễm vào môi trường nước.
Phương pháp này đơn giản do không sử dụng nhiều hoá chất, thiết bị nghiền trộn đơn giản và công tác kiểm tra quá trình xử lý dễ dàng, tuy nhiên, phương pháp này sẽ làm tăng khối tích cần chôn lấp, do lượng phụ gia đưa vào khá nhiều, khoảng 220% (1m² chất thải đưa vào xử lý thành 2,2m³ chất thải chôn lấp).
Công thức phối trộn (phần trăm khối lượng tính theo chất thải) hiện đang được áp dụng:
Những phương pháp trên rất tối ưu cho việc xử lý chất thải rắn bùn xi mạ vừa lợi nhuận kinh tế đồng thời bảo vệ môi trường, nếu quý khách có nhu cầu xử lý chất thải rắn bùn xi mạ của nhà máy hãy liên hệ đến công ty chúng tôi qua hotline: 0943466579 để được tư vấn nhanh nhất.
Với phương châm: ”Uy tín, chất lượng là hàng đầu” Công ty TNHH Công nghệ Môi trường Hòa Bình Xanh mang đến cho quý khách hàng sản phẩm và dịch vụ tốt nhất, đáp ứng nhu cầu cần thiết của quý khách.
Nhận xét bài viết!