XỬ LÝ CẶN DẦU TỪ BỒN CHỨA DẦU FO HIỆU QUẢ NHẤT 

XỬ LÝ CẶN DẦU TỪ BỒN CHỨA DẦU FO

XỬ LÝ CẶN DẦU TỪ BỒN CHỨA DẦU FO HIỆU QUẢ NHẤT 

Nguyên nhân hình thành và tính chất của cặn dầu từ bồn chứa dầu FO

Trong quá trình vận chuyển và tồn trữ các sản phẩm dầu FO bị lẫn nước (do xử lý khi khai thác, do vệ sinh đường ống) tạo thành lớp hơi nước trong bồn cầu. Do đó bồn chứa  bị gỉ sét, chủ yếu ở nấp và các tầng thép phía trên thành bể là nơi tiếp xúc thường xuyên với không khí.

Gây ra gỉ mạnh nhất là các hợp chất lưu huỳnh có trong thành phần của sản phẩm dầu FO. H2S tách ra từ sản phẩm dầu hoà tan trong nước ngưng tụ trên mặt trong của nắp bồn và thành trên của bể, cùng với các axit trong không khí tạo thành H2SO4 và FeS gây ăn mòn thành bể và làm nhiễm bẩn, đọng lại dưới đáy bể. FeS sinh ra gây ăn mòn điện hoá mạnh, phá hủy bồn sinh ra các sản phẩm do ăn mòn khác làm nhiễm bẩn dầu.

Đối với sản phẩm tồn trữ là xăng, hợp chất tetraetyl chì phân hủy (mạnh dưới ánh sáng mặt trời) tạo ra các hạt chì màu trắng lắng xuống đấy và xăng trở nên trong.

Bùn còn sinh ra trong quá trình xử lý đường ống và bồn chứa dáu. Sản phẩm dầu được bơm hết ra khỏi đường ống bằng nước sông để tiến hành sửa chữa, lắp ráp… dùng nước sông, do có chứa nhiều muối hoà tan nên tạo lượng cặn và tạp chất trong dầu và bồn chứa.

Các loại cặn trong bồn chứa dầu FO

Có thể chia làm các loại cặn: vô cơ, hữu cơ và hỗn hợp của hai nhóm trên.

Cặn vô cơ: các oxy sắt, sunphua sắt (FeS), gỉ kim loại màu, kim loại. Gỉ kim loại hình thành trên thành và nắp bồn và lắng xuống đáy bồn. Cặn còn chứa đất, cát…

Cặn hữu cơ: hydrocacbua (carbene, carboid…) dễ hoà tan trong xăng, dầu hoả, hoặc các dung môi hoá học khác, cặn nhựa hắc in. Cần dây trong bồn chứa đầu trắng chứa chủ yếu là các sản phẩm do ăn mòn (vẩy gỉ sắt) và các tạp chất cơ học khác.

Tạp chất do cặn trộn nằm lẫn trong khối sản phẩm dầu đưới dạng các hạt nhỏ trong suốt quá trình sử dụng bồn. Trong đó, các sản phẩm oxy hoá chiếm phần lớn.

Cặn trong bể chứa dầu nhớt gồm các tạp chất gây ra do ăn mòn, tạp chất cơ học và nhủ tương đầu trong nước.

Cặn trong các bể chứa dầu thô gồm đầy đủ các thành phần hữu cơ và vô cơ trên. Trong thời gian tốn chứa trong bồn ở những điều kiện nhiệt đô áp suất nhất định, những hydrocacbua cao phân tử loại ceresin và parafin dưới dạng tỉnh thể cứng tách ra khỏi dầu mỡ. Chúng có thể lần trong đầu mỏ hoặc lắng xuống đáy bồn. Đồng thời cặn lắng xuống đây còn có lẫn đất cát, nham thạch từ lòng đất theo dầu mỏ chảy vào cùng với mước và tạp chất khác.

Các tỉnh thể parafin tạo thành một lớp cặn bền vững, làm giảm thể tích sử dụng bồn, khó tẩy rửa bồn.

Theo kết quả phân tích cặn dầu của Tổng kho xăng dầu Petrolimex Nhà Bè, thành phần của dầu cặn bao gồm:

+ Tại bồn chứa: dầu FO: 60-70%; nước và tạp chất: 30 – 40%

+ Tại các hố chữa: dầu FO: 40 – 50%, nước và tạp chất: 50-60%

Với thành phần của dầu cặn là dầu sản phẩm bị nhiễm nước và các tạp chất hữu cơ khác, việc thải bỏ trực tiếp cặn dầu sẽ gây ra các sự cố môi trường. Vì vậy, cần có các giải pháp xử lý. Hiện nay, đã có rất nhiều nghiên cứu về vấn đề này nhưng chung quy lại có 2 hướng xử lý cân dầu là: thu hồi đầu sạch và tiêu hủy dầu.

Thu hồi cặn dầu FO

Thực chất cặn dầu gồm dầu sạch, nước và chất rắn lơ lững vô cơ hoặc hữu cơ, do đó việc thu hồi, tái sử dụng cận dầu không chỉ mang lại lợi ích to lớn về mặt môi trường mà còn mang lại hiệu quả về kinh tế.

Công nghệ thu hồi dầu điển hình như sau

Cặn đầu từ các nguồn khác nhau như trong bồn chứa dầu FO được thu gom bằng xe bồn hoặc xe tải, vận chuyển về xưởng, bơm hoặc đổ vào thiết bị tách tạp thô.

Tại đây, các tạp thô được tách ra nhờ lưới lọc và dầu được gia nhiệt đến nhiệt độ khoảng 70 °C. Sau đó cặn dầu được bơm vào thiết bị tách cận theo nguyên lý li tâm.

Dầu và nước đi vào thiết bị tách nước còn cận rắn ngậm dầu đưa đi đốt. Nước tách ra từ đầu đưa đi xử lý trong thiết bị tách dầu, còn dẫu sạch được bơm vào bồn chứa.

Tro còn lại sau khi đốt cận đầu là chất trơ có thể dùng làm vật liệu san lấp mặt bằng. Chi tiết các quy trình công nghệ được mô tả dưới đây:

Công nghệ thu hồi dầu
                                                                                            Công nghệ thu hồi dầu

Quy trình thu hồi dầu sạch

Quy trình xử lý nước thải nhiễm dầu

Xử lý cặn dầu trong bồn chứa dầu FO bằng phương pháp đốt

Phương pháp phổ biến nhất của tận dụng và khử độc cặn dầu là phương pháp đốt.

Hiện nay có rất nhiều công nghệ đốt như đốt tầng sôi, đốt thùng quay, đốt thanh ghi, đốt nhiệt phân…. nhưng phương án đốt hiệu quả được lựa chọn căn cứ trên thành phần dầu.

Để đốt cặn dầu chứa ít hơn 20% tạp chất rắn, người ta thường sử dụng lò đốt tầng sôi.

Sơ đồ công nghệ đốt cận dầu trong lò tầng sôi
Sơ đồ công nghệ đốt cận dầu trong lò tầng sôi

Nhằm tăng hiệu quả cháy trong lò, có thể sử dụng cát thạch anh có phân đoạn 2 – 3 mm làm chất tải nhiệt.

Khi đốt cặn dầu FO có chứa 70% tạp chất rắn, người ta thường sử dụng lò đốt thùng quay vì lò đốt này cho phép đốt chất thải với mọi thành phần theo các kích thước khác nhau.

Cặn dầu được bơm vào bình chứa và nén bằng không khí, đưa vào lò nung. Ở phần đầu của lò, hơi nước từ cặn dầu sẽ bay hơi và tại đây diễn ra quá trình hóa hơi phần sản phẩm dầu mỏ.

Phần giữa của lò bắt đầu giai đoạn đốt các cấu tử có thể cháy được của cặn. Tro tạo thành do quá trình cháy sẽ đi vào buồng đốt bổ sung. Ở đây, nhờ đèn xì, quá trình đốt bổ sung sẽ đốt cháy hoàn toàn các hạt rắn và khí đi ra từ lò nung thùng quay.

Buồng đốt bổ sung được thông với ống khói. Nhiệt lượng tỏa ra do đốt được dùng cho nhà máy nhiệt điện.

*Ngoài ra, hiện nay đốt cặn dầu từ bồn chứa dầu FO bằng hiệu ứng nhiệt phân là một công nghệ tiên tiến được thế giới (đặc biệt là các nước phát triển) sử dụng rộng rãi.

Công nghệ đốt nhiệt phân còn được gọi là công nghệ đốt có kiểm soát không khí.

Trong công nghệ đốt nhiệt phân chất thải được đốt trong hai buồng đốt:

– Buồng đốt thứ nhất (gọi là buồng đốt sơ cấp): đốt ở nhiệt độ thấp, dùng để phân hủy cận dầu thành các khí cháy như: CO, H2, CH4,… Nếu các khí này không được xử lý mà thải thẳng ra (như công nghệ đốt cổ điển) thì sẽ gây ô nhiễm môi trường.

– Buồng đốt thứ hai (gọi là buồng đốt thứ cấp): đốt ở nhiệt độ cao, dùng để đốt cháy hoàn toàn các khí sinh ra từ buồng sơ cấp.

Nhờ cách đốt này, khói thải chứa ít bụi và các chất ô nhiễm hữu cơ. Tuy nhiên, khí thải còn chứa các khí axit nên lò đốt được trang bị một hệ thống làm nguội và xử lý khí thải axit bằng dung dịch kiểm.

Bên trên là các biện pháp xử lý cặn dầu trong bồn chứa dầu FO mà công ty đã khái quát lại nếu quý khách hàng có thắc mắc từng quy trình hay cần giải đáp thêm hay liên hệ cho Công ty TNHH Công nghệ Môi trường Hoà Bình Xanh qua hotline: 0943.466.579 để được hỗ trợ nhanh nhất.

Với phương châm: ”Uy tín, chất lượng là hàng đầu” Công ty TNHH Công nghệ Môi trường Hòa Bình Xanh mang đến cho quý khách hàng sản phẩm và dịch vụ tốt nhất, đáp ứng nhu cầu cần thiết của quý khách.

Công ty TNHH Công nghệ Môi trường Hoà Bình Xanh
Công ty TNHH Công nghệ Môi trường Hoà Bình Xanh

Nhận xét bài viết!